Hôm nay,  

Căn Vacation Room For Rent Ở Little Saigon

19/04/202313:03:00(Xem: 3484)

for rent

Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.


*

 

Tôi có người bạn ở phương xa sắp đến thăm Little Saigon. Anh cứ nằng nặc đòi mướn căn vacation room phải ở ngay trong vùng Little Saigon nại lý do là tiện đường đi bộ ra khu trung tâm. Sau khi lật trang rao vặt trên báo Người Việt ra tôi đã tìm được hai chỗ có căn vacation room cho mướn theo ngày.

Cả hai địa điểm rất lý tưởng vì ở gần thương xá Phước Lộc Thọ, đầy đủ tiện nghi, có wifi, và giá cả nhẹ nhàng từ $40.00 đến $70.00 một tối. Thế là tôi liên lạc với họ để đến mướn phòng cho anh.

Tôi bấm điện thoại gọi đến chỗ thứ nhất. Đầu đằng kia là một phụ nữ có giọng hơi lơ lớ trả lời.

Tôi hỏi.

- Do you have a vacation room for rent?

- Vietnamese hả?

- Oh….. chào chị. Tôi thấy chị quảng cáo trên báo Người Việt có căn vacation room for rent?
Nghe tôi hỏi thế phía bên kia ngưng lại một lát rồi hỏi.

- Ông ở mấy người?

- Vâng. Một người.

- Ông ở đâu tới?

- Tôi ở ngoài tiểu bang thưa chị.

- Ông bao nhiêu tuổi?

Đi mướn phòng tự dưng bị hỏi tuổi tôi nghe hơi bực. Đáp ngắn gọn.

- Tuổi tác thì có liên quan gì đến mướn phòng?

Bị tôi hỏi vặn người đàn bà khựng lại chút rồi trả lời.

- Phải biết thì tôi mới cho mướn được. Rồi bà lại hỏi. Hiện ông đang ở đâu?

Tôi đáp.

- Tôi đang ở Phước Lộc Thọ nè chị.

Người đàn bà nói như gắt.

- Ủa sao nãy nói ở tiểu bang khác.

Tôi bực mình đáp.

- Tôi không có mặt ở vùng địa phương này thì sao mướn phòng của chị được?

Người đàn bà bỗng dịu giọng.

- Tại muốn hỏi cho biết. Tôi text cho anh địa chỉ để anh đến xem phòng nhé.

Tôi đáp gọn

- Thôi tôi cám ơn. Chị cho mướn phòng mà lằng nhằng quá. Tôi không mướn.

Tôi cúp điện thoại và liền gọi đến cái quảng cáo thứ hai.


Cũng lại là giọng phụ nữ nhưng giọng của chị này véo von như chim. Chị hỏi tôi.

- Thế em ở mấy người?

Bỗng dưng bị xuống vai em cái rột mà tôi cũng không biết người bên kia già trẻ ra sao. Tôi bấm bụng trả lời.

- Một người.

- Em mướn bao lâu?

- Khoảng hai hoặc ba ngày.

- Được. Được chị có phòng cho em ngay. Phòng rất đẹp. Em ráng chờ chị nửa tiếng nữa rồi chị gọi lại cho nhé.

- Thế không xem phòng được hả?

 Người phụ nữ đáp.

- Để chị cho người dọn dẹp đã. Dọn sạch xong chị sẽ nhắn tin em ngay. Số phôn này hả?

Tôi cảm thấy mất hứng thú nên đáp gọn.

- OK chị.


Tôi tắt điện thoại và lại cắm cúi tìm trong mục quảng cáo xem có chỗ nào cho mướn vacation room nữa hay không. Càng đọc tôi lại chỉ càng thấy phòng cho share, nhà cho mướn, và vacation house cho mướn chứ không thấy có vacation room nào cho mướn nữa. Tôi đang tính nhắn tin cho người bạn bảo thôi mướn khách sạn đi chứ không có vacation room, thì trông thấy có hàng tin nhắn từ người đàn bà hồi nãy gởi đến kèm theo cái địa chỉ. Tôi phúc đáp là sẽ đến trong vòng hai mươi phút.


Lái xe theo chỉ dẫn của GPS thì chỉ mười phút sau tôi đã có mặt tại khu vực. Nhìn quanh quẩn tôi không thấy cái nhà với địa chỉ đã cho. Chạy quanh quẩn thêm vài phút nữa thì cái vị trí của địa chỉ trên bản đồ lại xa dần. Tôi quay ngược lại thì lại lái xe trở về chỗ cũ. Nhìn mãi tôi vẫn không thấy cái số nhà. Gọi điện cho họ thì người đàn bà đáp.

- Ở đây nhà nào cũng có số và đường cũng có tên chứ em. Nhà ở ngay gần góc đường đấy.

Nhìn quanh quấy tôi thấy có cái nhà màu trắng ngay góc đường. Tôi hỏi

- Có phải căn nhà màu trắng không?

Giọng người phụ nữ reo lên.

- Đúng rồi. Căn nhà màu trắng dài đó.


Tôi bước vào sân và đến cửa bấm chuông. Một người đàn bà Mỹ ra chào tôi. Sau khi hỏi bà ấy thì tôi biết mình đã lầm nhà. Gọi lại cho người cho mướn vacation room thì lại bị máng vốn, bà ấy nói.

- Thế em giỡn với chị đấy à? Chị đứng đây chờ mãi mà sao không tới.

Tôi bảo tôi đã đến căn nhà màu trắng nhưng không phải. Sau đó quay qua góc đường bên trái trông thấy một căn nhà xây hai từng rất lớn, tôi hỏi có phải căn ấy không thì người đàn bà bảo là căn nhà bên cạnh.

Lái xe vòng sang đường phía bên kia tôi đậu xe bên lề căn nhà nhỏ màu xám thì trông thấy một người đàn bà đang vẫy mình. Tôi đoán có lẽ là người cho mướn vacation room đứng chờ. Tôi lên tiếng.

- Căn nhà màu xám mà chị bảo là màu trắng làm sao tôi tìm ra?

Người đàn bà cười thân thiện.

- Chả là nhà mới sơn lại màu xám đó em, lúc trước nó màu trắng. Cái số nhà bị khuất trong lùm cây nên chắc em không thấy được chứ đứng ngay đây nhìn qua lùm cây là thấy rõ lắm. Thấy tôi trố mắt nhìn bà ấy. Bà ấy khen xe của tôi màu đẹp như đã quen nhau lâu lắm rồi.

Tôi nhìn thoáng căn nhà chẳng thấy có chỗ nào là phòng ốc được gọi là phòng ngủ ngoài trừ một dẫy phòng đã chắp nối vào căn nhà chính trông rất nhếch nhác. Mặt tôi lúc ấy trông chắc tức cười lắm hay sao mà người đàn bà cứ nhìn tôi cười tủm tỉm.

- Vào đây. Vừa nói chị vừa đẩy cái cổng sắt đã rỉ sét cho hé ra một chút để tôi bước vào.


Trong vuông sân xi măng bộn bề những vật dụng bị đẩy vào sát chân tường gạch là một dẫy những căn nhà trông tựa như những căn nhà kho chứa cào cuốc đằng sau vườn. Những căn nhà này đã được nối vào đầu hồi của căn nhà chính nên trông thấp lè tè. Cách cái khoảng nối ghép đó thì căn nhà được vươn lên cho đủ chiều cao để có một mặt tiền vừa vặn ráp cánh của ra vào và cửa sắt an toàn. Toàn đẫy nhà trông đã nhếch nhác thì từng căn nhà trông lại còn bệ rạc hơn với khung cửa sắt sét rỉ và mầu sơn bạc thếch. Hình như người đàn bà đã bảo căn nhà của bà màu trắng thì đúng vì trong mắt tôi thỉnh thoảng tôi còn chạm phải một chút lớp sơn trắng.


Tôi đứng lặng phóng tầm mắt nhìn tổng quát khu vực. Ra vẻ hiểu là tôi đang nghĩ gì người đàn bà lấy chìa khoá ra và tra vào mở cánh cửa sắt và cánh cửa phòng. Chị lịch sự đứng qua một bên và mời tôi vào.

Bước vào phòng trọ tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi trông thấy căn phòng giống như một cái hộp cũ với những miếng ván chắp vá lên tường với mầu sơn hoen ố bạc màu. Cố lắm tôi cũng không biết rõ màu sơn là màu gì. Ngay cánh cửa ra vào kê một cái giường queen size trông cũng đã cũ. Cạnh đấy là một cái bàn mà tôi đoán chắc nó đã được mua ở yard sale về. Cuối giường là một cái tủ đựng quần áo không có cửa đóng và cạnh đấy là một cái kệ để đèn. Toàn bộ căn vacation room chỉ có thế ngoài miếng drap giường, khăn trải bàn, và màn cửa cùng được may bằng miếng vải rực sắc màu hoa Hướng Dương. Thêm vào đó căn phòng không có cửa sổ. Bên hông tường chỗ kê cái giường, người ta làm một khung cửa sổ giả, và lấy một miếng vải tiệp mầu với cái drap giường treo lên. Tôi giương mắt nhìn lên cửa sổ và có thể đoán mành cửa đã được biến cải từ cái drap trải giường.

Tôi bước vài bước sâu vào trong phòng là đụng ngay cái phòng vệ sinh được xây dựng trên một cái nền lót gạch gồ ghề và trông rất kệch cởm. Phòng vệ sinh bé xíu và cáu bẩn. Tôi chỉ nhìn thoáng vào chứ không đủ can đảm nhìn lâu thêm.


Tôi hỏi

- Cái nhà vệ sinh này cho riêng phòng này hả chị? Vì lúc ấy tôi nhận ra trước cửa nhà vệ sinh là một hành lang nhỏ có lối thông ra phía khác.

Người đàn bà đáp.

- Thì em cũng chỉ cần chỗ để tắm rửa thôi mà.  Ở đây trông đơn giản thế nhưng chị cho em mướn rẻ. Nói xong bà buông thõng. Gớm. Ra ngoài mướn đắt lắm.

Tôi ngần ngừ hỏi.

- Hình như cái nhà vệ sinh này dùng cho cả cái phòng bên cạnh phải không? Bên đó có ai ở không?

Nghe tôi hỏi thế người đàn bà lúc này mới đáp.

- Nhà vệ sinh dùng cho cả hai phòng, nhưng phòng bên đó người ta đã dọn đi rồi. Tối nay chỉ có một mình em.


Tôi mỉm cười bước ra cửa sau khi ngoái đầu nhìn lại căn vacation room lần cuối.

Thấy tôi im lặng bước ra người đàn bà vỗ nhẹ vào vai tôi, hỏi như nài nỉ.

- Em cứ ở đi. Rẻ lắm. Rồi bà nhìn tôi e dè nói nhẹ. Buổi tối có dẫn bạn gái về cũng được. Chị cũng cho mà. Em chỉ có một mình. Em đi cả ngày chỉ cần tối có chỗ ngủ thôi đúng không?


Tôi không đáp. Tự hỏi ngày xưa lúc chân ướt chân ráo đặt chân đến Mỹ không có một xu trong túi mà cũng chưa phải ở qua đêm trong căn phòng như thế này, thì giờ làm sao có can đảm mướn dùm người bạn căn phòng này. Nghĩ thế tôi trả lời chị.

- Cám ơn chị đã đưa tôi đi xem phòng. Tôi sẽ mướn khách sạn.

- Này. Người đàn bà lại năn nỉ. Sao lại thế chứ? Em muốn phòng đẹp hơn à? Chị sẽ có phòng đẹp cho em.

Tôi nhìn người đàn bà, nhìn dẫy phòng trọ loang lỗ, nhìn các khung cửa an toàn đã rỉ sét, và nhìn vuông sân bề bộn đồ phế thải. Tôi dứt khoát thối thác.

- Dạ không. Cám ơn chị.

 

Lên xe rồi tôi vẫn còn ngoái đầu nhìn lại căn vacation room và phì cười. Chỗ này nhẩy dù qua đêm thì thật là lý tưởng. Nghĩ thế tôi gọi điện thoại cho người bạn đang chờ. Tôi nói:

- Không tìm được cái căn vacation room nào vừa ý ở Little Saigon này cả, ngoài trừ đã tìm được một chỗ nhẩy dù rất lý tưởng!

 

Dan Hoàng

Ý kiến bạn đọc
22/04/202307:28:31
Khách
"Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach."
"Tác giả đã về hưu một nửa" là gì?.
20/04/202308:44:48
Khách
Bài viết hay quá! Xin vui lòng viết tiếp.
20/04/202304:41:59
Khách
Hahahahaha 🤣🤣🤣
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,705
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Nhạc sĩ Cung Tiến