Hôm nay,  

Căn Vacation Room For Rent Ở Little Saigon

19/04/202313:03:00(Xem: 3483)

for rent

Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.


*

 

Tôi có người bạn ở phương xa sắp đến thăm Little Saigon. Anh cứ nằng nặc đòi mướn căn vacation room phải ở ngay trong vùng Little Saigon nại lý do là tiện đường đi bộ ra khu trung tâm. Sau khi lật trang rao vặt trên báo Người Việt ra tôi đã tìm được hai chỗ có căn vacation room cho mướn theo ngày.

Cả hai địa điểm rất lý tưởng vì ở gần thương xá Phước Lộc Thọ, đầy đủ tiện nghi, có wifi, và giá cả nhẹ nhàng từ $40.00 đến $70.00 một tối. Thế là tôi liên lạc với họ để đến mướn phòng cho anh.

Tôi bấm điện thoại gọi đến chỗ thứ nhất. Đầu đằng kia là một phụ nữ có giọng hơi lơ lớ trả lời.

Tôi hỏi.

- Do you have a vacation room for rent?

- Vietnamese hả?

- Oh….. chào chị. Tôi thấy chị quảng cáo trên báo Người Việt có căn vacation room for rent?
Nghe tôi hỏi thế phía bên kia ngưng lại một lát rồi hỏi.

- Ông ở mấy người?

- Vâng. Một người.

- Ông ở đâu tới?

- Tôi ở ngoài tiểu bang thưa chị.

- Ông bao nhiêu tuổi?

Đi mướn phòng tự dưng bị hỏi tuổi tôi nghe hơi bực. Đáp ngắn gọn.

- Tuổi tác thì có liên quan gì đến mướn phòng?

Bị tôi hỏi vặn người đàn bà khựng lại chút rồi trả lời.

- Phải biết thì tôi mới cho mướn được. Rồi bà lại hỏi. Hiện ông đang ở đâu?

Tôi đáp.

- Tôi đang ở Phước Lộc Thọ nè chị.

Người đàn bà nói như gắt.

- Ủa sao nãy nói ở tiểu bang khác.

Tôi bực mình đáp.

- Tôi không có mặt ở vùng địa phương này thì sao mướn phòng của chị được?

Người đàn bà bỗng dịu giọng.

- Tại muốn hỏi cho biết. Tôi text cho anh địa chỉ để anh đến xem phòng nhé.

Tôi đáp gọn

- Thôi tôi cám ơn. Chị cho mướn phòng mà lằng nhằng quá. Tôi không mướn.

Tôi cúp điện thoại và liền gọi đến cái quảng cáo thứ hai.


Cũng lại là giọng phụ nữ nhưng giọng của chị này véo von như chim. Chị hỏi tôi.

- Thế em ở mấy người?

Bỗng dưng bị xuống vai em cái rột mà tôi cũng không biết người bên kia già trẻ ra sao. Tôi bấm bụng trả lời.

- Một người.

- Em mướn bao lâu?

- Khoảng hai hoặc ba ngày.

- Được. Được chị có phòng cho em ngay. Phòng rất đẹp. Em ráng chờ chị nửa tiếng nữa rồi chị gọi lại cho nhé.

- Thế không xem phòng được hả?

 Người phụ nữ đáp.

- Để chị cho người dọn dẹp đã. Dọn sạch xong chị sẽ nhắn tin em ngay. Số phôn này hả?

Tôi cảm thấy mất hứng thú nên đáp gọn.

- OK chị.


Tôi tắt điện thoại và lại cắm cúi tìm trong mục quảng cáo xem có chỗ nào cho mướn vacation room nữa hay không. Càng đọc tôi lại chỉ càng thấy phòng cho share, nhà cho mướn, và vacation house cho mướn chứ không thấy có vacation room nào cho mướn nữa. Tôi đang tính nhắn tin cho người bạn bảo thôi mướn khách sạn đi chứ không có vacation room, thì trông thấy có hàng tin nhắn từ người đàn bà hồi nãy gởi đến kèm theo cái địa chỉ. Tôi phúc đáp là sẽ đến trong vòng hai mươi phút.


Lái xe theo chỉ dẫn của GPS thì chỉ mười phút sau tôi đã có mặt tại khu vực. Nhìn quanh quẩn tôi không thấy cái nhà với địa chỉ đã cho. Chạy quanh quẩn thêm vài phút nữa thì cái vị trí của địa chỉ trên bản đồ lại xa dần. Tôi quay ngược lại thì lại lái xe trở về chỗ cũ. Nhìn mãi tôi vẫn không thấy cái số nhà. Gọi điện cho họ thì người đàn bà đáp.

- Ở đây nhà nào cũng có số và đường cũng có tên chứ em. Nhà ở ngay gần góc đường đấy.

Nhìn quanh quấy tôi thấy có cái nhà màu trắng ngay góc đường. Tôi hỏi

- Có phải căn nhà màu trắng không?

Giọng người phụ nữ reo lên.

- Đúng rồi. Căn nhà màu trắng dài đó.


Tôi bước vào sân và đến cửa bấm chuông. Một người đàn bà Mỹ ra chào tôi. Sau khi hỏi bà ấy thì tôi biết mình đã lầm nhà. Gọi lại cho người cho mướn vacation room thì lại bị máng vốn, bà ấy nói.

- Thế em giỡn với chị đấy à? Chị đứng đây chờ mãi mà sao không tới.

Tôi bảo tôi đã đến căn nhà màu trắng nhưng không phải. Sau đó quay qua góc đường bên trái trông thấy một căn nhà xây hai từng rất lớn, tôi hỏi có phải căn ấy không thì người đàn bà bảo là căn nhà bên cạnh.

Lái xe vòng sang đường phía bên kia tôi đậu xe bên lề căn nhà nhỏ màu xám thì trông thấy một người đàn bà đang vẫy mình. Tôi đoán có lẽ là người cho mướn vacation room đứng chờ. Tôi lên tiếng.

- Căn nhà màu xám mà chị bảo là màu trắng làm sao tôi tìm ra?

Người đàn bà cười thân thiện.

- Chả là nhà mới sơn lại màu xám đó em, lúc trước nó màu trắng. Cái số nhà bị khuất trong lùm cây nên chắc em không thấy được chứ đứng ngay đây nhìn qua lùm cây là thấy rõ lắm. Thấy tôi trố mắt nhìn bà ấy. Bà ấy khen xe của tôi màu đẹp như đã quen nhau lâu lắm rồi.

Tôi nhìn thoáng căn nhà chẳng thấy có chỗ nào là phòng ốc được gọi là phòng ngủ ngoài trừ một dẫy phòng đã chắp nối vào căn nhà chính trông rất nhếch nhác. Mặt tôi lúc ấy trông chắc tức cười lắm hay sao mà người đàn bà cứ nhìn tôi cười tủm tỉm.

- Vào đây. Vừa nói chị vừa đẩy cái cổng sắt đã rỉ sét cho hé ra một chút để tôi bước vào.


Trong vuông sân xi măng bộn bề những vật dụng bị đẩy vào sát chân tường gạch là một dẫy những căn nhà trông tựa như những căn nhà kho chứa cào cuốc đằng sau vườn. Những căn nhà này đã được nối vào đầu hồi của căn nhà chính nên trông thấp lè tè. Cách cái khoảng nối ghép đó thì căn nhà được vươn lên cho đủ chiều cao để có một mặt tiền vừa vặn ráp cánh của ra vào và cửa sắt an toàn. Toàn đẫy nhà trông đã nhếch nhác thì từng căn nhà trông lại còn bệ rạc hơn với khung cửa sắt sét rỉ và mầu sơn bạc thếch. Hình như người đàn bà đã bảo căn nhà của bà màu trắng thì đúng vì trong mắt tôi thỉnh thoảng tôi còn chạm phải một chút lớp sơn trắng.


Tôi đứng lặng phóng tầm mắt nhìn tổng quát khu vực. Ra vẻ hiểu là tôi đang nghĩ gì người đàn bà lấy chìa khoá ra và tra vào mở cánh cửa sắt và cánh cửa phòng. Chị lịch sự đứng qua một bên và mời tôi vào.

Bước vào phòng trọ tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi trông thấy căn phòng giống như một cái hộp cũ với những miếng ván chắp vá lên tường với mầu sơn hoen ố bạc màu. Cố lắm tôi cũng không biết rõ màu sơn là màu gì. Ngay cánh cửa ra vào kê một cái giường queen size trông cũng đã cũ. Cạnh đấy là một cái bàn mà tôi đoán chắc nó đã được mua ở yard sale về. Cuối giường là một cái tủ đựng quần áo không có cửa đóng và cạnh đấy là một cái kệ để đèn. Toàn bộ căn vacation room chỉ có thế ngoài miếng drap giường, khăn trải bàn, và màn cửa cùng được may bằng miếng vải rực sắc màu hoa Hướng Dương. Thêm vào đó căn phòng không có cửa sổ. Bên hông tường chỗ kê cái giường, người ta làm một khung cửa sổ giả, và lấy một miếng vải tiệp mầu với cái drap giường treo lên. Tôi giương mắt nhìn lên cửa sổ và có thể đoán mành cửa đã được biến cải từ cái drap trải giường.

Tôi bước vài bước sâu vào trong phòng là đụng ngay cái phòng vệ sinh được xây dựng trên một cái nền lót gạch gồ ghề và trông rất kệch cởm. Phòng vệ sinh bé xíu và cáu bẩn. Tôi chỉ nhìn thoáng vào chứ không đủ can đảm nhìn lâu thêm.


Tôi hỏi

- Cái nhà vệ sinh này cho riêng phòng này hả chị? Vì lúc ấy tôi nhận ra trước cửa nhà vệ sinh là một hành lang nhỏ có lối thông ra phía khác.

Người đàn bà đáp.

- Thì em cũng chỉ cần chỗ để tắm rửa thôi mà.  Ở đây trông đơn giản thế nhưng chị cho em mướn rẻ. Nói xong bà buông thõng. Gớm. Ra ngoài mướn đắt lắm.

Tôi ngần ngừ hỏi.

- Hình như cái nhà vệ sinh này dùng cho cả cái phòng bên cạnh phải không? Bên đó có ai ở không?

Nghe tôi hỏi thế người đàn bà lúc này mới đáp.

- Nhà vệ sinh dùng cho cả hai phòng, nhưng phòng bên đó người ta đã dọn đi rồi. Tối nay chỉ có một mình em.


Tôi mỉm cười bước ra cửa sau khi ngoái đầu nhìn lại căn vacation room lần cuối.

Thấy tôi im lặng bước ra người đàn bà vỗ nhẹ vào vai tôi, hỏi như nài nỉ.

- Em cứ ở đi. Rẻ lắm. Rồi bà nhìn tôi e dè nói nhẹ. Buổi tối có dẫn bạn gái về cũng được. Chị cũng cho mà. Em chỉ có một mình. Em đi cả ngày chỉ cần tối có chỗ ngủ thôi đúng không?


Tôi không đáp. Tự hỏi ngày xưa lúc chân ướt chân ráo đặt chân đến Mỹ không có một xu trong túi mà cũng chưa phải ở qua đêm trong căn phòng như thế này, thì giờ làm sao có can đảm mướn dùm người bạn căn phòng này. Nghĩ thế tôi trả lời chị.

- Cám ơn chị đã đưa tôi đi xem phòng. Tôi sẽ mướn khách sạn.

- Này. Người đàn bà lại năn nỉ. Sao lại thế chứ? Em muốn phòng đẹp hơn à? Chị sẽ có phòng đẹp cho em.

Tôi nhìn người đàn bà, nhìn dẫy phòng trọ loang lỗ, nhìn các khung cửa an toàn đã rỉ sét, và nhìn vuông sân bề bộn đồ phế thải. Tôi dứt khoát thối thác.

- Dạ không. Cám ơn chị.

 

Lên xe rồi tôi vẫn còn ngoái đầu nhìn lại căn vacation room và phì cười. Chỗ này nhẩy dù qua đêm thì thật là lý tưởng. Nghĩ thế tôi gọi điện thoại cho người bạn đang chờ. Tôi nói:

- Không tìm được cái căn vacation room nào vừa ý ở Little Saigon này cả, ngoài trừ đã tìm được một chỗ nhẩy dù rất lý tưởng!

 

Dan Hoàng

Ý kiến bạn đọc
22/04/202307:28:31
Khách
"Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach."
"Tác giả đã về hưu một nửa" là gì?.
20/04/202308:44:48
Khách
Bài viết hay quá! Xin vui lòng viết tiếp.
20/04/202304:41:59
Khách
Hahahahaha 🤣🤣🤣
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,623
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến