Hôm nay,  

Căn Vacation Room For Rent Ở Little Saigon

19/04/202313:03:00(Xem: 3488)

for rent

Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.


*

 

Tôi có người bạn ở phương xa sắp đến thăm Little Saigon. Anh cứ nằng nặc đòi mướn căn vacation room phải ở ngay trong vùng Little Saigon nại lý do là tiện đường đi bộ ra khu trung tâm. Sau khi lật trang rao vặt trên báo Người Việt ra tôi đã tìm được hai chỗ có căn vacation room cho mướn theo ngày.

Cả hai địa điểm rất lý tưởng vì ở gần thương xá Phước Lộc Thọ, đầy đủ tiện nghi, có wifi, và giá cả nhẹ nhàng từ $40.00 đến $70.00 một tối. Thế là tôi liên lạc với họ để đến mướn phòng cho anh.

Tôi bấm điện thoại gọi đến chỗ thứ nhất. Đầu đằng kia là một phụ nữ có giọng hơi lơ lớ trả lời.

Tôi hỏi.

- Do you have a vacation room for rent?

- Vietnamese hả?

- Oh….. chào chị. Tôi thấy chị quảng cáo trên báo Người Việt có căn vacation room for rent?
Nghe tôi hỏi thế phía bên kia ngưng lại một lát rồi hỏi.

- Ông ở mấy người?

- Vâng. Một người.

- Ông ở đâu tới?

- Tôi ở ngoài tiểu bang thưa chị.

- Ông bao nhiêu tuổi?

Đi mướn phòng tự dưng bị hỏi tuổi tôi nghe hơi bực. Đáp ngắn gọn.

- Tuổi tác thì có liên quan gì đến mướn phòng?

Bị tôi hỏi vặn người đàn bà khựng lại chút rồi trả lời.

- Phải biết thì tôi mới cho mướn được. Rồi bà lại hỏi. Hiện ông đang ở đâu?

Tôi đáp.

- Tôi đang ở Phước Lộc Thọ nè chị.

Người đàn bà nói như gắt.

- Ủa sao nãy nói ở tiểu bang khác.

Tôi bực mình đáp.

- Tôi không có mặt ở vùng địa phương này thì sao mướn phòng của chị được?

Người đàn bà bỗng dịu giọng.

- Tại muốn hỏi cho biết. Tôi text cho anh địa chỉ để anh đến xem phòng nhé.

Tôi đáp gọn

- Thôi tôi cám ơn. Chị cho mướn phòng mà lằng nhằng quá. Tôi không mướn.

Tôi cúp điện thoại và liền gọi đến cái quảng cáo thứ hai.


Cũng lại là giọng phụ nữ nhưng giọng của chị này véo von như chim. Chị hỏi tôi.

- Thế em ở mấy người?

Bỗng dưng bị xuống vai em cái rột mà tôi cũng không biết người bên kia già trẻ ra sao. Tôi bấm bụng trả lời.

- Một người.

- Em mướn bao lâu?

- Khoảng hai hoặc ba ngày.

- Được. Được chị có phòng cho em ngay. Phòng rất đẹp. Em ráng chờ chị nửa tiếng nữa rồi chị gọi lại cho nhé.

- Thế không xem phòng được hả?

 Người phụ nữ đáp.

- Để chị cho người dọn dẹp đã. Dọn sạch xong chị sẽ nhắn tin em ngay. Số phôn này hả?

Tôi cảm thấy mất hứng thú nên đáp gọn.

- OK chị.


Tôi tắt điện thoại và lại cắm cúi tìm trong mục quảng cáo xem có chỗ nào cho mướn vacation room nữa hay không. Càng đọc tôi lại chỉ càng thấy phòng cho share, nhà cho mướn, và vacation house cho mướn chứ không thấy có vacation room nào cho mướn nữa. Tôi đang tính nhắn tin cho người bạn bảo thôi mướn khách sạn đi chứ không có vacation room, thì trông thấy có hàng tin nhắn từ người đàn bà hồi nãy gởi đến kèm theo cái địa chỉ. Tôi phúc đáp là sẽ đến trong vòng hai mươi phút.


Lái xe theo chỉ dẫn của GPS thì chỉ mười phút sau tôi đã có mặt tại khu vực. Nhìn quanh quẩn tôi không thấy cái nhà với địa chỉ đã cho. Chạy quanh quẩn thêm vài phút nữa thì cái vị trí của địa chỉ trên bản đồ lại xa dần. Tôi quay ngược lại thì lại lái xe trở về chỗ cũ. Nhìn mãi tôi vẫn không thấy cái số nhà. Gọi điện cho họ thì người đàn bà đáp.

- Ở đây nhà nào cũng có số và đường cũng có tên chứ em. Nhà ở ngay gần góc đường đấy.

Nhìn quanh quấy tôi thấy có cái nhà màu trắng ngay góc đường. Tôi hỏi

- Có phải căn nhà màu trắng không?

Giọng người phụ nữ reo lên.

- Đúng rồi. Căn nhà màu trắng dài đó.


Tôi bước vào sân và đến cửa bấm chuông. Một người đàn bà Mỹ ra chào tôi. Sau khi hỏi bà ấy thì tôi biết mình đã lầm nhà. Gọi lại cho người cho mướn vacation room thì lại bị máng vốn, bà ấy nói.

- Thế em giỡn với chị đấy à? Chị đứng đây chờ mãi mà sao không tới.

Tôi bảo tôi đã đến căn nhà màu trắng nhưng không phải. Sau đó quay qua góc đường bên trái trông thấy một căn nhà xây hai từng rất lớn, tôi hỏi có phải căn ấy không thì người đàn bà bảo là căn nhà bên cạnh.

Lái xe vòng sang đường phía bên kia tôi đậu xe bên lề căn nhà nhỏ màu xám thì trông thấy một người đàn bà đang vẫy mình. Tôi đoán có lẽ là người cho mướn vacation room đứng chờ. Tôi lên tiếng.

- Căn nhà màu xám mà chị bảo là màu trắng làm sao tôi tìm ra?

Người đàn bà cười thân thiện.

- Chả là nhà mới sơn lại màu xám đó em, lúc trước nó màu trắng. Cái số nhà bị khuất trong lùm cây nên chắc em không thấy được chứ đứng ngay đây nhìn qua lùm cây là thấy rõ lắm. Thấy tôi trố mắt nhìn bà ấy. Bà ấy khen xe của tôi màu đẹp như đã quen nhau lâu lắm rồi.

Tôi nhìn thoáng căn nhà chẳng thấy có chỗ nào là phòng ốc được gọi là phòng ngủ ngoài trừ một dẫy phòng đã chắp nối vào căn nhà chính trông rất nhếch nhác. Mặt tôi lúc ấy trông chắc tức cười lắm hay sao mà người đàn bà cứ nhìn tôi cười tủm tỉm.

- Vào đây. Vừa nói chị vừa đẩy cái cổng sắt đã rỉ sét cho hé ra một chút để tôi bước vào.


Trong vuông sân xi măng bộn bề những vật dụng bị đẩy vào sát chân tường gạch là một dẫy những căn nhà trông tựa như những căn nhà kho chứa cào cuốc đằng sau vườn. Những căn nhà này đã được nối vào đầu hồi của căn nhà chính nên trông thấp lè tè. Cách cái khoảng nối ghép đó thì căn nhà được vươn lên cho đủ chiều cao để có một mặt tiền vừa vặn ráp cánh của ra vào và cửa sắt an toàn. Toàn đẫy nhà trông đã nhếch nhác thì từng căn nhà trông lại còn bệ rạc hơn với khung cửa sắt sét rỉ và mầu sơn bạc thếch. Hình như người đàn bà đã bảo căn nhà của bà màu trắng thì đúng vì trong mắt tôi thỉnh thoảng tôi còn chạm phải một chút lớp sơn trắng.


Tôi đứng lặng phóng tầm mắt nhìn tổng quát khu vực. Ra vẻ hiểu là tôi đang nghĩ gì người đàn bà lấy chìa khoá ra và tra vào mở cánh cửa sắt và cánh cửa phòng. Chị lịch sự đứng qua một bên và mời tôi vào.

Bước vào phòng trọ tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi trông thấy căn phòng giống như một cái hộp cũ với những miếng ván chắp vá lên tường với mầu sơn hoen ố bạc màu. Cố lắm tôi cũng không biết rõ màu sơn là màu gì. Ngay cánh cửa ra vào kê một cái giường queen size trông cũng đã cũ. Cạnh đấy là một cái bàn mà tôi đoán chắc nó đã được mua ở yard sale về. Cuối giường là một cái tủ đựng quần áo không có cửa đóng và cạnh đấy là một cái kệ để đèn. Toàn bộ căn vacation room chỉ có thế ngoài miếng drap giường, khăn trải bàn, và màn cửa cùng được may bằng miếng vải rực sắc màu hoa Hướng Dương. Thêm vào đó căn phòng không có cửa sổ. Bên hông tường chỗ kê cái giường, người ta làm một khung cửa sổ giả, và lấy một miếng vải tiệp mầu với cái drap giường treo lên. Tôi giương mắt nhìn lên cửa sổ và có thể đoán mành cửa đã được biến cải từ cái drap trải giường.

Tôi bước vài bước sâu vào trong phòng là đụng ngay cái phòng vệ sinh được xây dựng trên một cái nền lót gạch gồ ghề và trông rất kệch cởm. Phòng vệ sinh bé xíu và cáu bẩn. Tôi chỉ nhìn thoáng vào chứ không đủ can đảm nhìn lâu thêm.


Tôi hỏi

- Cái nhà vệ sinh này cho riêng phòng này hả chị? Vì lúc ấy tôi nhận ra trước cửa nhà vệ sinh là một hành lang nhỏ có lối thông ra phía khác.

Người đàn bà đáp.

- Thì em cũng chỉ cần chỗ để tắm rửa thôi mà.  Ở đây trông đơn giản thế nhưng chị cho em mướn rẻ. Nói xong bà buông thõng. Gớm. Ra ngoài mướn đắt lắm.

Tôi ngần ngừ hỏi.

- Hình như cái nhà vệ sinh này dùng cho cả cái phòng bên cạnh phải không? Bên đó có ai ở không?

Nghe tôi hỏi thế người đàn bà lúc này mới đáp.

- Nhà vệ sinh dùng cho cả hai phòng, nhưng phòng bên đó người ta đã dọn đi rồi. Tối nay chỉ có một mình em.


Tôi mỉm cười bước ra cửa sau khi ngoái đầu nhìn lại căn vacation room lần cuối.

Thấy tôi im lặng bước ra người đàn bà vỗ nhẹ vào vai tôi, hỏi như nài nỉ.

- Em cứ ở đi. Rẻ lắm. Rồi bà nhìn tôi e dè nói nhẹ. Buổi tối có dẫn bạn gái về cũng được. Chị cũng cho mà. Em chỉ có một mình. Em đi cả ngày chỉ cần tối có chỗ ngủ thôi đúng không?


Tôi không đáp. Tự hỏi ngày xưa lúc chân ướt chân ráo đặt chân đến Mỹ không có một xu trong túi mà cũng chưa phải ở qua đêm trong căn phòng như thế này, thì giờ làm sao có can đảm mướn dùm người bạn căn phòng này. Nghĩ thế tôi trả lời chị.

- Cám ơn chị đã đưa tôi đi xem phòng. Tôi sẽ mướn khách sạn.

- Này. Người đàn bà lại năn nỉ. Sao lại thế chứ? Em muốn phòng đẹp hơn à? Chị sẽ có phòng đẹp cho em.

Tôi nhìn người đàn bà, nhìn dẫy phòng trọ loang lỗ, nhìn các khung cửa an toàn đã rỉ sét, và nhìn vuông sân bề bộn đồ phế thải. Tôi dứt khoát thối thác.

- Dạ không. Cám ơn chị.

 

Lên xe rồi tôi vẫn còn ngoái đầu nhìn lại căn vacation room và phì cười. Chỗ này nhẩy dù qua đêm thì thật là lý tưởng. Nghĩ thế tôi gọi điện thoại cho người bạn đang chờ. Tôi nói:

- Không tìm được cái căn vacation room nào vừa ý ở Little Saigon này cả, ngoài trừ đã tìm được một chỗ nhẩy dù rất lý tưởng!

 

Dan Hoàng

Ý kiến bạn đọc
22/04/202307:28:31
Khách
"Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach."
"Tác giả đã về hưu một nửa" là gì?.
20/04/202308:44:48
Khách
Bài viết hay quá! Xin vui lòng viết tiếp.
20/04/202304:41:59
Khách
Hahahahaha 🤣🤣🤣
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,847
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
Nhạc sĩ Cung Tiến