Hôm nay,  

Mùa Thu Nào Gặp Lại

02/12/202322:15:00(Xem: 2272)
12032023 Minh Thuy Thanh Noi
Hình: Tác giả gởi.

 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023.

*.

 

Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.

 

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”. 

           

Nói đến chuyện giáo dục học đường và chuyện “Tôi Đi Học”. Mấy hôm nay xem tin tức trên nét hoặc đài Sài Gòn 57.3 chương trình bình luận của cô Hoàng Vy. Hình ảnh ngày tựu trường các miền xa gần rừng núi bên VN, cô giáo đèo cõng các em lội qua con suối, gây lòng xúc động mãnh liệt. Từ lâu tôi vẫn thường ám ảnh những trẻ thơ ham học, nhà nghèo lội sông như vậy. Muốn thực hiện sự quan tâm của mình với đồng tiền chắt chiu nhỏ nhoi, nhưng rồi sợ đủ điều khi đọc những bài viết khuyên lơn: Không chuyển tiền về VN làm lợi Cộng Sản có tiền tệ, dù là người thân cũng phải hy sinh. Trí óc tôi thấp kém chỉ thấy trước mắt cha mẹ mình đau yếu cần chữa bệnh, anh chị cần cơm gạo trong hoàn cảnh khó khăn, các cháu cần đóng tiền vào Đại học. Những việc xa vời hơn thì nghi ngờ, chẳng dám tin ai khi xã hội đào tạo thành phần tham nhũng, cắt xén quá nhiều. Chỉ còn niềm tin nơi những chân tu Phật Giáo hoặc Cha bên Công Giáo, nhưng rồi vấn đề sợ hãi nhất vẫn là sự bình luận của người thân, chưa kể bên ngoài “lớp trên ăn no, dư bạc gởi con du học và chuyển tiền ra nước ngoài, hoặc những vụ ăn hối lộ giàu có tiền rừng bạc biển, tại sao không để họ làm mà người nước ngoài phải giúp.” Tôi không phải là nhà tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chủ tịch Sovico tài trợ gần 212 triệu đô la Mỹ tương đương 155 triệu bảng Anh, cho trường Linacre College của nước Anh, được hội đồng dự tính sẽ thay tên trường là Thao College. Tôi chỉ biết ngậm ngùi đau xót, rơi lệ nhìn biết bao nhiêu trẻ em lội qua sông, mình mẩy ướt dầm vào lớp học. Có lần liên lạc với vị mục sư, gặp người vợ kể chuyện: mục sư về VN lựa những nơi đông dân cư quá nghèo khổ, nếu đến địa phương nào chính quyền đòi nhúng tay vào việc, mục sư bỏ đi và chỉ thực hiện cùng dân hợp sức chung nhau xây cất cầu. Suy đi nghĩ lại rồi sợ đủ điều như kể trên và lòng thì luôn xót xa, nhất là đối với lứa tuổi trẻ thơ cần đi học. Ôi quê hương còn quá nhiều cảnh nghèo đói thiếu thốn nhu cầu ngay trong môi trường giáo dục quan trọng.

           

Lòng rung cảm dạt dào về tuổi thơ, về thời dưới mái trường xưa. Đồng thời tôi cũng cảm nhận nỗi buồn xa vắng. Hình ảnh ngôi trường Nữ Thành Nội hiện ra trước mắt. Thành phố Huế có thêm ngôi trường nữ thứ hai được thành lập năm 1964 trên con đường Đinh Bộ Lĩnh, để giải quyết tình trạng trường Đồng Khánh không đủ lớp, và giúp học sinh trong thành tránh nguy hiểm qua đò sông Hương dưới trời mưa gió của mùa đông. Ngôi trường do cô hiệu trưởng Tôn Nữ Tiểu Bích điều hành cho đến năm 1975 thì mọi sự đều thay đổi. Biết bao nhiêu kỷ niệm thời áo trắng hồn nhiên dễ thương. Tôi nhớ nhiều cô giáo thành goá phụ sau tết Mậu Thân vào dạy học. Cô H mái tóc thả buông lơi, nét mặt buồn rười rượi trong bộ áo dài đen. Bạn tôi mê nét đẹp như tranh ấy, buổi trưa dưới bóng nắng gay gắt “chân theo chân nhặt bóng nắng đường dài,” bạn nói “mình bị nét buồn ấy thu hút cứ muốn theo cô hoài.” Hầu như học trò ai cũng mê cô Tuyết Nhung vợ thầy họa sĩ Đinh Cường, cô mặc áo dài do thầy vẽ, dáng cô ốm gầy, tóc ngang vai như nàng thơ. Cả lớp đứng xếp hàng chờ thầy xuống để vào lớp, nhưng chẳng ai để ý đến thầy mà cứ ngoái cổ nhìn bóng dáng cô đi xuống lớp khác, cho đến khi thầy lớn tiếng “các em ngắm đủ chưa?” mới chợt tỉnh đi vào lớp. Nhớ rất nhiều thầy cô, thế hệ ấy giờ đã trên dưới 90 tuổi và lần lượt ra đi...

 

            Mỗi khi có họp mặt hay có thông báo, cựu nữ sinh đóng góp, chị Xuân Ba chuyển về ban xã hội bên VN, các chị em chia từng nhóm đem quà đến thăm cô thầy vào dịp Tết, hoặc sau mùa lụt, hoặc thầy cô bệnh. Những tấm hình gởi qua group NTN, được nhìn lại cô thầy thật vô cùng xúc động và trong lòng học sinh có chút hãnh diện về tình nghĩa chị em NTN luôn nể trọng như câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “. Chưa kể hai cô hiệu trưởng trường Đồng Khánh và Thành Nội còn phối hợp quyên góp giúp Thương phế binh VNCH và được học trò hưởng ứng mạnh mẽ thể hiện sự biết ơn và lòng nhân ái.

 

Tính 60 năm xây dựng ngôi trường thì sang năm mới đủ tuổi, nhưng năm nay chị Xuân Ba cố gắng tổ chức sớm hơn buổi họp mặt khi thấy cô hiệu trưởng tuổi cũng gần 90, và có dấu hiệu nhớ nhớ quên quên. Chị lên trang nhà NTN mời tham gia, cô Đạm Tuyết cũng nhắn qua điện thoại số danh sách nắm trong tay. Có lẽ vì lý do bận rộn không đi được, nên chị em ngại ngần tránh lên tiếng trả lời, một số đã tâm tình riêng với tôi  

           

- chị ơi! em ao ước được thăm cô và có dịp gặp bạn bè lắm, nhưng không thoát được. Các con đi làm, giữ bốn cháu nội ngoại, chồng đưa đi học hai đứa lớn, em giữ hai cháu và nấu ăn 

- Hãng đang cần việc, em không dám xin nghỉ sợ họ lai-off

- Muốn đi lắm, mà sức khỏe không tốt, chân di chuyển một tí là sưng vù sau lần té bị nối xương 

            - Em rất mong thăm cô hiệu trưởng mình, nhưng chồng đang bịnh không chở được.

- Dâu mới sinh một tuần, phải ở nhà chăm sóc cháu, lỡ dịp uổng ghê

- Quá tiếc vì phải bay qua Texas nuôi dâu sinh

              Một bạn tuy đã ở tuổi hạc nhưng chất xám còn nhiều, vẫn theo đuổi việc học, trùng ngày tốt nghiệp ra trường nên đành vắng mặt bên này.

           Bạn gần khu PLT, đã bàn tính hăng say sẽ gặp tôi và thăm Cô, đúng thời điểm em trai đi chơi xa, bạn tiếc nuối:

- Em trai chăm sóc ba mạ, giờ đi chơi xa thì mình phải đến thay thế nhiệm vụ, cho em nghỉ ngơi đổi gió bên ngoài.

 

Chị trưởng ban văn nghệ ở Colorado mấy ngày trước nhắn qua lại với tôi và bạn khác:

phải tập thuộc bài hát “Trường Làng Tôi” trình diễn mục tam ca, hoạt cảnh Mỵ Nương, Trần Khắc Chung và vua Chế Mân trong bản nhạc “Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi ). giờ phút cuối bị sưng chân và đau lưng dữ dội không lết được. Bạn thân cũng đang du lịch bên Châu Âu chưa về. Tin giờ chót các bạn đã ghi tên: Người cảm cúm nghi bị covid. Người có đứa con bịnh mọi hôm mẹ đi đâu nhờ anh trai giữ, nay anh trai là huynh trưởng gia đình Phật Tử phải dự lễ quan trọng nơi Chùa. 

 

           Tôi hít sâu thở nhẹ trong lúc tinh thần đang đi xuống. Mùa thu đã về, lá chưa biến sắc vàng và gió chưa “tung bay từ muôn phía, tới đây ngập hồn em” để lòng nghe chơi vơi… Buồn thiếu bạn. Buồn cái duyên không thuận theo ý muốn. Nhưng thôi gạt bỏ, có bao nhiêu người cũng quý. Biết ra sao ngày mai, cứ vui lên từng phút, từng giây, từng giờ trong hiện tại. Tôi cố lấy lại niềm tin yêu.

 

Anh Tân đón tôi về nhà, đáng lý có thêm cặp vợ chồng từ Houston qua ở chung nhà, bất ngờ người chồng lớn tuổi sức khỏe yếu kém không lượng sức nỗi. Anh Phước chị Thí đón các chị từ Seattle qua, đón các em và cô Tiểu Bích từ Sacramento tới. Nhiều bạn đến từ Houston., vợ chồng từ Oklahoma, San Diego, vùng Santa Ana một số nữa, bên Việt Nam có hai em qua dự.

 

Lần nào tổ chức cũng do hai ông rể Phước và rể Tân luôn tài trợ tiền bạc, bỏ công vất vả đưa đón nhiệt tình chị em về nhà. Nhờ vậy chị em mới có buổi hội ngộ thân tình vui chơi gần gũi cô giáo thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”. 

            

Ở lứa tuổi trên dưới sáu mươi thì còn cày, trên dưới bảy mươi ai không bệnh mới là lạ, nhưng nếu còn ít sức khỏe các con tha hồ nhờ vả mà “lòng mẹ thì luôn bao la như biển thái bình”. Chồng tôi cũng bị bệnh Parkinson nặng, tôi nhờ người chở tới xe đò Hoàng. Còn bốn ngày nữa họ gọi phone giọng nghe cảm nặng và ho sùa sụa báo tin bị nhiễm covid. Cuối cùng ông xã tôi hứa sẽ chở, nhiều người ngăn cản nhưng ông bảo đảm sức khỏe.         

 

Chủ nhật anh Tân chở chúng tôi về nhà vợ chồng anh chị Phước Thí vùng Rosemead thuộc quận hạt Los Angeles. Lần này chị Xuân Ba bàn tính mượn nhà chị Thí cho gọn theo số người ghi danh tham dự, thức ăn theo kiểu “Potluck”. Chị Thí lo nồi bún bò, nồi bún chay và nhờ em dâu phụ nhiều việc. Các chị em đem thức ăn ngập mặt nào bánh lọc trần, bánh ít ram, bánh đúc, gỏi mít, gỏi vả trộn, bánh bao… v… v…

 

Cô Hiệu Trưởng nhan sắc vẫn mặn mà. Gặp trò cô rất vui, trao ánh mắt yêu thương nhìn bầy chim tung cánh lạc loài khắp nhiều phương trên đất Mỹ. Học trò tha hồ chụp hình, kéo cô ngồi trước rừng hoa vàng, đứng bên giàn hoa giấy đỏ.       

 

Buổi lễ trang trọng do anh Phước điều khiển chương trình, chào cờ Việt Mỹ và mục tưởng niệm. Chị Xuân Ba ngỏ lời cùng chị em, sau đó cô Tiểu Bích có vài hàng vắn tắt với nụ cười hiền hoà, vui vẻ thân mật. Mở đầu chương trình văn nghệ là màn hợp ca “Học Sinh Hành Khúc” (Lê Thương). Lần lượt chị Xuân Ba ngâm bài thơ “Cô Nữ Sinh Thành Nội”. Phương Chi “Nỗi buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn). Tam ca Thuý, Chi, Xuân Thảo “Trường Làng Tôi” (Phạm trọng Cầu), anh Xuyến “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” (Tuấn Khanh) và “Sương Trắng Miền Quê Ngoại” (Đinh Miên). Anh Phước nhạc tiền chiến. Anh Bân nhạc tình cảm của Ngô Thụy Miên, Phạm Duy. Anh Quang, chị Thảo song ca nhạc lính. Huỳnh Thơ và Thu Trinh hát bè “Thương Về Xứ Huế” (Minh Kỳ), “Nhìn Những Mùa Thu Đi” (TCS). Tôi đọc bài thơ “Dạ Thưa Cô” làm theo thể Lục Bát, và bài “Hỏi Em” cảm tác từ bức tranh nữ họa sĩ Thúy Vinh vẽ cô gái đạp xe trên những con đường xứ Huế theo thể thơ Trường Thiên Tứ Tuyệt.

 

Phần ăn trưa thật ngon miệng, hàn huyên tâm sự rồi lại tiếp tục văn nghệ. Chị em bắt đầu nóng máy hăng say. Mục thay đổi không khí là các ông rể lên hết hát nhạc giật gân, anh Tân hát bài tựa đề “Ca Vang Khúc Yêu Đời”, tôi không nhớ rõ chỉ thấy các ông giật điệu twist lắc lư theo lời ca “tròn tròn, méo méo, vuông vuông” rồi đổi lại “vuông vuông, méo méo, tròn tròn...” cứ thế hát đi hát lại chọc chị em cười nghiêng ngửa. Chị Xuân Thảo cũng sung lên tìm nhạc twist “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” “Sài Gòn Đẹp Lắm” (Y Vân), “Lính Mà Em” (Anh Thy) rồi phe kẹp tóc ra hết tập thể dục sau buổi ăn trưa quá căng bụng.

 

Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Trước khi chia tay chị Xuân Ba lên đọc danh sách toàn bộ chị em ủng hộ tiền. Chị Nguyễn Thị Yến (khóa đàn chị,) và Mai Trang tuy không dự nhưng vẫn ủng hộ, hai em Nhàn & Mai cũng góp phần nhưng BTC không nhận, nghĩ từ VN qua dự được đã là tình nghĩa quá rồi. Cũng nhờ chị Thí cho mượn nơi tổ chức, nên phần tổng kết tiền bạc rất hậu hỷ. Chị Xuân Ba tuyên bố trên group NTN trong và ngoài nước sẽ chuyển bốn số về để thủ quỹ bên nhà giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của cựu học sinh hoặc quý thầy cô, đó là đường lối của NTN hải ngoại trọng Thầy quý Cô.

 

Ngày kế tiếp anh Tân hướng dẫn cả đoàn đến “Sherman (Library & Gardens) “, nơi trồng các loài hoa màu sắc rực rỡ. Phe đàn bà thấy những bụi hoa thì mê mệt đứng bên, cầm hoa, hôn hoa, tựa nghiêng tạo dáng. Đàn ông đi theo phái nữ là bị dính vô chuyện chụp hình liên tục tối mặt mày. Tôi nhớ có lần đi theo nhóm văn thơ, miệng la ơi ới “chụp… chụp… chụp...” có ông hỏi lại “chụp cái gì?” thì chụp hình cho các kiều nữ chứ còn ai nữa. Khi tôi không thấy chị Thí đâu, lên tiếng gọi nhiều lần, mới nghe tiếng nói nhỏ sau lưng như thì thào” chị đứng đây”, tôi quay lại nhìn nét mặt chị phờ phạc, nín cười và thương quý lắm, vì chị lo đủ việc và còn o bế hai nồi bún cũng đừ sức. Nghĩ thêm chị Xuân Ba về VN đón con qua Mỹ theo diện đoàn tụ, thay vì thong thả vài ngày sau giá vé máy bay sẽ hạ hơn, nhưng chị phải qua gấp cho kịp ngày họp mặt, nên giá vé hơi đắt. Hai chị là những con người sống bằng trái tim, sống cho người nhiều hơn cho mình.

           

            Ngắm vườn hoa xong, lại được đưa đến khu “Bolsa Chica Ecological Reserve”, nhìn sông hồ thoáng mát, nước xanh, trời xanh thật dịu dàng êm ả. Vinh Phạm và Hoàng Yến rung cảm nhiều trước cảnh thiên nhiên, nên muốn đóng phim “Titanic Trên Cạn”, bạn khác đòi đổi đề tài, “Jack & Jose”, “Kìa Con Bướm Vàng…”

  

Tiếp tục lại về tập trung nhà anh Tân quậy phá tiếp. Trước đây mỗi tuần đi nhà thờ, ôn mụ cắt đủ thứ rau răm, rau quế, rau húng, rau ngót, rau mồng tơi, rau dền bó lại, hoặc bầu, bí, mướp, đậu ván, đậu ngự, thanh long, khế… v...v... đem tới nhà thờ bán sung vào quỷ. Tuần này hai người đem cho chị em NTN trong ngày họp mặt. Giờ đây lại quậy phá thêm lần nữa, ra vườn tha hồ hái, ai cũng có một bọc quà mang về. Anh Phước mua pizza đặc biệt đãi, chị em cụng ly “dô… dô...” cười sằng sặc, quên mình đã tuổi “mệ” trên dưới 70 rồi. Chương trình buổi chiều sẽ đến nhà hàng, nhưng bụng ai cũng no ách, và thấm mệt, nên chia tay từ giã. Còn lại vợ chồng Phương Chi ngồi chờ qua giờ kẹt xe, anh Tân mời ăn cơm chiều. O Điểm bắt tay vào bếp lẹ làng dọn mâm cơm cá nục kho, canh bí đỏ, đậu ván luộc chấm ớt xì dầu, chao ơi mâm cơm quê hương làm nhớ mạ quá, ngon tuyệt cú mèo đó các bạn ơi.

Mọi người hẹn mùa thu gặp lại. Tôi ngậm ngùi không biết mùa thu năm nào...  

 

Cuộc sống ở Mỹ quá bận rộn. Trốn thoát đất nước quê hương để tìm miền tự do, đặt chân nơi vùng đất khách đã nhập cuộc cày cấy như người ta. Dân Á Đông, nhất là dân VN nói chung, dân Huế nói riêng hầu như ai cũng biết lo xa. Ăn hôm nay lo ngày mai, dành dụm tiết kiệm góp nhặt từng đồng. Nói hơi ...ốt dột chứ bản thân mình luôn trên sàn dưới sẩy đi theo đường lối của trùm Sò là “quyết không để rơi rớt”, nhưng việc đáng làm vẫn muốn làm. Điển hình trước mắt là Dạ Điểm (vợ anh Tân Nguyễn), vườn trồng đủ thứ rau trái. Dưa leo, su hào, khế nhiều quá ăn không hết, O cắt mỏng phơi héo dầm muối đường nước mắm thành những hủ như dưa mắm. Cuộc sống tiết kiệm, làm việc siêng năng cần cù, vậy đó rồi ai cũng có nhà cửa “an cư lạc nghiệp” và còn giúp đỡ biết bao nhiêu việc thiện.      

           

Tới tuổi nghỉ hưu thì con níu, cháu níu, thương dâu muốn có trách nhiệm. Chưa kể đến giai đoạn Sinh, Lão, Bệnh: chồng bệnh, vợ bệnh đa số gặp khó khăn. Một trong hai em từ VN qua, đi chơi nhưng nét mặt rất buồn, em kể mới biết chồng đang bị ung thư, thương vợ từ lâu khổ cực bên cạnh chồng, nên chồng khuyến khích vợ đi cho khuây khỏa, mọi việc có con thay thế chăm sóc, đó là trường hợp đặc biệt. Ngoài ra những hoàn cảnh chung quanh đều gặp bao nhiêu thứ gia duyên ràng buộc khó dứt ra, để thỏa mãn ước muốn gặp thầy cô và bạn bè, muốn quay lại thời hoa mộng dù chỉ vài ngày cũng không dễ dàng thoát được. Điều phước báu là cô hiệu trưởng vẫn còn khỏe mạnh, chỉ có dấu hiệu hơi quên một chút. Cô cũng được may mắn “bà con xa láng giềng gần” nhờ ba học trò Kim Xuân, Phạm Vinh, Huỳnh Thơ kề cận, luôn gặp thường xuyên đem đến cho cô nhiều niềm vui. Tôi cũng muốn nói lời cám ơn đến vợ chồng anh Phước & chị Thí, vợ chồng anh Tân & Dạ Điểm, và chị Xuân Ba đã bỏ tiền của công sức “ba cây chụm lại thành hòn núi cao” trước là đem đến niềm vui cho Cô, sau là các chị em được tắm dòng sông xưa nhiều kỷ niệm.

 

Trên đường trở về, ngồi trên xe đò Hoàng xuôi Bắc Cali. Nắng vẫn lên cao, trời trong xanh bát ngát. Xe đi qua vườn nho, qua đồi núi, cây lá chưa vàng phai, chỉ có vạt nắng hồng dịu dàng xuyên qua khung cửa. Tôi thả mặc tâm hồn xoay về miền quá khứ, ngậm ngùi vài người bạn đã qua đời. Thời gian còn được bao nhiêu ngày nữa các bạn ơi, cố gắng hẹn nhau mùa thu nào gặp lại nhé. Mong mọi điều được thuận duyên.

 

Họp Mặt Mùa Thu 

Tháng chín thu đà bước nhẹ sang

Trường xưa họp mặt dẫu xa ngàn 

Quê người “trọng đạo “gìn văn hóa 

Đất khách “tôn sư “giữ phẩm hàng 

Hội ngộ luôn nồng chung hát nhuyễn 

Tao phùng vẫn thuận hợp ca vang 

Muôn điều cứ “dạ thưa cô” mãi 

Đón tiếp rừng hoa nở sắc vàng

 
Minh Thúy Thành Nội

Mùa Thu 2023

Ý kiến bạn đọc
15/12/202302:11:40
Khách
Cám ơn tác giả đã được đọc bài viết về tình nghĩa thầy trò trên quê hương xứ người thật ấm áp, lưu lại nền giáo dục thật đẹp trước 75.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 467,444
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
11/12/202300:00:00
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
08/12/202300:00:00
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
04/12/202310:05:00
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
30/11/202313:49:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
29/11/202312:02:00
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
24/11/202300:00:00
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
21/11/202318:34:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
17/11/202300:00:00
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
15/11/202310:21:00
Cách đây mười ngày, trên một ngã tư đèn xanh vừa bật, nhưng một xe Lexus màu đen vẫn đứng yên, tiếng còi xe phía sau vang rền; cả một quãng đường đột nhiên bị tắc nghẽn; năm phút qua đi, nhiều tài xế sốt ruột mở cửa xe chạy đến chiếc Lexus, thấy một người đàn ông nằm gục trên tay lái. Người ta gọi 911 chở ông ta vào bệnh viện và kéo chiếc xe đi.