Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lễ Vu Lan

30/08/202317:51:00(Xem: 2507)
08032023 Minh Thúy Thành Nội Lễ Vu Lan
Hình: Đi chùa ngày Vu Lan. Tác giả gửi.

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.


*

Mùa báo hiếu đã đến. Các chùa thay phiên tổ chức nguyên tháng bảy âm lịch. Tôi cũng đi chợ mua sắn khoai, đậu, nếp, đường, trái cây, bông hoa và các thứ chuẩn bị đúng ngày rằm 15/7 dâng cúng tứ thân phụ mẫu trong nhà và ngoài trời. 

Lễ hội này phát xuất từ sự tích Phật Giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

Theo trong kinh thì lễ Vu Lan của Phật Giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn

Theo kinh "Vu Lan Bồn" thì ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề hãy còn quá sân tham và bởi ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

- Nhưng Bạch Thế Tôn, làm sao con thỉnh được chư Tăng khắp mười phương về để cúng dường cùng một lúc như vậy được?

Đức Phật dạy: "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó."

Tôn giả Mục Kiền Liên y theo lời Phật mà làm. Sau đó mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.” (trích từ phathocdoisong.com)

Rằm tháng bảy niềm tin của người con Phật theo câu chuyện ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, về Chùa dâng hương cầu nguyện cho cha mẹ đời này còn sống luôn được khỏe mạnh, hoặc cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đã quá vãng thoát khỏi cảnh địa ngục, sớm được siêu sanh tịnh độ. Đồng hành sự nguyện cầu là rải ruộng phước để hồi hướng công đức cho cha mẹ luôn được siêu thoát vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Sáng nay tôi đến Chùa Phổ Từ. Xe không còn chỗ đậu phải đi vòng vòng kiếm chỗ. Các đoàn sinh gia đình Phật tử ba đơn vị Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa đang tập trung dưới sự hướng dẫn của huynh trưởng. 

Trong chánh điện đã chật đạo hữu, các hàng ghế đặt ngoài sân thoáng mát cũng đầy người. Tiếng mõ vang đều, tứ chúng ngồi tụng kinh thành tâm, sau đó quý Thầy ban thời pháp về câu chuyện của ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, dẫu ai cũng thuộc nằm lòng câu chuyện bà Thanh Đề khi sống ác độc, lúc chết bị đọa xuống tầng ngạ quỷ súc sanh chịu nhiều hình phạt đau đớn, nhưng khi nghe lại mọi người như đang dâng nguồn cảm xúc mãnh liệt, có những giọt nước mắt lặng lẽ đang thương nhớ cha mẹ đã khuất. 



Tôi nhớ những mùa Vu Lan trước tham dự Chùa Thiên Trúc trên San Jose, các em ôm rổ hoa vừa màu hồng lẫn trắng đến trước mặt hỏi “Cô dùng màu gì để con cài”, tay run run cầm đóa trắng nhưng cũng cố gắng tỉnh táo che đậy nỗi tủi thân. Đến mục văn nghệ phụ diễn có em lên hát bài “Tâm sự người cài hoa trắng”, mắt tôi mờ dần, nước mắt tràn như mưa, không kềm chế ngăn chận nổi. Chùa Phổ Từ Thầy Từ Lực quan niệm dù mẹ mất, nhưng chỉ mất bằng thân xác chứ mẹ vẫn luôn hiện diện trong trí óc, trong tim mình thì xem như mẹ vẫn còn sống, Thầy cũng muốn tránh sự buồn tủi cho phật tử nên chỉ cho cài một màu hoa hồng. Có lần trước lễ một tuần, một thầy khác thay thầy giảng pháp về đề tài cha mẹ, vạt áo tràng người nào cũng lén chùi mắt mũi đang tràn ướt, không khí im ắng đến nín thở, thầy phải ngưng và nói “nhìn xuống thấy không khí nặng nề buồn bã quá cho thầy đổi đề tài khác”. Vậy mới biết mùa của sự tưởng nhớ về cha mẹ đã làm người con bị khích động sự buồn nhớ tột cùng, và nếu những người con còn cha mẹ, nhìn gương này ý thức mình đang còn cha mẹ là điều quý giá nhất để có thể tránh lỗi lầm, hoặc bày tỏ tình thương thật nhiều qua hành động, cử chỉ báo hiếu những điều thực tế trong đời sống. Nhân tiện xin kể lại hai câu chuyện về Tình Mẹ mà tác giả Đồng Dương đã sưu tập trong đề tài “Lễ Vu Lan” 

Câu chuyện thứ nhất:

Xem phim về Hoàng Đế Solomon và Nữ Hoàng Seapa. Trong phim có một clip ngắn khi Hoàng Đế Solomon xử án. Có hai người đàn bà giành nhau một đứa bé, ai cũng nhận đứa bé là con của mình, quan dưới không biết phân xử làm sao, mới đem lên Hoàng Đế Solomon, ông ra lệnh:

- Chặt đứa nhỏ làm hai khúc chia cho mỗi người một nửa.

Nữ Hoàng Seapa ngồi trên ngai nhíu mày, và thầm nghĩ sao mà xử ác độc thế. Nhưng một phút sau đó, một trong hai người đàn bà khóc nức nở quỳ tâu:

- Xin Hoàng Thượng hãy chặt đầu con và cho con của con được sống. 

Hoàng Đế Solomon lại ra lệnh:

- Đem đứa nhỏ giao cho người đàn bà này, và giam người đàn bà kia vào ngục thất.

Rồi ông quay qua Nữ Hoàng Seapa và nói:

- Không có người Mẹ nào đành lòng để người con mình bị giết. Chỉ có người Mẹ sinh ra con, mới chịu chết thay cho con được sống. 

Nữ Hoàng Seapa cảm phục trí thông minh và phản ứng nhanh lẹ của Hoàng Đế Solomon.

Câu chuyện thứ hai:

Trong trận động đất ở Nhật, đội tìm kiếm những người mất tích đã phát hiện một người đàn bà dưới đống bê tông đổ nát trong tư thế ôm chặt đứa con, bà đã chết cứng vì đá đè, nhưng đứa con ba tháng tuổi của bà được bao bọc bằng tấm chăn bông vẫn còn sống. Đôi cứu hộ đã tìm thấy chiếc Iphone trên ngực đứa bé với một message ngắn: "Nếu con còn sống sót, hãy nhớ rằng mẹ lúc nào cũng yêu con". Message này đã làm rơi nước mắt của bao nhiêu người về tình yêu của một người mẹ đã lấy thân mình che chắn, bảo vệ cho con được sống trong hoàn cảnh nguy khốn nhất.

Cũng vì thế, nhà văn quân đội người Pháp Lucien Bersot đã nói: "Trong vũ trụ này có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người Mẹ.

Sau giờ hành lễ và nghe pháp, mọi người vào thắp hương hai bàn vong khói tỏa nghi ngút, tôi thành tâm khấn nguyện trước di ảnh Tứ thân phụ mẫu được thờ Chùa này trong niềm xúc động vô biên.

Mùa thu lãng vãng đó đây theo luồng gió mát, bóng nắng yếu ớt mơn man những cành hoa giấy đỏ bên hàng rào ẻo lả đong đưa. Mùa hạ đã từ giã, nhưng tình hạ đã để lại trong lòng tôi những kỷ niệm thân thương nhẹ nhàng vô cùng, và càng nhẹ nhàng hơn nữa khi được cài bông hồng trên áo. Dẫu không phải chỉ có ngày lễ Vu Lan mới nhớ đến Cha Mẹ, nhưng đây là ngày lễ đặc biệt, ngày phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, phát huy tinh thần hiếu đạo. Ngày lễ có sức sống văn hoá truyền đạt con người trở về với cội nguồn tổ tiên, biết đền ơn tứ ân đức lớn rộng: cha mẹ, thầy cô, tổ quốc và con người. Một ngày lễ hội Vu Lan của Phật Giáo thật thiêng liêng mang ý nghĩa cao đẹp.

Minh Thúy Thành Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 522,135
28/08/202313:51:00
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
25/08/202300:00:00
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
22/08/202312:44:00
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
18/08/202300:00:00
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
14/08/202312:59:00
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
11/08/202300:00:00
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
04/08/202300:00:00
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
02/08/202313:08:00
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
28/07/202300:00:00
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
24/07/202313:46:00
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.