Hôm nay,  

Màu Bông Mùa Vu Lan

28/08/202313:51:00(Xem: 2842)

 

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018,  tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.

***

08282023 ĐÔ THỊ BÔNG
“Rước Kiệu Má” – Hình tác giả gửi.

 

Lễ Vu Lan năm nay, 2023, tám chị em tui sẽ phải cài bông hồng màu trắng rồi.

Ủa? Nói “Bông Hồng” đã “hồng” mà sao lại “màu trắng”!

Thôi thì, cài cái bông mẫu đơn màu trắng đi, hay loại gì đó cũng được, miễn là cái tên đừng có kèm theo chữ "hồng" là thích hợp. 
Ngồi buồn nghĩ lẩn thẩn, các bạn và anh/chị/em ơi, cho đỡ buồn.

Năm ngoái, 2022, sau khi tôi than phiền rằng sao ống cống trong nhà cứ bị nghẹt hoài, nhân viên sở tại tới lui thăm dò khám xét và sau cùng tới để đốn bỏ hai cây phượng tím cổ thụ cả trăm năm, trước sân nhà, vì rễ của nó đã ăn luồn vô ống cống, đã đội cái sân đậu xe, bể một đoạn dài.

Mất hai cây lớn che bóng mát, lòng tôi thấy tiếc làm sao. Như đánh mất cái gì đó.

Trong lòng luôn có ý ái ngại. Hơi lo sợ. Nghe người xưa hay nói là nếu nằm chiêm bao thấy bị rụng răng, hay cây khổng lồ mà bị tróc gốc, gãy, đốn bỏ, là điềm không hay, dữ hơn nữa, là nhà sắp có tang chế.
Tôi nói tôi không tin dị đoan!


Và rồi, cuối năm 2022, tôi mang tang chồng.

Rồi qua đầu năm nay, 2023, tôi có đại tang mẹ. Từ nay mấy chị em đâu còn làm kiệu để rước Má lên kiệu nữa rồi. Từ đây có chuyện gì liên quan tới miền Tây, còn Má đâu mà hỏi.


Khi chồng mất, tôi đau đớn quá. Cây cổ thụ che bóng mát đã bị đốn rồi.

Mới mất chồng mấy tháng thôi, tui đã hiểu sự trống rỗng, sống dật dờ, cô đơn như thế nào. Tội nghiệp, Má tôi đã sống như vậy hơn nửa thể kỷ.

Nhớ năm Mậu Thân 1968 khi Ba tôi mới mất, Má tôi đau khổ quá, có lần đang bán ế, Má xòe bàn tay ra cho cô thầy bói coi chỉ tay kế bên, trên vỉa hè bán buôn dưới dốc cầu Ông Lãnh.  Tôi nhớ rõ ràng hai điều cô phán "Chị bị khắc khẩu với bàng quan thiên hạ. Chị khóc chồng cho tới chết"



Khi Mẹ mất thì tôi lại buồn vui lẫn lộn.

Trong nỗi buồn có sự mừng vui vì Má đã đi gặp lại Ba, sau 54 năm góa bụa và nước mắt. Nhứt là, trong mấy tháng gần đây, Má tôi thường hay nằm nói chuyện, lời lẽ như hồi còn nhỏ với người chị đã mất từ hai thập niên trước rồi. 

Tháng Tư năm 1975, khi Má tôi đem được đám con khờ của Ba qua Mỹ trong mấy ngày cuối cùng của Sài Gòn, Má còn trẻ, mới năm mươi mấy thôi. Má đi làm trong hãng may, ngồi may mà mặt mày tươi rói, vì sung sướng, con cái đoàn tụ xung quanh, sống trong một cường quốc được tự do. Má có nghề nghiệp đàng hoàng để nuôi con, không còn cảnh vừa kiếm từng đồng, vừa ngó dáo dát, sợ bị đuổi, lúc nào cũng sẵn sàng để túm cái bao ny long mà chạy, trong đó có quần áo con nít, bán trên vỉa hè nữa.

Dĩ nhiên trong hãng cũng có mấy ông liếc ngang liếc dọc. Mà Má tôi dửng dưng, tuyên bố một cách chắc như bắp "Hổng ai bằng Ba tụi con hết"

Vì vậy nên Má để cho tuổi đời qua mau.
Vì vậy mà Má khóc Ba cho tới chết.

Năm trước tôi có viết bài "Buồng Chuối Còn Xanh" nói chi tiết về Má tôi, kể chuyện tám chị em tôi hãnh diện cài cái bông màu hồng lên áo, mùa Lễ Vu Lan.  Năm nay, phải cài cái bông màu trắng thôi.

Hai cây cổ thụ đã bị đốn rồi. Hai ngọn đèn đã tắt rồi.

Tất cả đã thành cát bụi. Như định luật tử sinh.

Như chồng tôi, 74 tuổi. Như Má tôi, 98 tuổi. 

Mình ơi. Đợi tôi. Tới đúng lúc thì tro cốt của hai đứa mình sẽ hòa chung với nhau trong dòng nước ngọt ngào.

Những năm trước, tới Lễ Vu Lan thì mấy đứa em tôi đưa Má tới chùa dự lễ, Má được mời lên ngồi trên hàng bô lão để được chúc mừng thượng thọ.
Năm nay thì,  Má ơi Má. Má gặp lại Ba rồi. Tro cốt hai người cũng sẽ tìm tới nhau trong làn biển xanh.

Má ơi.

Mình ơi./.

 

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
06/09/202301:47:00
Khách
Chị cũng không ngờ Triều Phong cũng có hai đại tang gần nhau như chị. Nỗi hụt hẩng, chưa tin sự thật là vậy, thỉnh thoảng nghĩ là Má chị đang ở bên nhà đứa em trai, chồng chị còn đi thăm mấy bà cô chưa về.
Mong ngày gặp lại Phương Ngôn nha.
31/08/202312:04:30
Khách
Chị Xuân ơi,
Sau khi đọc bài này, Phong lại bị bất ngờ khi biết chị có một nỗi buồn lớn khác nối tiếp theo niềm đau chưa nguôi trong một thời gian rất gần và vô cùng thấm thía với chị trong "cảm thức đau thương" của sự mất mát vì cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Phong cũng đã gánh chịu hai đại tang trong vòng sáu tháng! Quả là Tạo Hóa khéo trêu chị em chúng mình!
Do đó mà bây giờ Phong có thể cảm nhận sâu xa được sự mất mát vô bờ của chị bởi như cụ Nguyễn Du đã nói " Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!"
Tuy nhiên, Phong tin rằng chị đủ khả năng giác ngộ chánh niệm mà nhận biết cõi vô thường của sinh, lão, bịnh, tử, để an nhiên tự tại với gia đình trong mùa Vu Lan này. Xin cho Phong kính gửi một nén hương lòng tới bác như Phong đang hướng về mẹ của mình. Và mong chị "đá mềm chân cứng" để vững bước đi tới, thời gian sẽ bôi xóa niềm đau mà vui sống với người thân trong quãng đời còn lại.
Hy vọng có ngày chị em mình được tái ngộ để tâm sự nhiều hơn.
Kính bút,
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,792
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.
Nhạc sĩ Cung Tiến