Hôm nay,  

Màu Bông Mùa Vu Lan

28/08/202313:51:00(Xem: 2052)

 

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018,  tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.

***

08282023 ĐÔ THỊ BÔNG
“Rước Kiệu Má” – Hình tác giả gửi.

 

Lễ Vu Lan năm nay, 2023, tám chị em tui sẽ phải cài bông hồng màu trắng rồi.

Ủa? Nói “Bông Hồng” đã “hồng” mà sao lại “màu trắng”!

Thôi thì, cài cái bông mẫu đơn màu trắng đi, hay loại gì đó cũng được, miễn là cái tên đừng có kèm theo chữ "hồng" là thích hợp. 
Ngồi buồn nghĩ lẩn thẩn, các bạn và anh/chị/em ơi, cho đỡ buồn.

Năm ngoái, 2022, sau khi tôi than phiền rằng sao ống cống trong nhà cứ bị nghẹt hoài, nhân viên sở tại tới lui thăm dò khám xét và sau cùng tới để đốn bỏ hai cây phượng tím cổ thụ cả trăm năm, trước sân nhà, vì rễ của nó đã ăn luồn vô ống cống, đã đội cái sân đậu xe, bể một đoạn dài.

Mất hai cây lớn che bóng mát, lòng tôi thấy tiếc làm sao. Như đánh mất cái gì đó.

Trong lòng luôn có ý ái ngại. Hơi lo sợ. Nghe người xưa hay nói là nếu nằm chiêm bao thấy bị rụng răng, hay cây khổng lồ mà bị tróc gốc, gãy, đốn bỏ, là điềm không hay, dữ hơn nữa, là nhà sắp có tang chế.
Tôi nói tôi không tin dị đoan!


Và rồi, cuối năm 2022, tôi mang tang chồng.

Rồi qua đầu năm nay, 2023, tôi có đại tang mẹ. Từ nay mấy chị em đâu còn làm kiệu để rước Má lên kiệu nữa rồi. Từ đây có chuyện gì liên quan tới miền Tây, còn Má đâu mà hỏi.


Khi chồng mất, tôi đau đớn quá. Cây cổ thụ che bóng mát đã bị đốn rồi.

Mới mất chồng mấy tháng thôi, tui đã hiểu sự trống rỗng, sống dật dờ, cô đơn như thế nào. Tội nghiệp, Má tôi đã sống như vậy hơn nửa thể kỷ.

Nhớ năm Mậu Thân 1968 khi Ba tôi mới mất, Má tôi đau khổ quá, có lần đang bán ế, Má xòe bàn tay ra cho cô thầy bói coi chỉ tay kế bên, trên vỉa hè bán buôn dưới dốc cầu Ông Lãnh.  Tôi nhớ rõ ràng hai điều cô phán "Chị bị khắc khẩu với bàng quan thiên hạ. Chị khóc chồng cho tới chết"



Khi Mẹ mất thì tôi lại buồn vui lẫn lộn.

Trong nỗi buồn có sự mừng vui vì Má đã đi gặp lại Ba, sau 54 năm góa bụa và nước mắt. Nhứt là, trong mấy tháng gần đây, Má tôi thường hay nằm nói chuyện, lời lẽ như hồi còn nhỏ với người chị đã mất từ hai thập niên trước rồi. 

Tháng Tư năm 1975, khi Má tôi đem được đám con khờ của Ba qua Mỹ trong mấy ngày cuối cùng của Sài Gòn, Má còn trẻ, mới năm mươi mấy thôi. Má đi làm trong hãng may, ngồi may mà mặt mày tươi rói, vì sung sướng, con cái đoàn tụ xung quanh, sống trong một cường quốc được tự do. Má có nghề nghiệp đàng hoàng để nuôi con, không còn cảnh vừa kiếm từng đồng, vừa ngó dáo dát, sợ bị đuổi, lúc nào cũng sẵn sàng để túm cái bao ny long mà chạy, trong đó có quần áo con nít, bán trên vỉa hè nữa.

Dĩ nhiên trong hãng cũng có mấy ông liếc ngang liếc dọc. Mà Má tôi dửng dưng, tuyên bố một cách chắc như bắp "Hổng ai bằng Ba tụi con hết"

Vì vậy nên Má để cho tuổi đời qua mau.
Vì vậy mà Má khóc Ba cho tới chết.

Năm trước tôi có viết bài "Buồng Chuối Còn Xanh" nói chi tiết về Má tôi, kể chuyện tám chị em tôi hãnh diện cài cái bông màu hồng lên áo, mùa Lễ Vu Lan.  Năm nay, phải cài cái bông màu trắng thôi.

Hai cây cổ thụ đã bị đốn rồi. Hai ngọn đèn đã tắt rồi.

Tất cả đã thành cát bụi. Như định luật tử sinh.

Như chồng tôi, 74 tuổi. Như Má tôi, 98 tuổi. 

Mình ơi. Đợi tôi. Tới đúng lúc thì tro cốt của hai đứa mình sẽ hòa chung với nhau trong dòng nước ngọt ngào.

Những năm trước, tới Lễ Vu Lan thì mấy đứa em tôi đưa Má tới chùa dự lễ, Má được mời lên ngồi trên hàng bô lão để được chúc mừng thượng thọ.
Năm nay thì,  Má ơi Má. Má gặp lại Ba rồi. Tro cốt hai người cũng sẽ tìm tới nhau trong làn biển xanh.

Má ơi.

Mình ơi./.

 

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
06/09/202301:47:00
Khách
Chị cũng không ngờ Triều Phong cũng có hai đại tang gần nhau như chị. Nỗi hụt hẩng, chưa tin sự thật là vậy, thỉnh thoảng nghĩ là Má chị đang ở bên nhà đứa em trai, chồng chị còn đi thăm mấy bà cô chưa về.
Mong ngày gặp lại Phương Ngôn nha.
31/08/202312:04:30
Khách
Chị Xuân ơi,
Sau khi đọc bài này, Phong lại bị bất ngờ khi biết chị có một nỗi buồn lớn khác nối tiếp theo niềm đau chưa nguôi trong một thời gian rất gần và vô cùng thấm thía với chị trong "cảm thức đau thương" của sự mất mát vì cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Phong cũng đã gánh chịu hai đại tang trong vòng sáu tháng! Quả là Tạo Hóa khéo trêu chị em chúng mình!
Do đó mà bây giờ Phong có thể cảm nhận sâu xa được sự mất mát vô bờ của chị bởi như cụ Nguyễn Du đã nói " Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!"
Tuy nhiên, Phong tin rằng chị đủ khả năng giác ngộ chánh niệm mà nhận biết cõi vô thường của sinh, lão, bịnh, tử, để an nhiên tự tại với gia đình trong mùa Vu Lan này. Xin cho Phong kính gửi một nén hương lòng tới bác như Phong đang hướng về mẹ của mình. Và mong chị "đá mềm chân cứng" để vững bước đi tới, thời gian sẽ bôi xóa niềm đau mà vui sống với người thân trong quãng đời còn lại.
Hy vọng có ngày chị em mình được tái ngộ để tâm sự nhiều hơn.
Kính bút,
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 355,091
27/10/202300:00:00
Chiều mùa Thu thật mau tối, ảm đạm dưới màn trời xám xịt. Tôi dừng xe đổ xăng, rồi bâng quơ nhìn qua bên kia đường là cửa hàng Marshalls. Tôi chợt nhớ ra trong xe có đôi bao tay tôi đã mua nhưng không vừa ý, cần trả lại tiệm. Ở xứ tự do nói chung và xứ Bắc Mỹ này nói riêng, sướng thật. Khi mua đồ về nhà, trong vòng 30 ngày có thể đem trả lại dù với bất cứ lý do gì miễn là còn tag, còn receipt rõ ràng. Nếu ở Việt Nam thì ... mơ đi nhé, mà nếu họ có đồng ý cho đổi trả thì cũng mặt mày sưng sỉa, nặng nhẹ mắng chó chửi mèo mới hả dạ, làm cho khách hàng cảm thấy mình là “ tội đồ” chớ không phải là “thượng đế”.
22/10/202311:56:00
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài viết mới nhất.
20/10/202300:00:00
Tôi vặn ti-vi lên, kiếm phim để coi. Đài nào cũng Halloween này Halloween nọ, kẹo bánh đầy tiệm, quần ma áo quỷ, chán quá. Đổi qua đài Netflix, thấy bộ phim dài, The Defeated, phim về thời hậu chiến Thế Giới Thứ Hai, mở ra coi thử. Ráng coi tới tập 2 thì phim vẫn còn quanh quẩn trong một xã hội đổ nát sau chiến tranh, với những ngôi nhà thấp, những tầng lầu cao, cả thị trấn lỗ chỗ dấu đạn, với những thân phận con người vẫn phải tiếp tục sống lẩn quẩn tìm tòi bươi móc trong đống tro tàn, sao mà giống Việt Nam quá. Từ xưa tới nay, thuở khai thiên lập địa, con người xâu xé lẫn nhau, giành đất sống. Rồi chiến tranh. Đệ Nhứt Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, nồi da xáo thịt Việt Nam, chiến tranh bên nước Ukraine và mới đây, lò lửa Trung Đông vừa bộc phát ở Do Thái bởi Hamas (Palestine), chưa gì dân cả hai bên đã chết và bị thương cả chục ngàn người, Dãy Đất Gaza thành bình địa.
13/10/202300:00:00
Năm 2017, khi tìm hiểu về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và giúp tía Hai Lúa trong quá trình trị bệnh, KV có chia sẻ một số cách chữa trị Prostate cancer phổ biến ở Mỹ. Sau 44 lần xạ trị và tiêm hormone mỗi ba tháng, tía Hai Lúa có vẻ khỏe lại. Nhưng có lẽ tía đã không nên chủ quan và vội nghĩ mình đã thoát ung thư, bởi mầm ung thư có sẵn trong mỗi người; khi các duyên hội đủ, ung thư sẽ phát triển. Bốn năm sau, tháng 5/2021, khi đến lúc tía đi siêu âm và chụp Xray hàng năm để canh chừng dấu hiệu ung thư tái phát thì kết quả cho thấy vài bướu ung thư với kích cỡ khác nhau lại mọc lên ở vùng bụng dưới. Bác sĩ cấp kỳ lên kế hoạch trị bệnh cho tía. Lần này, họ không đề nghị xạ trị nữa mà mạnh dạn cho toa thuốc chemo viên: thuốc tốt nhất, mạnh nhất… và dĩ nhiên đắt tiền nhất, hơn $500/viên.Chỉ vài tuần sau khi tía Hai Lúa bắt đầu dùng thuốc chemo, mọi người trong nhà nhanh chóng nhận thấy tình trạng sức khỏe của tía xuống dốc trầm trọng.
06/10/202300:00:00
Mẹ nhìn tôi với cặp mắt trách móc nhưng dịu lại ngay, vẫn không nói gì; bà cố gắng chịu đựng những lời nói cay đắng như xát muối vào tim của tôi vì bà muốn đền bù cho tôi đã phải cực khổ mang cái bào thai của những tên đầu trâu mặt ngựa mất nhân tính trên đảo khi tàu chúng tôi được tàu Thái Lan vớt và đưa vào một đảo của đất nước này. Tôi biết những lời nói của tôi thật hỗn hào, làm nhói lòng mẹ, nhưng tôi không thể kiềm chế mình được, không thể tự chủ được mỗi lần mẹ bảo tôi trông nó! Nó dễ thương thật nhưng nhìn thấy thằng bé, tôi không thể nào quên được quá khứ nhục nhã ấy.
03/10/202322:41:00
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
29/09/202300:00:00
Cách đây vài năm, nhân dịp đi thăm gia đình ở thành phố Arlington tiểu bangTexas bên Mỹ vào đúng mùa Trung Thu, tôi thấy các chợ Việt Nam tại đây bày bán nhiều loại bánh Trung Thu do chính người Việt sản xuất tại các thành phố đông người Việt như Dallas, Houston và California bên cạnh bánh Trung Thu nhập từ Taiwan, Mã Lai, China. Mặc dù Trung Thu chỉ phổ biến ở một số nước Châu Á như China, Korea, Singapore, Taiwan, Việt Nam, Japan cửa hàng Costco cũng nhạy bén nhập về các loại bánh trung thu, bánh pía. Người Việt mình tha hồ có nhiều lựa chọn. Bánh Trung Thu "Made in China" từ lâu vốn mang tiếng làm ăn gian dối trở thành lép vế hẳn đi. Cứ sau mỗi mùa Trung Thu những hộp bánh ế phần nhiều là hàng China, chợ đã phải hạ giá on sale buy 1get 1 free
26/09/202307:26:00
Đầu tháng 8 năm nay khí hậu vùng Hoa thinh Đốn tương đối tốt so với Texas hay Florida. Mấy người bạn cư ngụ các vùng kể trên than trời nóng quá nhất là vào buổi trưa. Tuy thế Vân cũng từ chối đi chơi xa hay họp mặt với nhóm bạn già. Chẳng là Vân có hai người cháu, người gọi là cô, người gọi là dì có con được nhận vào trường Y. Bố mẹ các cháu mừng lắm vì ngày nay số sinh viên được nhận vào Y khoa rất ít so với thời Bố Mẹ các cháu mấy chục năm về trước. Hai gia đình mời Vân dự lễ "Khoác áo trắng" (White Coat Ceremony) để chúc các cháu may mắn, thành công trên đường học vấn. Nghe đâu việc học còn dài, 6 hay 7 năm nữa mới hoàn tất, nếu suông sẽ, không gặp trở ngại.
22/09/202300:00:00
Thế là cuối cùng tôi cũng đã đến được Hoa Kỳ, thỏa mãn ước mơ tìm tự do sau hai mươi lần cố gắng vượt biên, trải qua gần sáu năm tù ở các trại lao động cưỡng bức với ba lần bị bắt, hơn mười năm “chết dí” bên trời tị nạn Phi Luật Tân vì tới đảo sau ngày đóng cửa (cut-off date!) Thời gian này vừa đi làm vừa dự định đi học nên tôi đã nộp đơn vào một trường Community College ở VA, rồi được xếp lớp và nhận được “financial aid” xong nhưng vì cha mẹ tôi bên nhà đau yếu nhiều, không có tiền thuốc thang, tôi đành bỏ học theo người anh lớn tuổi cùng ở bên đảo ngày xưa về SC làm “nails!” Nhưng dù vậy tôi vẫn nghĩ sẽ cố gắng làm để có tí tiền nuôi thân và gửi về cho cha mẹ già chút đỉnh chữa bệnh trước rồi từ từ sẽ thu xếp đi học lại do đó khi làm được vài tháng, túi có rủng rỉnh ít tiền, tôi liền mua quà và mang ra bưu điện gần nhà để gửi về Việt Nam ngay.
15/09/202300:00:00
Ông bà ta ngày xưa trân quí tuổi thọ, sống được đến tuổi năm mươi là đã ăn mừng ngũ tuần, vì nhân sinh thất thập cổ lai hy, chẳng mấy người sống đến tuổi 70. Ngày nay con người sống khoẻ sống vui, đến 50 vẫn còn lả lướt sàn trên nhảy, cặp bồ nhí, đánh tennis, trèo núi, du lịch ba lô, v.v. Sống đến thất thập không còn là chuyện cổ lai hy nữa. Và số người thọ đến 80, 90 không còn là hiện tượng hiếm.
FYAB-AdsVIETNAMESE300x250
Nhạc sĩ Cung Tiến