Hôm nay,  

Màu Bông Mùa Vu Lan

28/08/202313:51:00(Xem: 2844)

 

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018,  tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.

***

08282023 ĐÔ THỊ BÔNG
“Rước Kiệu Má” – Hình tác giả gửi.

 

Lễ Vu Lan năm nay, 2023, tám chị em tui sẽ phải cài bông hồng màu trắng rồi.

Ủa? Nói “Bông Hồng” đã “hồng” mà sao lại “màu trắng”!

Thôi thì, cài cái bông mẫu đơn màu trắng đi, hay loại gì đó cũng được, miễn là cái tên đừng có kèm theo chữ "hồng" là thích hợp. 
Ngồi buồn nghĩ lẩn thẩn, các bạn và anh/chị/em ơi, cho đỡ buồn.

Năm ngoái, 2022, sau khi tôi than phiền rằng sao ống cống trong nhà cứ bị nghẹt hoài, nhân viên sở tại tới lui thăm dò khám xét và sau cùng tới để đốn bỏ hai cây phượng tím cổ thụ cả trăm năm, trước sân nhà, vì rễ của nó đã ăn luồn vô ống cống, đã đội cái sân đậu xe, bể một đoạn dài.

Mất hai cây lớn che bóng mát, lòng tôi thấy tiếc làm sao. Như đánh mất cái gì đó.

Trong lòng luôn có ý ái ngại. Hơi lo sợ. Nghe người xưa hay nói là nếu nằm chiêm bao thấy bị rụng răng, hay cây khổng lồ mà bị tróc gốc, gãy, đốn bỏ, là điềm không hay, dữ hơn nữa, là nhà sắp có tang chế.
Tôi nói tôi không tin dị đoan!


Và rồi, cuối năm 2022, tôi mang tang chồng.

Rồi qua đầu năm nay, 2023, tôi có đại tang mẹ. Từ nay mấy chị em đâu còn làm kiệu để rước Má lên kiệu nữa rồi. Từ đây có chuyện gì liên quan tới miền Tây, còn Má đâu mà hỏi.


Khi chồng mất, tôi đau đớn quá. Cây cổ thụ che bóng mát đã bị đốn rồi.

Mới mất chồng mấy tháng thôi, tui đã hiểu sự trống rỗng, sống dật dờ, cô đơn như thế nào. Tội nghiệp, Má tôi đã sống như vậy hơn nửa thể kỷ.

Nhớ năm Mậu Thân 1968 khi Ba tôi mới mất, Má tôi đau khổ quá, có lần đang bán ế, Má xòe bàn tay ra cho cô thầy bói coi chỉ tay kế bên, trên vỉa hè bán buôn dưới dốc cầu Ông Lãnh.  Tôi nhớ rõ ràng hai điều cô phán "Chị bị khắc khẩu với bàng quan thiên hạ. Chị khóc chồng cho tới chết"



Khi Mẹ mất thì tôi lại buồn vui lẫn lộn.

Trong nỗi buồn có sự mừng vui vì Má đã đi gặp lại Ba, sau 54 năm góa bụa và nước mắt. Nhứt là, trong mấy tháng gần đây, Má tôi thường hay nằm nói chuyện, lời lẽ như hồi còn nhỏ với người chị đã mất từ hai thập niên trước rồi. 

Tháng Tư năm 1975, khi Má tôi đem được đám con khờ của Ba qua Mỹ trong mấy ngày cuối cùng của Sài Gòn, Má còn trẻ, mới năm mươi mấy thôi. Má đi làm trong hãng may, ngồi may mà mặt mày tươi rói, vì sung sướng, con cái đoàn tụ xung quanh, sống trong một cường quốc được tự do. Má có nghề nghiệp đàng hoàng để nuôi con, không còn cảnh vừa kiếm từng đồng, vừa ngó dáo dát, sợ bị đuổi, lúc nào cũng sẵn sàng để túm cái bao ny long mà chạy, trong đó có quần áo con nít, bán trên vỉa hè nữa.

Dĩ nhiên trong hãng cũng có mấy ông liếc ngang liếc dọc. Mà Má tôi dửng dưng, tuyên bố một cách chắc như bắp "Hổng ai bằng Ba tụi con hết"

Vì vậy nên Má để cho tuổi đời qua mau.
Vì vậy mà Má khóc Ba cho tới chết.

Năm trước tôi có viết bài "Buồng Chuối Còn Xanh" nói chi tiết về Má tôi, kể chuyện tám chị em tôi hãnh diện cài cái bông màu hồng lên áo, mùa Lễ Vu Lan.  Năm nay, phải cài cái bông màu trắng thôi.

Hai cây cổ thụ đã bị đốn rồi. Hai ngọn đèn đã tắt rồi.

Tất cả đã thành cát bụi. Như định luật tử sinh.

Như chồng tôi, 74 tuổi. Như Má tôi, 98 tuổi. 

Mình ơi. Đợi tôi. Tới đúng lúc thì tro cốt của hai đứa mình sẽ hòa chung với nhau trong dòng nước ngọt ngào.

Những năm trước, tới Lễ Vu Lan thì mấy đứa em tôi đưa Má tới chùa dự lễ, Má được mời lên ngồi trên hàng bô lão để được chúc mừng thượng thọ.
Năm nay thì,  Má ơi Má. Má gặp lại Ba rồi. Tro cốt hai người cũng sẽ tìm tới nhau trong làn biển xanh.

Má ơi.

Mình ơi./.

 

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
06/09/202301:47:00
Khách
Chị cũng không ngờ Triều Phong cũng có hai đại tang gần nhau như chị. Nỗi hụt hẩng, chưa tin sự thật là vậy, thỉnh thoảng nghĩ là Má chị đang ở bên nhà đứa em trai, chồng chị còn đi thăm mấy bà cô chưa về.
Mong ngày gặp lại Phương Ngôn nha.
31/08/202312:04:30
Khách
Chị Xuân ơi,
Sau khi đọc bài này, Phong lại bị bất ngờ khi biết chị có một nỗi buồn lớn khác nối tiếp theo niềm đau chưa nguôi trong một thời gian rất gần và vô cùng thấm thía với chị trong "cảm thức đau thương" của sự mất mát vì cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Phong cũng đã gánh chịu hai đại tang trong vòng sáu tháng! Quả là Tạo Hóa khéo trêu chị em chúng mình!
Do đó mà bây giờ Phong có thể cảm nhận sâu xa được sự mất mát vô bờ của chị bởi như cụ Nguyễn Du đã nói " Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!"
Tuy nhiên, Phong tin rằng chị đủ khả năng giác ngộ chánh niệm mà nhận biết cõi vô thường của sinh, lão, bịnh, tử, để an nhiên tự tại với gia đình trong mùa Vu Lan này. Xin cho Phong kính gửi một nén hương lòng tới bác như Phong đang hướng về mẹ của mình. Và mong chị "đá mềm chân cứng" để vững bước đi tới, thời gian sẽ bôi xóa niềm đau mà vui sống với người thân trong quãng đời còn lại.
Hy vọng có ngày chị em mình được tái ngộ để tâm sự nhiều hơn.
Kính bút,
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến