Hôm nay,  

Chông Chênh

10/04/201000:00:00(Xem: 256500)

Chông Chênh

Tác giả: Đoàn Thị<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 2860-28110-vb7041010

 

Đây là bài viết thứ ba của tác giả Đoàn Thị, sau hai bài Chiều Xan PhanGhen. Bút hiệu Đoàn Thị, theo tác giả được ghép họ của người chồng và tên lót quen thuộc trong cách đặt tên phụ nữ Việt. Do sự sơ xuất trong việc biên tập, tên tác giả được ghi danh là Trần Hồng Linh. Xin trân trọng cáo lỗi cùng nhị vị tác giả và quí vị độc giả.

***
Chị Ninh đứng nhìn phòng khách chật ních thùng các tông, chiều nay chị giao nhà cho người ta, tối mai anh chị bay sang Los đoàn tụ với gia đình con gái.
*
Ngày chị sinh Lan, bên ngoại lẫn chồng chị đều thất vọng, mẹ chị có bốn cô con gái, đứa cháu ngoại đầu tiên lại là gái, ông ngoại không vui chứ không phải bà ngoại.
Ông ngoại cười ruồi, lại con gái, chả trách ông được, hai mươi năm nay ông sống bên "ngũ long công nương" tính luôn bà vợ của ông cho chẵn con số năm, toàn tiếng khóc mỹ nhân làm mềm lòng nam nhi.
Ông buông một câu thật mếch lòng, bà chỉnh ngay, ô hay sao ông lại nói thế, ông không sợ con gái buồn à, anh chị sui không chê con gái, mình bên ngoại mắc chi mà than. Ông chả trả lời đến bên chiếc nôi nhìn con bé Lan, trông nó giống mẹ, giống ông ngoại nữa đấy, ông cuời thầm, cháu ngoại là cháu mình, chắc ăn như bắp, thôi thế cũng được.
Được quá đi chứ, con bé Lan năm lên tám đã biết nấu cơm phụ mẹ và trông em, cu Lộc nhỏ hơn chị hai tuổi mà chả biết làm gì cả, ông ngoại cưng Lộc như trứng, cháu ngoại cùng họ, mang tên lót bên ông, Nguyễn Phúc..., ông hả dạ lắm.
Đám cháu ngoại của ông sau này toàn con trai, ông hả hê, trời bù đắp, bỏ công ông trông đợi bao nhiêu năm, nhưng mấy thằng cháu sau không mang họ Nguyễn, toàn là, Lê Nguyễn, Vũ Nguyễn... cố gán ghép cái họ Nguyễn của ông cũng không "lấn được cái họ bên chồng”.
Ngày Lan sinh con gái đầu lòng, chị Ninh chẳng buồn tí nào, ba thế hệ đều có con đầu là gái, chị cho đó là phúc lộc, may là ông ngoại của Lan đã mất, nếu còn sống ông lại hoài công mong đợi, đứa cháu cố đầu lòng lại là con gái.
*
Chị Ninh vui lắm, cả tháng nay đồng nghiệp trong công ty chị làm, ai cũng vui với chị, có con gái có khác, hô một tiếng là nó bảo lãnh anh chị đi. Chả bù con trai, muốn nó lo cho mình sang, phải chờ quyết định của "bà dâu”, không phải cách mệnh đổi đời, mà cái trời tây xa xôi kia đã đổi phận đàn bà, bây giờ họ bình quyền đến phát khiếp. Nói theo kiểu Sàigòn thời thượng, trên mức tuyệt vời, sướng nhé các bà tha hồ đe nẹt chồng, nhẹ tay thôi, nhỡ ông nhà "hóa rồ" quay về bên nhà cứu vớt đám phụ nữ liều mạng lấy "chồng ngoại bang”, bà coi như trắng tay.
Mẹ con chị đã bàn với nhau, sang Mỹ chị sẽ ở nhà trông hai cháu để Lan học nốt, lấy xong cái bằng kế toán, lúc đó các cháu tự ăn, tự đón xe bus đi học, chị sẽ đi làm, bước đầu chồng chị đi làm trước để không gây phiền hà con rể.
Những ngày đầu đoàn tụ, tiệc nhà này nhà nọ, ra mắt ba mẹ, ông bà nhạc với bạn bè, nhộn nhịp cả cái xóm việt nam trong khu nhà Lan, ai cũng mừng cho gia chủ, chuyến này chúng mày tha hồ tay trong tay dung dăng dung dẻ đi chơi.
Chồng chị Lan "ở không" bên nhà khá lâu, khi Sàigòn bị đổi tên,  ngày anh cởi bỏ áo lính vì thời cuộc, anh đóng vai xe ôm chở chị đi buôn, tròm trèm ba mươi năm anh chưa hề bước chân vô sở đi làm. Sàigòn mở cửa, tây tàu đổ vào miền nam kinh doanh, chị Ninh nhảy vào sở tây làm việc, lương vài trăm đô một tháng, anh có nhiệm vụ sáng đưa chị đến sở, chiều đón về. Tám giờ chị làm việc trong sở, anh ngao du mấy quán cà phê với đám bạn già, anh thuộc hàng tỷ phú thời gian, số anh đẻ bọc điều, lớn lên đi lính mười mấy năm, sau đó vợ nuôi, trách anh cũng tội, lính ngụy ai cho làm việc.
Cô em vợ chanh chua xếp anh vào một cái nghề mới toanh, "làm thinh”, ai đi làm mặc họ, anh thinh lặng ở nhà hưởng đời, sáng chiều làm "xe ôm" đưa vợ đến sở là quá lắm rồi, đòi hỏi nhiều cũng không được, đàn ông bên nhà là "zua”, đàn bà lộn xộn ăn bộp tai như chơi.
Nhờ cách mệnh đổi đời, anh ngơi mấy chục năm nay, qua tới Mỹ, thiên đàng hạ giới, sao anh thấy đời khổ quá, thiên hạ lao động như goulag bên Sibérie, vợ con bắt anh đi làm, mà làm cái gì, anh chỉ biết làm thinh, tay chân không quen lao động. Mấy ông việt cộng dối trá, lao động là vinh quang hồi nào, qua đây cày hai ba job là biết liền, dân bên nhà sống nhờ tiền chu cấp của người thân nên họ tiêu xài thoải mái, đua đòi phát khiếp.
Lan hỏi ba muốn làm nghề gì để con tìm, con nhỏ chậm tiêu, ba mày là chuyên viên "làm thinh”, tự dưng bắt ổng "làm thiệt”, con nhỏ bất hiếu, ác thiệt. Anh bí lối, gãi đầu, từ từ tính, ba mới qua chưa "đầy tháng”, kiểu này chắc chờ "thôi nôi" ba biết bò, biết lật hẳn hay, người ta nói dân Sàigòn lười không sai.
Xin lỗi, nhà dột có chỗ, đừng vơ đũa cả nắm, mếch lòng dân ta, người nghèo, người lao động chân chính bên nhà làm việc hơn mười giờ một ngày, làm gì được lãnh tiền overtime, đa số thầm lặng đó, bị lãng quên bên lề xã hội, không ai đoái hoài, họ đáng được trân quí.
Bị ép uổn dữ lắm, sau khi suy nghĩ "hơn thiệt”, anh mới chịu đi làm, tội nghiệp anh, đôi khi anh muốn bỏ về sàigòn quách cho rồi, thiên đàng của ai chứ đâu phải của anh. Đàn ông bên này mất giá trầm trọng, chả có quyền hạn chi cả, la mắng, đánh đấm vợ con là bị "hươn nai gì đó”, ờ  nai quờ quạng (911) nó còng tay làm thịt mình, anh ráng ở ít bữa, thành việt kiều, anh về Sàigòn cưới hoa hậu, người mẫu thời trang, hoặc Em Mờ Xi (MC) cho bỏ ghét.
Tội nghiệp anh "hai lúa" của xứ cờ hoa, muốn thành việt kiều, phải ở lại ít nhất năm năm, thi xong cái bằng quốc tịch, lúc đó phải đọc đúng là nai oanh oanh, chớ có đọc nai quờ quờ, là rớt một cái bịch, tàn mộng việt kiều đấy. Từ đây tới đó hy vọng cuộc sống mới bên này thay đổi cái nhìn méo mó của anh. Chị Ninh thẹn đỏ mặt những ngày đầu ra mắt bạn bè của con gái, chị đường đường là trợ lý GĐ cho công ty nước ngoài, anh ngồi nhà ngơi như người thất học.


Bên này hở ra phải lái xe, anh tính nhẫm, dại gì học lái, ngày nghỉ mất công chở con cháu đi chơi, đi chợ, anh đẩy vợ đi học lái xe, nại cớ, mắt mờ, chân chậm. Mỗi ngày vợ đưa đón anh đi làm, xứ Mỹ này tàn ác hơn cán cộng, nó đảo lộn cuộc sống an nhàn của anh, mấy ông việt kiều về nước nghỉ hưu là phải lắm, dân chơi sành điệu có khác, hãy đợi đấy, ông sẽ về cho mà xem.
Mới đó đã ba mùa lá rụng, chân tay chồng chị Ninh cũng rụng rời theo nhịp vắt sổ, anh kiên nhẫn chờ thêm vài tháng nữa, Lan ra trường đi làm, thả vợ anh về "cứu" anh.
Tối đến hai vợ chồng hủ hỉ, anh tán vợ:
- Mẹ nó ở nhà mãi, cùm chân một chỗ, chắc nhớ việc làm.
Chị ngây ngô :
- Ừ, cũng nhớ chút chút, nhưng thương các cháu quá, rời chúng nó không đành.
Anh mất vía:
- Thế mẹ nó không định đi làm trở lại à, ở nhà lụt nghề làm sao.
Chị ỡm ờ:
- Từ từ tính, mấy chục năm nay cày rồi, vả lại bên nhà dùng tiếng tây, qua đây "chuyển ngữ" qua tiếng anh, phải đi  học ESL mới "cập nhật" trình độ ngôn ngữ được.
Rồi chị kết một câu, xé nát tim anh:
- Ở nhà quen đâm lười, vả lại đến thiên đàng rồi, ngơi thử xem có đúng như người ta đồn không.
Anh tiu nghỉu, sao tự nhiên chị đòi "hưởng đời" sớm thế, chị vốn siêng năng, không lẽ cái xứ này làm chị hư người, bao nhiêu hy vọng thầm kín, ấp ủ những ngày an nhàn sắp tới bỗng chốc mong manh như chuông treo tóc tơ.
Anh căm hờn, anh cắn răng cày, chờ ngày phục thù định mệnh đang đì anh, trong lúc đó chị tỉnh queo, cắp sách đi học, chắc mấy bà Mỹ chỉ bảo chị cách sống bình đẳng, bình quyền đây. Hỡi ơi, thiên đàng xứ cờ hoa, chỉ ưu đãi đàn bà thôi, bọn đàn ông, một thời hét ra lửa bên nhà, dẫn xác qua đây làm chi, giờ bị "chế độ tự do quá trớn" bạc đãi, muốn la hét đánh đấm cho hả cơn giận, phải gờm mấy thằng "nai một một" (911). Cụm từ mã hóa này, bọn anh nói với nhau trong quán cà phê để tránh tụi "phú lích" nghe được (police), "thổ ngữ" của mấy ông "bất đắc chí”, nuối tiếc thời vàng son "chồng chúa vợ tôi" đã lùi vào thế kỷ 20 vừa qua.
Trời không phụ lòng anh, đủ tháng đủ ngày, anh vác chỏng đi thi quốc tịch, nhờ đi làm mấy năm nay, tiếng Mỹ nghe quen tai nên anh không khớp, vả lại chị Ninh kèm anh liền tù tì mấy tháng mới nên cơm cháo ngày nay.
Mảnh bằng quốc tịch vắt vai, chuyến này anh thành việt kiều thứ thiệt, hỏng phải dân "green card" đâu nhé, cụm từ này anh dùng tiếng Mỹ chính thống, không cần dùng "thổ ngữ”, bây giờ mình thành "Mỹ giấy" thứ thiệt, nên phân biệt rỏ giữa công dân mỹ với "thường trú nhân”.
Năm năm chờ đợi, chuyến này anh quyết quay về Sàigòn cho bỏ nỗi nhớ nhà, về để thưởng thức cái mác việt kiều dính cứng trên người anh, nhất là  "chị em ta" bên nhà thể nào chả vờn tới vờn lui níu kéo. Anh mỉm cười một mình, ưng ý lắm, thầm nghĩ, mẹ nó liệu hồn mà ngoan ngoãn, ông cặp kè với gái trẻ vài bữa lấy oai, mẹ nó chỉ có nước "lạy ông" ông mới quay về.
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, anh hơi chủ quan, việt kiều lúc này thua xa đại gia, tiền đô la đổ mồ hôi sôi con mắt bên này, bì sao nổi với tiền của mấy ông "quan đỏ" chuyên "kinh doanh tiền viện trợ" của các nước đổ vào VN. Anh chỉ ngon lành với dân lao động chân chính, chưa chắc khá hơn dân chủ công ty Tờ Nờ Hờ Hờ (trách nhiệm hữu hạn), thua xa ca sĩ nghệ nhân chạy show từ nam chí bắc, bì sao được với việt kiều "tái hồi hương" lập nghiệp, "tái" là vì sau mấy chuyến đi về thăm dò, xét thấy "quê hương là chùm khế ngọt" nên ta  "xin chọn nơi này làm quê hương”.
Nhằm nhò gì ba cái chi tiết lẻ tẻ đó, lòng anh đã vững như kiềng ba chân, anh phải về cho hả cơn thèm anh nhịn mấy năm nay, sẳn đe bà vợ, may là chị Ninh vẫn ngoan ngoãn đưa đón anh đi làm, đe trước cho bả ngán.
Cái ngày mong đợi đã đến, máy bay sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, anh đi vào WC sửa lại bộ vó, trang phục đúng điệu việt kiều, đội thêm cái "kết" có chữ  "du xi eo lây" (UCLA) chánh hiệu con nai vàng dân "Cani" (Cali).
Vừa đến Sàigòn, anh đã hò các bạn họp mặt tại một quán ăn "bao bụng" (buffet), sau buổi ra mắt hội ngộ, bạn bè lần lượt gặp riêng anh, tri kỷ là đây, anh biếu các bạn chút tiền cà phê, gọi là hâm nóng tình bằng hữu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Chị Ninh tranh thủ đi sắm áo dài cho con cháu, chị như chìm trong cái thế giới áo dài của riêng chị, chị rảo hết Sàigon, tơ tầm, gấm lụa ... thứ nào chị cũng gom vào. Chị ưng ý nhất bộ áo dài gấm bốn mùa, nghe "nghệ thuật" như tác phẫm bốn mùa của Vivaldi, thật ra là gấm Mai Lan Cúc Trúc, mỗi áo một loài hoa in nổi trên nền gấm màu đỏ Bordeaux, màu xanh biển sậm ...
Sàigòn ngày về, anh chạnh lòng nhớ lại thời oanh liệt, thấy mình lạc lõng giữa con phố thân quen giờ không còn quen thân vì cây cảnh cũng như con người đã đổi thay. Bỗng anh nhớ nhà, cái nhà bên Mỹ, đi xa mới thấy nhớ, cái xóm yên tịnh nhiều kỷ niệm, mới năm năm mà anh thấy gắng bó, có lẽ cuộc sống sinh động bên đó đã hoàn chỉnh quan niệm sống của anh. Giấc mộng hồi hương phai dần, anh thấy mình trôi nổi chong chênh giữa cái thành phố thay đổi đến chóng mặt, tuổi già của anh khó "hội nhập" vào cái xã hội bát nháo anh vừa bỏ đi vài năm nay.
Anh thất vọng thấy không ít người có khuynh hướng sống kiểu "chùm gửi”, nhất cử nhất động réo gọi "tiền đô”, cưới hỏi, ma chay, tiền chợ, điện nước, tiền nghĩa vụ quân sự, lao động XHCN, cả tiền du lịch ngày lễ ... thân nhân bên kia bờ đại dương bao trọn gói, công thức hai hay ba trong một, y như quảng cáo dầu gội đầu, bột giặc.
Không ngờ mấy năm ngồi máy vắt sổ, anh đã giã từ cái nghề "làm thinh" và thân phận chùm gửi năm xưa, tuy chưa "yêu lao động" như đồng hương cày hai jobs, nhưng đi làm có tiền rủng rỉnh vẫn hơn xoè tay xin tiền vợ.
Bây giờ anh bớt căm hờn cái thiên đàng của đàn bà, xứ Mỹ "chơi ép" đàn ông, nhưng đối với mấy ông "chồng chúa”, cái bọn "nai một một" đôi khi giúp họ dừng tay đúng lúc, tránh cảnh tan nhà nát cửa, mấy bà cũng đừng dựa vào mấy ông "nai" ăn hiếp chồng tội nghiệp, chồng mình, mình cưng đâu có ai cười.
*
Máy bay sắp đáp xuống phi trường Los, anh đi vào WC sửa lại bộ vó, trang phục đúng điệu VN, tee shirt in hình bản đồ chữ S, cái "kết" in chữ "Sàigòn Tourist”. Phi cơ chao đão khi sà xuống đường băng, ruột gan anh đánh thót một cái, thôi rồi anh vừa để quên con tim ở đâu đó giữa Sàigòn và Cali, tọa độ nghiêng về hướng USA.
Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,072,711
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.