Hôm nay,  

ROBOT OX

20/03/202318:48:00(Xem: 3433)

 

03202023_RobotOX_Thanh Mai
Hình tác giả gửi. 2 con robots.

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngụi.


*

 

Nhà tôi có nuôi... 2 con Robots. 

Một con có tên là “Dì Bé” vì do dì Bé mua tặng. Nó ăn điện mà sống và khi đói tự đi kiếm điện mà ăn cho no. Thời gian đầu Robot “Dì Bé” làm việc rất giỏi, hút bụi nhà cửa sạch trơn và còn chui xuống gầm giường hút bụi nữa, đỡ lắm. Nhưng về sau “Dì Bé” bị mòn chân, dù thay chân sơ cua vẫn bị yếu đi hẳn, chạy vòng vòng khắp nhà mà bụi vẫn hoàn bụi. Thôi thì cho “Dì Bé” làm việc thưa hơn chứ ai mà đành vắt chanh bỏ vỏ!

 

Còn con Robot thứ hai thì ăn cơm, lâu lâu cũng ăn phở nhưng là phở chay và có tên là ROBOT OX. Robot OX khi đói cũng biết tự đi kiếm ăn và tự sạc nhân điện. Robot OX có một tính năng tốt hơn Robot dì Bé là xài hơn 30 năm mới bị “mòn chân” dần dần; động cơ hoàn toàn tự động-khi hút bụi thì tự động thò ra, hút xong lại tự rút vào hay lắm. 

 

Thời còn tập sự Robot OX này tơ lơ mơ nhưng càng về sau nó càng giỏi, không những biết hút bụi mà còn biết lau nhà, làm vườn, và làm nhiều việc linh tinh khác nữa như... cấy DNA... và chiều bạn của bà chủ vô cùng!

 

Giá con Robot Dì Bé cỡ 300 đô Mỹ bán đầy trong các tiệm. Trong thời gian bảo hành mà trục trặc có thể trả lại. Còn Robot OX thì từ 0$ cho đến vô giá bán đầy ở chợ... trời. Loại này mua rồi không trả lại được nên nhiều khi gặp nhằm con dỏm làm biếng ăn hại, hoặc rượu chè be bét, hoặc chê cơm mê phở thì lãnh đủ. Nói chung tùy “hên xui” thôi. 

 

Nghe nói Việt Nam cũng có bán Robot OX nhưng không tốt như bên Mỹ. Tụi nó thường sạc điện ở mấy quán nhậu, bia ôm và lười biếng lắm. Cho nên mấy Robot OX đem từ Mỹ về rất có giá, được săn lùng và có khi bị dụ chôm mất. Robot OX còn dễ bị nhiễm virus độc rồi lây lan lung tung nên tốt nhất là hạn chế không đem chúng về Việt Nam. Nhớ nghe! 

 

***

 

Ngày qua ngày, con Robot OX của tôi cứ hùng hục làm việc như trâu cả 4 mùa. Không than vãn, không đòi hỏi, không õng ẹo và càng ngày càng không cần nạp nhiều nhân điện. Ngược lại Robot thích nạp khói thuốc và biết tự sản xuất cho mình hút nên tha hồ mà nạp khói. 

 

Mặc dù động cơ tự thò ra thụt vào để sạc nhân điện bị yếu nhưng may là động cơ làm việc của Robot OX vẫn còn rất tốt. Mùa đông cả một cái driveway rộng và dài phủ đầy tuyết Robot OX một mình ủi sạch. Sân trước sân sau rộng mênh mông Robot thường xuyên cắt tỉa gọn gàng. Mùa thu một mình loay hoay thổi và gom hốt lá không cần ai giúp. Tôi thấy Robot OX cực khổ quá đề nghị mua xe lái cắt cỏ và thuê công ty xúc tuyết nhưng Robot không chịu, phản đối kịch liệt. Đúng là số khổ mà!

 

Robot OX cũng biết nấu nướng. Mấy món cháo bò, cháo lòng, cháo gà, vịt; bánh tét, bánh bèo, bánh xèo, bánh căn Robot nấu rất ngon. Nhưng vì bận rộn vườn tược quá nên không có nhiều thời giờ để nấu nướng vì Robot nấu ăn rất công phu theo đúng hướng dẫn của YouTube. Người máy nên nguyên tắc mà!

 

Chẳng những Robots OX biết lo sân cỏ vườn tược, nấu nướng mà còn lái xe đường trường rất bền bỉ. Ngồi lái một lèo cả chục tiếng đồng hồ chỉ dừng 1 vài lần để đổ xăng và nạp khói thuốc. Nhờ đó mà bà chủ và bạn bè tha hồ đi du lịch đây đó bằng xe hơi rất thú vị. Đang trên đường mà thấy cảnh đẹp ra lệnh ngừng, xuống chụp hình là tài xế Robot OX này dừng ngay không dám hó hé. Và tài xế lúc này thành thợ chụp hình “professional” mới tuyệt nữa chứ. Chiều và chụp đủ kiểu cho mấy nàng. Bảo sao mấy bà không thích và thương Robot OX!

 

Mà lạ nghen. Con Robot OX này xưa nay khô như ngói, bỗng dưng 1 hôm không biết sao lại biết làm thơ. Thơ của Robot không được lãng mạn bay bướm nhưng đọc cũng đỡ buồn như:

 

Trời buồn

Trời đổ mưa ngâu

Ta buồn

gãi háng ... 

hồi lâu hết buồn… 

 

Robot OX im im ít nói nhưng nói ra thì rất hài hước. Làm thơ thì toàn kiểu cà tửng như thế đó cũng vui. Chỉ tiếc là người ta quên không cài đặt cho Robot OX này biết đàn hát, chùi cầu tiêu chứ không là hết xảy rồi.

 

***

Mọi vật trên đời 

Đều có tuổi thọ.    

Robot OX

Đang khỏe khù khù

Bỗng lắm khối u…

 

Robot OX bị ung thư đa u tủy, cả bộ xương sườn xương sống từ từ rạn nứt đi đứng rất đau đớn khó khăn. Vậy mà vẫn rán lết tới bếp để bập thuốc lá cứ như nó cũng là năng lượng điện cho người máy vậy. Mà cũng có thể vì đồ sạc điện của Robot bị xụi lơ nên đã lâu không thể sạc thêm nhân điện cũng nên. 

 

Vì pin dự trữ phải dùng rất tiện tặn và máy móc rã rời nên Robot OX được nghỉ ngơi giao việc lại cho bà chủ. Cũng may bà chủ lâu nay lè phè nên còn phẻ, chưa bị rơ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, thanh toán đám giặc tuyết, giặc cỏ, giặc lá thì nhằm nhò gì. Thuê người về làm giùm phẻ re như bò kéo xe. Hi hi! Nghĩ lại lâu nay Robot OX cứ một mình lui cui làm hết mọi việc chăm sóc nhà cửa vườn tược tội ghê.

 

***

Rồi Robot OX phải nhập viện cả tháng trời vì xương ức bị gãy không đi đứng cục cựa được. Đủ loại thuốc giảm đau và thuốc trị ung thư làm Robot OX bị chập mạch biến thành phi hành gia cứ nói chuyện đang lái phi thuyền thám hiểm vũ trụ. Bà chủ phải đóng vai nữ phi hành cùng thuyền để dụ Robot OX đừng leo xuống giường. Vừa lo, vừa thương, vừa lén quay phim và cũng không nhịn được cười vì trông Robot tếu quá cứ như một đứa con nít thông thái nói ra vanh vách tốc độ ánh sáng, tốc độ phi thuyền và khoảng cách của trái đất với sao Hoả mà ổng tính bay tới ở. 

 

Thời gian nằm viện chỉ nằm một chỗ không di chuyển được nên cả tháng Robot không thể nào hút thuốc lá. Hơn nữa thuốc hóa trị làm thay đổi vị giác nên Robot OX hết còn thích mùi thuốc lá nữa. 

 

Khói huyền thôi lưu luyến

Quyết từ nay chia tay!

 

Robot OX xui bị dính bệnh ung thư nhưng cũng còn may loại ung thư này 65% có thể chữa được và còn được chữa theo phương pháp hoá trị mới nên ít bị thuốc hành ói mửa hoặc rụng tóc. Robot OX còn được một bệnh viện lớn nổi tiếng thế giới là Mayo Clinic ở Rochester giúp thay tủy tự thân. Hy vọng sẽ chế ngự được tế bào ung thư một thời gian dài.

 

Xương sườn xương sống của Robot OX từ từ liền lại, nhưng tội cái là chỉ trong vài ba tháng thôi mà Robot OX bị lùn xuống cả tấc, và già khú trông cứ như ông già hết xí quách. Tội ơi là tội!

 

Ngày xưa dáng thẳng vươn cao

Bây giờ như cọng mì xào xụi lơ!

Cho dù người máy bị rơ 

Thành Chung Vô Dịm thì nằm chờ được cưng…

Hi Hi!

 

Thanh Mai

 

 

Ý kiến bạn đọc
11/04/202408:31:13
Khách
making herbal incense <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> electronic pill dispenser
21/03/202318:46:31
Khách
Nếu chương trình Đêm Thứ Bẩy Sống [Saturday Night Live "from Minnesota"] được Việt Nam hóa [Vietnamized] và với sự cộng tác của TM thì nhất định phải hay, vui nhộn không bút mực nào tả sao cho xiết.
21/03/202316:52:23
Khách
Cảm ơn Nate đã khoái bài này và cười. Nói nhỏ là câu cuối TM đã đổi vài chữ khi đăng trong Việt báo online cho nó đàng hoàng 1 tí chứ thật ra là......"Thành Chung Vô Dịm thì MR....?...N" đó. Hi hi!
21/03/202311:40:23
Khách
Phải hiểu biết rộng, sắc sảo, tế nhị mới có được tinh thần hài hước như vậy [nhất lại là phụ nữ á đông].

Cám ơn tác giả nhiều đã làm cho người đọc cười thật đả.

P.S: Được chữa bệnh ở Mayo Clinic thì không còn bệnh viện nào [trên quả địa cầu này] có thể tốt hơn được nữa. Chỉ có bậc vua chúa, tỷ phú và VIP mới có phương tiện chữa bệnh ở Mayo Clinic.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,729
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi. Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu. Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Nhạc sĩ Cung Tiến