Hôm nay,  

ROBOT OX

20/03/202318:48:00(Xem: 3435)

 

03202023_RobotOX_Thanh Mai
Hình tác giả gửi. 2 con robots.

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngụi.


*

 

Nhà tôi có nuôi... 2 con Robots. 

Một con có tên là “Dì Bé” vì do dì Bé mua tặng. Nó ăn điện mà sống và khi đói tự đi kiếm điện mà ăn cho no. Thời gian đầu Robot “Dì Bé” làm việc rất giỏi, hút bụi nhà cửa sạch trơn và còn chui xuống gầm giường hút bụi nữa, đỡ lắm. Nhưng về sau “Dì Bé” bị mòn chân, dù thay chân sơ cua vẫn bị yếu đi hẳn, chạy vòng vòng khắp nhà mà bụi vẫn hoàn bụi. Thôi thì cho “Dì Bé” làm việc thưa hơn chứ ai mà đành vắt chanh bỏ vỏ!

 

Còn con Robot thứ hai thì ăn cơm, lâu lâu cũng ăn phở nhưng là phở chay và có tên là ROBOT OX. Robot OX khi đói cũng biết tự đi kiếm ăn và tự sạc nhân điện. Robot OX có một tính năng tốt hơn Robot dì Bé là xài hơn 30 năm mới bị “mòn chân” dần dần; động cơ hoàn toàn tự động-khi hút bụi thì tự động thò ra, hút xong lại tự rút vào hay lắm. 

 

Thời còn tập sự Robot OX này tơ lơ mơ nhưng càng về sau nó càng giỏi, không những biết hút bụi mà còn biết lau nhà, làm vườn, và làm nhiều việc linh tinh khác nữa như... cấy DNA... và chiều bạn của bà chủ vô cùng!

 

Giá con Robot Dì Bé cỡ 300 đô Mỹ bán đầy trong các tiệm. Trong thời gian bảo hành mà trục trặc có thể trả lại. Còn Robot OX thì từ 0$ cho đến vô giá bán đầy ở chợ... trời. Loại này mua rồi không trả lại được nên nhiều khi gặp nhằm con dỏm làm biếng ăn hại, hoặc rượu chè be bét, hoặc chê cơm mê phở thì lãnh đủ. Nói chung tùy “hên xui” thôi. 

 

Nghe nói Việt Nam cũng có bán Robot OX nhưng không tốt như bên Mỹ. Tụi nó thường sạc điện ở mấy quán nhậu, bia ôm và lười biếng lắm. Cho nên mấy Robot OX đem từ Mỹ về rất có giá, được săn lùng và có khi bị dụ chôm mất. Robot OX còn dễ bị nhiễm virus độc rồi lây lan lung tung nên tốt nhất là hạn chế không đem chúng về Việt Nam. Nhớ nghe! 

 

***

 

Ngày qua ngày, con Robot OX của tôi cứ hùng hục làm việc như trâu cả 4 mùa. Không than vãn, không đòi hỏi, không õng ẹo và càng ngày càng không cần nạp nhiều nhân điện. Ngược lại Robot thích nạp khói thuốc và biết tự sản xuất cho mình hút nên tha hồ mà nạp khói. 

 

Mặc dù động cơ tự thò ra thụt vào để sạc nhân điện bị yếu nhưng may là động cơ làm việc của Robot OX vẫn còn rất tốt. Mùa đông cả một cái driveway rộng và dài phủ đầy tuyết Robot OX một mình ủi sạch. Sân trước sân sau rộng mênh mông Robot thường xuyên cắt tỉa gọn gàng. Mùa thu một mình loay hoay thổi và gom hốt lá không cần ai giúp. Tôi thấy Robot OX cực khổ quá đề nghị mua xe lái cắt cỏ và thuê công ty xúc tuyết nhưng Robot không chịu, phản đối kịch liệt. Đúng là số khổ mà!

 

Robot OX cũng biết nấu nướng. Mấy món cháo bò, cháo lòng, cháo gà, vịt; bánh tét, bánh bèo, bánh xèo, bánh căn Robot nấu rất ngon. Nhưng vì bận rộn vườn tược quá nên không có nhiều thời giờ để nấu nướng vì Robot nấu ăn rất công phu theo đúng hướng dẫn của YouTube. Người máy nên nguyên tắc mà!

 

Chẳng những Robots OX biết lo sân cỏ vườn tược, nấu nướng mà còn lái xe đường trường rất bền bỉ. Ngồi lái một lèo cả chục tiếng đồng hồ chỉ dừng 1 vài lần để đổ xăng và nạp khói thuốc. Nhờ đó mà bà chủ và bạn bè tha hồ đi du lịch đây đó bằng xe hơi rất thú vị. Đang trên đường mà thấy cảnh đẹp ra lệnh ngừng, xuống chụp hình là tài xế Robot OX này dừng ngay không dám hó hé. Và tài xế lúc này thành thợ chụp hình “professional” mới tuyệt nữa chứ. Chiều và chụp đủ kiểu cho mấy nàng. Bảo sao mấy bà không thích và thương Robot OX!

 

Mà lạ nghen. Con Robot OX này xưa nay khô như ngói, bỗng dưng 1 hôm không biết sao lại biết làm thơ. Thơ của Robot không được lãng mạn bay bướm nhưng đọc cũng đỡ buồn như:

 

Trời buồn

Trời đổ mưa ngâu

Ta buồn

gãi háng ... 

hồi lâu hết buồn… 

 

Robot OX im im ít nói nhưng nói ra thì rất hài hước. Làm thơ thì toàn kiểu cà tửng như thế đó cũng vui. Chỉ tiếc là người ta quên không cài đặt cho Robot OX này biết đàn hát, chùi cầu tiêu chứ không là hết xảy rồi.

 

***

Mọi vật trên đời 

Đều có tuổi thọ.    

Robot OX

Đang khỏe khù khù

Bỗng lắm khối u…

 

Robot OX bị ung thư đa u tủy, cả bộ xương sườn xương sống từ từ rạn nứt đi đứng rất đau đớn khó khăn. Vậy mà vẫn rán lết tới bếp để bập thuốc lá cứ như nó cũng là năng lượng điện cho người máy vậy. Mà cũng có thể vì đồ sạc điện của Robot bị xụi lơ nên đã lâu không thể sạc thêm nhân điện cũng nên. 

 

Vì pin dự trữ phải dùng rất tiện tặn và máy móc rã rời nên Robot OX được nghỉ ngơi giao việc lại cho bà chủ. Cũng may bà chủ lâu nay lè phè nên còn phẻ, chưa bị rơ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, thanh toán đám giặc tuyết, giặc cỏ, giặc lá thì nhằm nhò gì. Thuê người về làm giùm phẻ re như bò kéo xe. Hi hi! Nghĩ lại lâu nay Robot OX cứ một mình lui cui làm hết mọi việc chăm sóc nhà cửa vườn tược tội ghê.

 

***

Rồi Robot OX phải nhập viện cả tháng trời vì xương ức bị gãy không đi đứng cục cựa được. Đủ loại thuốc giảm đau và thuốc trị ung thư làm Robot OX bị chập mạch biến thành phi hành gia cứ nói chuyện đang lái phi thuyền thám hiểm vũ trụ. Bà chủ phải đóng vai nữ phi hành cùng thuyền để dụ Robot OX đừng leo xuống giường. Vừa lo, vừa thương, vừa lén quay phim và cũng không nhịn được cười vì trông Robot tếu quá cứ như một đứa con nít thông thái nói ra vanh vách tốc độ ánh sáng, tốc độ phi thuyền và khoảng cách của trái đất với sao Hoả mà ổng tính bay tới ở. 

 

Thời gian nằm viện chỉ nằm một chỗ không di chuyển được nên cả tháng Robot không thể nào hút thuốc lá. Hơn nữa thuốc hóa trị làm thay đổi vị giác nên Robot OX hết còn thích mùi thuốc lá nữa. 

 

Khói huyền thôi lưu luyến

Quyết từ nay chia tay!

 

Robot OX xui bị dính bệnh ung thư nhưng cũng còn may loại ung thư này 65% có thể chữa được và còn được chữa theo phương pháp hoá trị mới nên ít bị thuốc hành ói mửa hoặc rụng tóc. Robot OX còn được một bệnh viện lớn nổi tiếng thế giới là Mayo Clinic ở Rochester giúp thay tủy tự thân. Hy vọng sẽ chế ngự được tế bào ung thư một thời gian dài.

 

Xương sườn xương sống của Robot OX từ từ liền lại, nhưng tội cái là chỉ trong vài ba tháng thôi mà Robot OX bị lùn xuống cả tấc, và già khú trông cứ như ông già hết xí quách. Tội ơi là tội!

 

Ngày xưa dáng thẳng vươn cao

Bây giờ như cọng mì xào xụi lơ!

Cho dù người máy bị rơ 

Thành Chung Vô Dịm thì nằm chờ được cưng…

Hi Hi!

 

Thanh Mai

 

 

Ý kiến bạn đọc
11/04/202408:31:13
Khách
making herbal incense <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> electronic pill dispenser
21/03/202318:46:31
Khách
Nếu chương trình Đêm Thứ Bẩy Sống [Saturday Night Live "from Minnesota"] được Việt Nam hóa [Vietnamized] và với sự cộng tác của TM thì nhất định phải hay, vui nhộn không bút mực nào tả sao cho xiết.
21/03/202316:52:23
Khách
Cảm ơn Nate đã khoái bài này và cười. Nói nhỏ là câu cuối TM đã đổi vài chữ khi đăng trong Việt báo online cho nó đàng hoàng 1 tí chứ thật ra là......"Thành Chung Vô Dịm thì MR....?...N" đó. Hi hi!
21/03/202311:40:23
Khách
Phải hiểu biết rộng, sắc sảo, tế nhị mới có được tinh thần hài hước như vậy [nhất lại là phụ nữ á đông].

Cám ơn tác giả nhiều đã làm cho người đọc cười thật đả.

P.S: Được chữa bệnh ở Mayo Clinic thì không còn bệnh viện nào [trên quả địa cầu này] có thể tốt hơn được nữa. Chỉ có bậc vua chúa, tỷ phú và VIP mới có phương tiện chữa bệnh ở Mayo Clinic.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,729
Khó khăn lắm mới chạy được một suất “khảo sát thị trường ở Mỹ”. Phải vừa đấu đá, vừa lót tay, tốn biết bao nhiêu công sức. Vậy mà, cuối cùng Nghiệp vướng phải yêu cầu ác nghiệt của Lãnh Sự Quán Mỹ, là vấn đề thế chấp tài sản. Lý do LSQ yêu cầu cũng dễ hiểu thôi — để bảo đảm người đi sẽ phải quay về. Hắn bước vào nhà. Cửa đã mở sẵn, Hà, vợ hắn đang ngồi chờ trên ghế sô pha.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Cô, viết về người cha, theo lời kể của một người hàng xóm cũ, hiện đang định cư ở Dallas, Texas.
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông, viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.
Ban Tổ Chức Giải Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Lễ Phát Giải và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2022-2023 sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 tháng 11, 2023 tại Garden Grove, CA.
Niềm vui của mùa hè ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy nào cũng có ghi số nhà, mũi tên chỉ đường, ngày thứ năm họ bắt đầu quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.
Dường như con cái lớn lên khó dạy hơn hồi còn nhỏ. Hồi nhỏ nói gì chúng cũng nghe, bây giờ con ít vâng lời hơn khiến tôi có cảm giác con càng lớn càng khó dạy. Khi con còn trẻ nhỏ, chạy nhảy lung tung, la hét, lục lọi phá phách làm cha mẹ vất vả, nhưng cũng không khổ bằng khi con trưởng thành. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã khiến con cái tự quyết định cho chính mình trong nhiều vấn đề khiến cha mẹ chỉ biết cầu trời. Giáo dục con cái ngày nay thật sự là một vấn đề không dễ dàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.
Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…” Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của th
Khi nghe bác sĩ nói thay tế bào gốc chúng tôi cùng thắc mắc có phải là tủy thích hợp từ người khác hiến tặng không? Nhưng bác sĩ giải thích là phương pháp mới bây giờ sẽ dùng ngay chính tủy tốt của bệnh nhân để thay vào. Tra Google thấy nói là THAY TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN. Nghe ngộ ghê! Bác sĩ cũng nói thêm bệnh nhân phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu vì phải hóa trị một liều thuốc rất mạnh để làm các tế bào xấu lẫn tốt tiêu hết mới đưa tế bào gốc vào. Trong khi đó xác xuất chỉ 70% thành công và khả năng từ 1 đến 7 phần trăm sau này có thể bị vướng 1 loại ung thư máu không chữa được. Còn nếu không thay tủy thì bệnh ung thư của Hoàng sẽ trở lại sớm hơn. Thôi thì cứ chọn thay tủy vậy, 70% là con số cũng lớn mà. Cứ hy vọng đi!
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất, về câu chuyện "ai đời mẹ ghẻ lại yêu thương con chồng!"
Nhạc sĩ Cung Tiến