Hôm nay,  

Cha Tôi Là Người Như Thế Đó…

27/02/202310:06:00(Xem: 3943)
04152022_IMG_2588
Tác Giả Quán Quân Phan trao giải cho tác giả Quán Quân Vĩnh Chánh tại Lễ Trao Giải VVNM 2021.



Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 


*

 

Anh bạn làm chung với tôi là người Ấn, anh siêng năng hiếm thấy trong việc kiếm tiền. Hầu như thứ bảy, chủ nhật nào anh cũng đi làm bên ngoài để kiếm thêm. Anh đăng báo Ấn độ, là một handyman của cộng đồng Ấn độ ở địa phương nên người Ấn gọi anh làm đủ thứ việc vào hai ngày cuối tuần. Những việc anh thường làm như thay thảm, thay sàn gỗ, thay cửa sổ, cửa ra patio, sửa chữa nhà tắm, thay mới máy móc trong nhà bếp, máy nước nóng ngoài garage… Và anh thường rủ tôi đi làm chung với anh vì anh thích cách làm việc của tôi trong hãng luôn nhanh gọn lẹ. Nhưng tôi cũng thường trả lời anh, “tôi không có nhu cầu đi làm cuối tuần để kiếm thêm. Sao anh không rủ mấy người làm chung với chúng ta cũng rất siêng và giỏi?” Anh ta nói, “Tôi thích rủ anh đi làm ngoài vì anh nói chuyện với khách hàng hay hơn tôi, anh trình bày dễ hiểu và họ tin anh hơn tôi nói chuyện. Anh hiểu biết nhiều, khéo tay, và nhiều sáng kiến. Anh nghĩ ra nhiều cách làm tiết kiệm biết bao nhiêu thời gian, còn việc gì anh làm thì tôi hoàn toàn tin tưởng là tôi không phải trở lại để sửa chữa rò rỉ hay lắp ráp không đúng cho khách hàng của tôi. Điều ấy quan trọng vì tôi làm việc có bảo hành cho đồng hương của tôi nên làm xong mà rò rỉ, lắp ráp không đúng, tôi đều phải trở lại sửa chữa miễn phí cho họ. Tôi mất nửa ngày, một ngày công, tốn tiền xăng mà không được đồng nào.”

   Thường tôi không đi với anh vì tôi không có nhu cầu kiếm thêm thu nhập nên anh mới rủ tên giặc tàu bô bô cái miệng, ăn nhiều nhưng làm không được bao nhiêu, lại hay càm ràm tiền ít tiền nhiều, chỉ khổ cho những việc không lớn, không nhiều nhưng phải có người giúp mới làm được. Thế là anh phải kéo tên Ethiopia đi làm cùng anh. Tay này siêng nhưng làm việc cẩu thả, làm ẩu, anh ta làm việc không thể hiện được tính chuyên môn vì hạn chế khả năng tính toán, sắp xếp công việc sao cho hợp lý, gia chủ yên tâm về người thợ đến nhà họ làm. Anh bạn Ấn độ không kiếm ra người nên miễm cưỡng đem theo anh chàng Ethiopia, làm với anh ta rất mệt vì cứ phải để mắt tới anh ta, nhắc nhở và dọn dẹp cho anh ta vì anh ta không hề có ngăn nắp, không quan tâm tới vệ sinh nhà cửa của khách hàng.

    Chỉ những cuối tuần anh bạn Ấn độ nhận việc khó, chính anh cũng không đủ tự tin và hiểu biết để làm nên anh cầu cứu tôi đi cùng. Tôi đi làm chung với anh như đi chơi nhiều hơn làm việc, nhưng tiền công anh chia đôi với tôi nên có hôm đi làm với anh một ngày kiếm được vài trăm dễ như ăn cơm, anh lại chở tôi đi ăn trưa và anh trả tiền ăn cho hai người nữa chứ. Anh bạn người Ethiopia đi làm cuối tuần cho anh Ấn độ chỉ được trả lương một trăm đồng/ ngày. Anh ấy bất mãn sự phân biệt đối xử của anh Ấn độ, nhưng cần tiền nên có vùng vằng thì cuối cùng cũng đi vì một trăm kiếm thêm được ấy anh ta không cho vợ hay, anh lặng lẽ gởi về quê để giúp đỡ cha mẹ anh đã già, anh chị em trong gia đình anh ta còn bên Ethiopia đều khó khăn.

   Đã nhiều lần tôi đề nghị anh Ấn độ trả thêm tiền cho anh Ethiopia, nhưng anh cự tuyệt vì nó chỉ đáng vậy thôi. Tôi nhắc nhở anh bạn Ethiopia đi làm ngoài thì phải làm sao cho vừa lòng khách hàng, không những có việc làm hoài mà còn được khách hàng cho thêm tiền khi họ ưng ý. Nhưng trời sinh ra mỗi người có khả năng khác nhau, cách nghĩ khác nhau. Anh ta cứ nguyền rủa thằng Ấn độ bóc lột, ép người, nhưng không lo chuyện tay nghề, tinh thần trách nhiệm của mình nên khi làm chung trong hãng thì chửi nhau vài câu nhưng gồng gánh cho nhau, mọi chuyện cũng qua hết, và anh mãi là người cẩu thả, làm ẩu, chỗ làm việc của anh ta dơ bẩn, không ngăn nắp, rác tràn lan… Sếp ghét nhất là anh cứ viết trên bàn làm việc những số điện thoại, những mã số của phụ tùng. Ai nhìn cái bàn làm viêc của anh ta cũng biết anh là người như thế nào. Một lần chủ nhà nọ cự nự quá xá vì anh nghe điện thoại lúc làm việc, rồi rút cây viết lông viết luôn số điện thoại của ai đó lên tủ lạnh nhà khách hàng. Bà Ấn cự quá chừng vì bà mới lau chùi tủ lạnh.

   Hôm cuối tuần rồi, tôi đi làm ngoài với anh Ấn độ vì anh lãnh việc thay hết giàn bếp, microway, máy rửa chén, tủ lạnh, bồn rửa bát, máy hút mùi… toàn đồ mắc tiền của khách hàng nên anh ngại làm điện có nhiều điện tử phải program, set-up. Cái máy lọc nước của Nhật nhỏ xíu mà khách hàng mua tới năm ngàn đô la nên anh ta ớn program sai trật là phải đền.

    Anh chở tôi đi ăn sáng, tôi chọn ăn phở nên tới ăn trưa, tôi chọn nhà hàng Ấn độ cho công bằng. Tôi từng ăn nhà hàng Ấn độ với anh ta nhiều lần, tôi luôn ăn món cá catfish fillet với sauce cà chua. Người Ấn, họ bỏ rau mùi gì trong món đó chả biết, nhưng mùi vị rất ngon, lạ và cá không bị tanh. Tôi thích nhất là món bánh bột mì ăn kèm với món ấy, họ nướng bánh với bơ thơm phức. Ăn như ăn bánh mì trét bơ, bên ngoài có lớp da giòn, thơm mùi bánh nướng, bột bên trong lại xốp mà giai giai. Anh bánh đó không cũng đủ ngon, không cần cá.

   Khi nhà hàng đưa hai phần ăn ra bàn cho chúng tôi, anh bạn Ấn độ đặt thêm một phần tạm gọi là bánh mì cá như tôi order, anh dặn nhà hàng làm thật cay vì của tôi chỉ cay nhẹ nhất thôi. Tôi hỏi anh đem về nhà thì chiều hãy order… Anh trả lời tôi, “Tôi đem cho cha tôi ăn trưa, ông làm việc cũng gần đây.”

   Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ. Ông hào phóng cắt nắp hộp thức ăn rời ra để xẻ phần ăn của ông thành hai phần, xé miếng bánh nướng như miếng pizza không nhân làm hai phần. Ông chia đều thành hai phần và đưa cho bà lão Ấn độ đồng nghiệp một phần. Hình như bà có vấn đề về tâm thần vì chỉ cười với ông lão một nụ cười vô cảm của người không bình thường. Sau đó bà ngồi ăn thờ ơ như ăn là quán tính vậy thôi, không có biểu hiện gì về thức ăn ngon, hay độ cay khủng hoảng.

   Tôi cứ tưởng là người đồng hương, đồng nghiệp của cha anh thôi vì từng nghe anh nói cha anh là người thầy giáo dạy tiếng Anh ở quê nhà Ấn độ nên anh cũng học từ cha mà giỏi tiếng Anh. Tôi không tin bà lão là mẹ anh nhưng phải tin vì bà ăn xong, anh ta đến lau miệng cho mẹ, cho mẹ uống nước, ôm hôn bà trước lúc tạm biệt, dù bà dửng dưng như không biết anh là ai…

   Tôi im lặng ngồi nhìn phố phường từ cửa sổ xe anh trên đường về lại chỗ làm. Có lẽ anh biết tôi rất ngạc nhiên nên anh tự nói, “Mẹ tôi là bạn học của cha tôi, nhưng gia đình mẹ tôi không chấp nhận cha tôi vì nhà ông nghèo lắm. Mẹ tôi có quyền chọn lựa: một là lấy ông làm chồng thì không bao giờ được trở về nhà nữa. Hai là quên ông đi. Mẹ tôi quyết định lấy cha tôi nên từ đó không về nhà. Cả gia đình bên ngoại chỉ có bà ngoại cho người theo dõi mẹ tôi, bà ngoại gởi tiền cho mẹ tôi mỗi lần mẹ tôi sinh thêm con, nhưng mẹ tôi không nhận. Cho đến bà ngoại tôi qua đời là hết liên lạc với gia đình bên ngoại. Chừng mười năm nay, cha tôi sau lần bị đột qụy, bị liệt hai chân khi đã bảy mươi ngoài. Ông nằm một chỗ không yên vì lời hứa sẽ nuôi mẹ tôi suốt đời nên ông cố gắng một mình tự tập mà ông đi lại được. Cha tôi té ngã tới xe cứu thương tới nhà không biết bao nhiêu lần, nhưng ông là thần tượng của tôi, thần tượng không có gì là không làm được.

   Rồi ai mà nhận một ông già đột qụy tới khòm lưng vô làm việc để có tiền nuôi vợ. Ông quyết định đi xin ăn để nuôi vợ. Ông xin lỗi các con là cha đã hết cách nuôi nổi các con, cha chỉ còn có thể nuôi mẹ các con thôi. Anh chị em tôi khủng hoảng mấy năm trời vì lời ra tiếng vào của thiên hạ. Nhưng theo thời gian cũng quen đi, ai hiểu cho anh chị em tôi không phải không nuôi cha mẹ, chỉ vì cha tôi là người như thế đó thôi. Riêng mẹ tôi không bệnh gì hết mà vì buồn, buồn cha tôi bất lực mà bà không giúp gì được cho ông, còn để ông đi ăn xin nuôi bà nên bà trầm cảm. Bà chỉ còn biết đi theo ông tới cuối cuộc đời này vô điều kiện. Chồng của em gái tôi là bác sĩ, anh ta theo dõi sức khoẻ của cha mẹ tôi đều ổn, riêng bệnh trầm cảm của mẹ tôi thì hết thuốc chữa, chỉ có ngày một nặng hơn tới không còn nhận biết con cháu. Nay đến cha tôi thì mẹ cũng có lúc còn biết ông là ai, nhưng nhiều lúc cũng không biết ông là ai, chỉ biết đi theo ông không rời… 

   Tôi nói với anh, “cho dù biết sức khoẻ của cha mẹ anh đều tốt, nhưng hai người cao tuổi mà sống ngoài đường như thế thì tôi thấy không ổn…”

   “Ai mà không thấy, nhưng anh chị em tôi đưa cha mẹ vô viện dưỡng lão thì cha tôi quậy viện dưỡng lão ngày đêm không biết mệt. “Tôi không cần ai nuôi vợ tôi.” Rước cha mẹ về nhà con cái ở thì không ở nhà đứa nào hết. Cha chỉ nhờ các con chăm sóc mẹ khi cha qua đời. Nếu bà ấy muốn đi theo cha thì các con ký giấy cho bác sĩ chích thuốc tử cũng được.

   Tôi hết cách nên mướn một căn chung cư cho cha mẹ tôi ở vì nhà ông bà mua sau mấy năm qua Mỹ thì ông đã bán để chia gia tài cho các con sau khi ông bị đột qụy. Chúng tôi hết cách, hết lời là các con chỉ cần cha mẹ thôi. Nhưng cha tôi là cha tôi, không ai thay đổi được ông. Vấn đề lo lắng nhất của ông từ đó là tiền mướn chung cư hằng tháng, tiền điện nước. Khi ông còn minh mẫn thì sổ sách chi li nhưng chính xác như một kế toán viên của ngân hàng. Nhưng vài năm nay, ông chỉ biết vui sướng với may mắn được chủ chung cư ưu đãi cho hai ông bà già chỉ lấy một trăm đồng mỗi tháng, lại còn bao điện nước, cấp cho hai cụ một cái điện thoại miễn phí để gọi khi cần sửa chữa trong nhà, hay muốn gọi ai thì gọi… Ở đâu ra một người đồng hương trong chung cư, làm nghề chạy Uber nhưng nói láo là làm nhân viên ở trạm xe điện trong downtown  nên giúp đỡ ông bà được việc sáng đưa đi, chiều đón về không tính tiền... vì anh ta tính tiền với em gái tôi khi cha tôi lái xe đã quá nguy hiểm. Ông thực sự đã quên chủ chung cư là con gái ông, cha tôi cảm ơn bà chủ tốt bụng rất thật lòng. Em gái tôi chỉ biết khóc chứ không dám làm cho cha tôi nhớ ra nó vì ông sẽ bỏ đi, dắt mẹ tôi đi thì biết đâu mà tìm. Còn mẹ tôi là mẹ tôi, cũng không ai thay đổi được bà, buồn-vui vô cảm, không nói một lời từ sau khi cha tôi bị đột qụy. Và, vợ tôi cũng sắp điên, hay tôi sắp điên khi vợ tôi rất thần tượng cha mẹ chồng. Vợ tôi chỉ ước khi con cái khôn lớn, tôi sống với vợ tôi như cha mẹ tôi hiện tại là ước mơ của vợ tôi…”

   Tôi nói vui với anh bạn cà ri nị, “Cha anh thì được nhưng anh thì không, vì cha anh là ông lão ăn nói hoạt bát, có duyên. Còn anh là ông già cộc cằn, mặt lúc nào cũng nhăn nhó như khỉ ăn ớt…”

   Anh ta khoái, “Ừ, để tôi về nhà nói với vợ tôi: Làm ơn bỏ cái ước mơ quái qủy đó đi.”
   …

    Còn tôi về nhà sau một ngày cuối tuần đi làm ngoài, anh bạn chia cho năm trăm bạc. Số tiền lớn cũng không lớn mà nhỏ cũng không nhỏ, vấn đề khó hơn đi làm là sẽ xài vô việc gì cho đúng đắn khi đời sống đã không thừa không thiếu từ khi biết sống thế nào là đủ. Có lẽ chỉ còn thiếu một người đi theo tôi vô điều kiện tới hết quãng đời thừa là viên mãn…

 

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,443
Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.”
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Nhạc sĩ Cung Tiến