Hôm nay,  

Cha Tôi Là Người Như Thế Đó…

27/02/202310:06:00(Xem: 3945)
04152022_IMG_2588
Tác Giả Quán Quân Phan trao giải cho tác giả Quán Quân Vĩnh Chánh tại Lễ Trao Giải VVNM 2021.



Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 


*

 

Anh bạn làm chung với tôi là người Ấn, anh siêng năng hiếm thấy trong việc kiếm tiền. Hầu như thứ bảy, chủ nhật nào anh cũng đi làm bên ngoài để kiếm thêm. Anh đăng báo Ấn độ, là một handyman của cộng đồng Ấn độ ở địa phương nên người Ấn gọi anh làm đủ thứ việc vào hai ngày cuối tuần. Những việc anh thường làm như thay thảm, thay sàn gỗ, thay cửa sổ, cửa ra patio, sửa chữa nhà tắm, thay mới máy móc trong nhà bếp, máy nước nóng ngoài garage… Và anh thường rủ tôi đi làm chung với anh vì anh thích cách làm việc của tôi trong hãng luôn nhanh gọn lẹ. Nhưng tôi cũng thường trả lời anh, “tôi không có nhu cầu đi làm cuối tuần để kiếm thêm. Sao anh không rủ mấy người làm chung với chúng ta cũng rất siêng và giỏi?” Anh ta nói, “Tôi thích rủ anh đi làm ngoài vì anh nói chuyện với khách hàng hay hơn tôi, anh trình bày dễ hiểu và họ tin anh hơn tôi nói chuyện. Anh hiểu biết nhiều, khéo tay, và nhiều sáng kiến. Anh nghĩ ra nhiều cách làm tiết kiệm biết bao nhiêu thời gian, còn việc gì anh làm thì tôi hoàn toàn tin tưởng là tôi không phải trở lại để sửa chữa rò rỉ hay lắp ráp không đúng cho khách hàng của tôi. Điều ấy quan trọng vì tôi làm việc có bảo hành cho đồng hương của tôi nên làm xong mà rò rỉ, lắp ráp không đúng, tôi đều phải trở lại sửa chữa miễn phí cho họ. Tôi mất nửa ngày, một ngày công, tốn tiền xăng mà không được đồng nào.”

   Thường tôi không đi với anh vì tôi không có nhu cầu kiếm thêm thu nhập nên anh mới rủ tên giặc tàu bô bô cái miệng, ăn nhiều nhưng làm không được bao nhiêu, lại hay càm ràm tiền ít tiền nhiều, chỉ khổ cho những việc không lớn, không nhiều nhưng phải có người giúp mới làm được. Thế là anh phải kéo tên Ethiopia đi làm cùng anh. Tay này siêng nhưng làm việc cẩu thả, làm ẩu, anh ta làm việc không thể hiện được tính chuyên môn vì hạn chế khả năng tính toán, sắp xếp công việc sao cho hợp lý, gia chủ yên tâm về người thợ đến nhà họ làm. Anh bạn Ấn độ không kiếm ra người nên miễm cưỡng đem theo anh chàng Ethiopia, làm với anh ta rất mệt vì cứ phải để mắt tới anh ta, nhắc nhở và dọn dẹp cho anh ta vì anh ta không hề có ngăn nắp, không quan tâm tới vệ sinh nhà cửa của khách hàng.

    Chỉ những cuối tuần anh bạn Ấn độ nhận việc khó, chính anh cũng không đủ tự tin và hiểu biết để làm nên anh cầu cứu tôi đi cùng. Tôi đi làm chung với anh như đi chơi nhiều hơn làm việc, nhưng tiền công anh chia đôi với tôi nên có hôm đi làm với anh một ngày kiếm được vài trăm dễ như ăn cơm, anh lại chở tôi đi ăn trưa và anh trả tiền ăn cho hai người nữa chứ. Anh bạn người Ethiopia đi làm cuối tuần cho anh Ấn độ chỉ được trả lương một trăm đồng/ ngày. Anh ấy bất mãn sự phân biệt đối xử của anh Ấn độ, nhưng cần tiền nên có vùng vằng thì cuối cùng cũng đi vì một trăm kiếm thêm được ấy anh ta không cho vợ hay, anh lặng lẽ gởi về quê để giúp đỡ cha mẹ anh đã già, anh chị em trong gia đình anh ta còn bên Ethiopia đều khó khăn.

   Đã nhiều lần tôi đề nghị anh Ấn độ trả thêm tiền cho anh Ethiopia, nhưng anh cự tuyệt vì nó chỉ đáng vậy thôi. Tôi nhắc nhở anh bạn Ethiopia đi làm ngoài thì phải làm sao cho vừa lòng khách hàng, không những có việc làm hoài mà còn được khách hàng cho thêm tiền khi họ ưng ý. Nhưng trời sinh ra mỗi người có khả năng khác nhau, cách nghĩ khác nhau. Anh ta cứ nguyền rủa thằng Ấn độ bóc lột, ép người, nhưng không lo chuyện tay nghề, tinh thần trách nhiệm của mình nên khi làm chung trong hãng thì chửi nhau vài câu nhưng gồng gánh cho nhau, mọi chuyện cũng qua hết, và anh mãi là người cẩu thả, làm ẩu, chỗ làm việc của anh ta dơ bẩn, không ngăn nắp, rác tràn lan… Sếp ghét nhất là anh cứ viết trên bàn làm việc những số điện thoại, những mã số của phụ tùng. Ai nhìn cái bàn làm viêc của anh ta cũng biết anh là người như thế nào. Một lần chủ nhà nọ cự nự quá xá vì anh nghe điện thoại lúc làm việc, rồi rút cây viết lông viết luôn số điện thoại của ai đó lên tủ lạnh nhà khách hàng. Bà Ấn cự quá chừng vì bà mới lau chùi tủ lạnh.

   Hôm cuối tuần rồi, tôi đi làm ngoài với anh Ấn độ vì anh lãnh việc thay hết giàn bếp, microway, máy rửa chén, tủ lạnh, bồn rửa bát, máy hút mùi… toàn đồ mắc tiền của khách hàng nên anh ngại làm điện có nhiều điện tử phải program, set-up. Cái máy lọc nước của Nhật nhỏ xíu mà khách hàng mua tới năm ngàn đô la nên anh ta ớn program sai trật là phải đền.

    Anh chở tôi đi ăn sáng, tôi chọn ăn phở nên tới ăn trưa, tôi chọn nhà hàng Ấn độ cho công bằng. Tôi từng ăn nhà hàng Ấn độ với anh ta nhiều lần, tôi luôn ăn món cá catfish fillet với sauce cà chua. Người Ấn, họ bỏ rau mùi gì trong món đó chả biết, nhưng mùi vị rất ngon, lạ và cá không bị tanh. Tôi thích nhất là món bánh bột mì ăn kèm với món ấy, họ nướng bánh với bơ thơm phức. Ăn như ăn bánh mì trét bơ, bên ngoài có lớp da giòn, thơm mùi bánh nướng, bột bên trong lại xốp mà giai giai. Anh bánh đó không cũng đủ ngon, không cần cá.

   Khi nhà hàng đưa hai phần ăn ra bàn cho chúng tôi, anh bạn Ấn độ đặt thêm một phần tạm gọi là bánh mì cá như tôi order, anh dặn nhà hàng làm thật cay vì của tôi chỉ cay nhẹ nhất thôi. Tôi hỏi anh đem về nhà thì chiều hãy order… Anh trả lời tôi, “Tôi đem cho cha tôi ăn trưa, ông làm việc cũng gần đây.”

   Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ. Ông hào phóng cắt nắp hộp thức ăn rời ra để xẻ phần ăn của ông thành hai phần, xé miếng bánh nướng như miếng pizza không nhân làm hai phần. Ông chia đều thành hai phần và đưa cho bà lão Ấn độ đồng nghiệp một phần. Hình như bà có vấn đề về tâm thần vì chỉ cười với ông lão một nụ cười vô cảm của người không bình thường. Sau đó bà ngồi ăn thờ ơ như ăn là quán tính vậy thôi, không có biểu hiện gì về thức ăn ngon, hay độ cay khủng hoảng.

   Tôi cứ tưởng là người đồng hương, đồng nghiệp của cha anh thôi vì từng nghe anh nói cha anh là người thầy giáo dạy tiếng Anh ở quê nhà Ấn độ nên anh cũng học từ cha mà giỏi tiếng Anh. Tôi không tin bà lão là mẹ anh nhưng phải tin vì bà ăn xong, anh ta đến lau miệng cho mẹ, cho mẹ uống nước, ôm hôn bà trước lúc tạm biệt, dù bà dửng dưng như không biết anh là ai…

   Tôi im lặng ngồi nhìn phố phường từ cửa sổ xe anh trên đường về lại chỗ làm. Có lẽ anh biết tôi rất ngạc nhiên nên anh tự nói, “Mẹ tôi là bạn học của cha tôi, nhưng gia đình mẹ tôi không chấp nhận cha tôi vì nhà ông nghèo lắm. Mẹ tôi có quyền chọn lựa: một là lấy ông làm chồng thì không bao giờ được trở về nhà nữa. Hai là quên ông đi. Mẹ tôi quyết định lấy cha tôi nên từ đó không về nhà. Cả gia đình bên ngoại chỉ có bà ngoại cho người theo dõi mẹ tôi, bà ngoại gởi tiền cho mẹ tôi mỗi lần mẹ tôi sinh thêm con, nhưng mẹ tôi không nhận. Cho đến bà ngoại tôi qua đời là hết liên lạc với gia đình bên ngoại. Chừng mười năm nay, cha tôi sau lần bị đột qụy, bị liệt hai chân khi đã bảy mươi ngoài. Ông nằm một chỗ không yên vì lời hứa sẽ nuôi mẹ tôi suốt đời nên ông cố gắng một mình tự tập mà ông đi lại được. Cha tôi té ngã tới xe cứu thương tới nhà không biết bao nhiêu lần, nhưng ông là thần tượng của tôi, thần tượng không có gì là không làm được.

   Rồi ai mà nhận một ông già đột qụy tới khòm lưng vô làm việc để có tiền nuôi vợ. Ông quyết định đi xin ăn để nuôi vợ. Ông xin lỗi các con là cha đã hết cách nuôi nổi các con, cha chỉ còn có thể nuôi mẹ các con thôi. Anh chị em tôi khủng hoảng mấy năm trời vì lời ra tiếng vào của thiên hạ. Nhưng theo thời gian cũng quen đi, ai hiểu cho anh chị em tôi không phải không nuôi cha mẹ, chỉ vì cha tôi là người như thế đó thôi. Riêng mẹ tôi không bệnh gì hết mà vì buồn, buồn cha tôi bất lực mà bà không giúp gì được cho ông, còn để ông đi ăn xin nuôi bà nên bà trầm cảm. Bà chỉ còn biết đi theo ông tới cuối cuộc đời này vô điều kiện. Chồng của em gái tôi là bác sĩ, anh ta theo dõi sức khoẻ của cha mẹ tôi đều ổn, riêng bệnh trầm cảm của mẹ tôi thì hết thuốc chữa, chỉ có ngày một nặng hơn tới không còn nhận biết con cháu. Nay đến cha tôi thì mẹ cũng có lúc còn biết ông là ai, nhưng nhiều lúc cũng không biết ông là ai, chỉ biết đi theo ông không rời… 

   Tôi nói với anh, “cho dù biết sức khoẻ của cha mẹ anh đều tốt, nhưng hai người cao tuổi mà sống ngoài đường như thế thì tôi thấy không ổn…”

   “Ai mà không thấy, nhưng anh chị em tôi đưa cha mẹ vô viện dưỡng lão thì cha tôi quậy viện dưỡng lão ngày đêm không biết mệt. “Tôi không cần ai nuôi vợ tôi.” Rước cha mẹ về nhà con cái ở thì không ở nhà đứa nào hết. Cha chỉ nhờ các con chăm sóc mẹ khi cha qua đời. Nếu bà ấy muốn đi theo cha thì các con ký giấy cho bác sĩ chích thuốc tử cũng được.

   Tôi hết cách nên mướn một căn chung cư cho cha mẹ tôi ở vì nhà ông bà mua sau mấy năm qua Mỹ thì ông đã bán để chia gia tài cho các con sau khi ông bị đột qụy. Chúng tôi hết cách, hết lời là các con chỉ cần cha mẹ thôi. Nhưng cha tôi là cha tôi, không ai thay đổi được ông. Vấn đề lo lắng nhất của ông từ đó là tiền mướn chung cư hằng tháng, tiền điện nước. Khi ông còn minh mẫn thì sổ sách chi li nhưng chính xác như một kế toán viên của ngân hàng. Nhưng vài năm nay, ông chỉ biết vui sướng với may mắn được chủ chung cư ưu đãi cho hai ông bà già chỉ lấy một trăm đồng mỗi tháng, lại còn bao điện nước, cấp cho hai cụ một cái điện thoại miễn phí để gọi khi cần sửa chữa trong nhà, hay muốn gọi ai thì gọi… Ở đâu ra một người đồng hương trong chung cư, làm nghề chạy Uber nhưng nói láo là làm nhân viên ở trạm xe điện trong downtown  nên giúp đỡ ông bà được việc sáng đưa đi, chiều đón về không tính tiền... vì anh ta tính tiền với em gái tôi khi cha tôi lái xe đã quá nguy hiểm. Ông thực sự đã quên chủ chung cư là con gái ông, cha tôi cảm ơn bà chủ tốt bụng rất thật lòng. Em gái tôi chỉ biết khóc chứ không dám làm cho cha tôi nhớ ra nó vì ông sẽ bỏ đi, dắt mẹ tôi đi thì biết đâu mà tìm. Còn mẹ tôi là mẹ tôi, cũng không ai thay đổi được bà, buồn-vui vô cảm, không nói một lời từ sau khi cha tôi bị đột qụy. Và, vợ tôi cũng sắp điên, hay tôi sắp điên khi vợ tôi rất thần tượng cha mẹ chồng. Vợ tôi chỉ ước khi con cái khôn lớn, tôi sống với vợ tôi như cha mẹ tôi hiện tại là ước mơ của vợ tôi…”

   Tôi nói vui với anh bạn cà ri nị, “Cha anh thì được nhưng anh thì không, vì cha anh là ông lão ăn nói hoạt bát, có duyên. Còn anh là ông già cộc cằn, mặt lúc nào cũng nhăn nhó như khỉ ăn ớt…”

   Anh ta khoái, “Ừ, để tôi về nhà nói với vợ tôi: Làm ơn bỏ cái ước mơ quái qủy đó đi.”
   …

    Còn tôi về nhà sau một ngày cuối tuần đi làm ngoài, anh bạn chia cho năm trăm bạc. Số tiền lớn cũng không lớn mà nhỏ cũng không nhỏ, vấn đề khó hơn đi làm là sẽ xài vô việc gì cho đúng đắn khi đời sống đã không thừa không thiếu từ khi biết sống thế nào là đủ. Có lẽ chỉ còn thiếu một người đi theo tôi vô điều kiện tới hết quãng đời thừa là viên mãn…

 

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,670
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến