Hôm nay,  

Cha Tôi Là Người Như Thế Đó…

27/02/202310:06:00(Xem: 3412)
04152022_IMG_2588
Tác Giả Quán Quân Phan trao giải cho tác giả Quán Quân Vĩnh Chánh tại Lễ Trao Giải VVNM 2021.



Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 


*

 

Anh bạn làm chung với tôi là người Ấn, anh siêng năng hiếm thấy trong việc kiếm tiền. Hầu như thứ bảy, chủ nhật nào anh cũng đi làm bên ngoài để kiếm thêm. Anh đăng báo Ấn độ, là một handyman của cộng đồng Ấn độ ở địa phương nên người Ấn gọi anh làm đủ thứ việc vào hai ngày cuối tuần. Những việc anh thường làm như thay thảm, thay sàn gỗ, thay cửa sổ, cửa ra patio, sửa chữa nhà tắm, thay mới máy móc trong nhà bếp, máy nước nóng ngoài garage… Và anh thường rủ tôi đi làm chung với anh vì anh thích cách làm việc của tôi trong hãng luôn nhanh gọn lẹ. Nhưng tôi cũng thường trả lời anh, “tôi không có nhu cầu đi làm cuối tuần để kiếm thêm. Sao anh không rủ mấy người làm chung với chúng ta cũng rất siêng và giỏi?” Anh ta nói, “Tôi thích rủ anh đi làm ngoài vì anh nói chuyện với khách hàng hay hơn tôi, anh trình bày dễ hiểu và họ tin anh hơn tôi nói chuyện. Anh hiểu biết nhiều, khéo tay, và nhiều sáng kiến. Anh nghĩ ra nhiều cách làm tiết kiệm biết bao nhiêu thời gian, còn việc gì anh làm thì tôi hoàn toàn tin tưởng là tôi không phải trở lại để sửa chữa rò rỉ hay lắp ráp không đúng cho khách hàng của tôi. Điều ấy quan trọng vì tôi làm việc có bảo hành cho đồng hương của tôi nên làm xong mà rò rỉ, lắp ráp không đúng, tôi đều phải trở lại sửa chữa miễn phí cho họ. Tôi mất nửa ngày, một ngày công, tốn tiền xăng mà không được đồng nào.”

   Thường tôi không đi với anh vì tôi không có nhu cầu kiếm thêm thu nhập nên anh mới rủ tên giặc tàu bô bô cái miệng, ăn nhiều nhưng làm không được bao nhiêu, lại hay càm ràm tiền ít tiền nhiều, chỉ khổ cho những việc không lớn, không nhiều nhưng phải có người giúp mới làm được. Thế là anh phải kéo tên Ethiopia đi làm cùng anh. Tay này siêng nhưng làm việc cẩu thả, làm ẩu, anh ta làm việc không thể hiện được tính chuyên môn vì hạn chế khả năng tính toán, sắp xếp công việc sao cho hợp lý, gia chủ yên tâm về người thợ đến nhà họ làm. Anh bạn Ấn độ không kiếm ra người nên miễm cưỡng đem theo anh chàng Ethiopia, làm với anh ta rất mệt vì cứ phải để mắt tới anh ta, nhắc nhở và dọn dẹp cho anh ta vì anh ta không hề có ngăn nắp, không quan tâm tới vệ sinh nhà cửa của khách hàng.

    Chỉ những cuối tuần anh bạn Ấn độ nhận việc khó, chính anh cũng không đủ tự tin và hiểu biết để làm nên anh cầu cứu tôi đi cùng. Tôi đi làm chung với anh như đi chơi nhiều hơn làm việc, nhưng tiền công anh chia đôi với tôi nên có hôm đi làm với anh một ngày kiếm được vài trăm dễ như ăn cơm, anh lại chở tôi đi ăn trưa và anh trả tiền ăn cho hai người nữa chứ. Anh bạn người Ethiopia đi làm cuối tuần cho anh Ấn độ chỉ được trả lương một trăm đồng/ ngày. Anh ấy bất mãn sự phân biệt đối xử của anh Ấn độ, nhưng cần tiền nên có vùng vằng thì cuối cùng cũng đi vì một trăm kiếm thêm được ấy anh ta không cho vợ hay, anh lặng lẽ gởi về quê để giúp đỡ cha mẹ anh đã già, anh chị em trong gia đình anh ta còn bên Ethiopia đều khó khăn.

   Đã nhiều lần tôi đề nghị anh Ấn độ trả thêm tiền cho anh Ethiopia, nhưng anh cự tuyệt vì nó chỉ đáng vậy thôi. Tôi nhắc nhở anh bạn Ethiopia đi làm ngoài thì phải làm sao cho vừa lòng khách hàng, không những có việc làm hoài mà còn được khách hàng cho thêm tiền khi họ ưng ý. Nhưng trời sinh ra mỗi người có khả năng khác nhau, cách nghĩ khác nhau. Anh ta cứ nguyền rủa thằng Ấn độ bóc lột, ép người, nhưng không lo chuyện tay nghề, tinh thần trách nhiệm của mình nên khi làm chung trong hãng thì chửi nhau vài câu nhưng gồng gánh cho nhau, mọi chuyện cũng qua hết, và anh mãi là người cẩu thả, làm ẩu, chỗ làm việc của anh ta dơ bẩn, không ngăn nắp, rác tràn lan… Sếp ghét nhất là anh cứ viết trên bàn làm việc những số điện thoại, những mã số của phụ tùng. Ai nhìn cái bàn làm viêc của anh ta cũng biết anh là người như thế nào. Một lần chủ nhà nọ cự nự quá xá vì anh nghe điện thoại lúc làm việc, rồi rút cây viết lông viết luôn số điện thoại của ai đó lên tủ lạnh nhà khách hàng. Bà Ấn cự quá chừng vì bà mới lau chùi tủ lạnh.

   Hôm cuối tuần rồi, tôi đi làm ngoài với anh Ấn độ vì anh lãnh việc thay hết giàn bếp, microway, máy rửa chén, tủ lạnh, bồn rửa bát, máy hút mùi… toàn đồ mắc tiền của khách hàng nên anh ngại làm điện có nhiều điện tử phải program, set-up. Cái máy lọc nước của Nhật nhỏ xíu mà khách hàng mua tới năm ngàn đô la nên anh ta ớn program sai trật là phải đền.

    Anh chở tôi đi ăn sáng, tôi chọn ăn phở nên tới ăn trưa, tôi chọn nhà hàng Ấn độ cho công bằng. Tôi từng ăn nhà hàng Ấn độ với anh ta nhiều lần, tôi luôn ăn món cá catfish fillet với sauce cà chua. Người Ấn, họ bỏ rau mùi gì trong món đó chả biết, nhưng mùi vị rất ngon, lạ và cá không bị tanh. Tôi thích nhất là món bánh bột mì ăn kèm với món ấy, họ nướng bánh với bơ thơm phức. Ăn như ăn bánh mì trét bơ, bên ngoài có lớp da giòn, thơm mùi bánh nướng, bột bên trong lại xốp mà giai giai. Anh bánh đó không cũng đủ ngon, không cần cá.

   Khi nhà hàng đưa hai phần ăn ra bàn cho chúng tôi, anh bạn Ấn độ đặt thêm một phần tạm gọi là bánh mì cá như tôi order, anh dặn nhà hàng làm thật cay vì của tôi chỉ cay nhẹ nhất thôi. Tôi hỏi anh đem về nhà thì chiều hãy order… Anh trả lời tôi, “Tôi đem cho cha tôi ăn trưa, ông làm việc cũng gần đây.”

   Tôi thật ngỡ ngàng khi anh đưa tôi đến chỗ cha anh đang làm việc, là một ga tàu điện trong downtown. Cha anh đang làm công việc ăn xin với cây gậy và cái nón rách. Một ông lão người Ấn độ lưng đã còng, râu tóc bạc phơ, ăn mặc cũ kỹ nhưng sạch sẽ. Ông lão vui mừng về việc con trai ông đã mua cho ông một phần ăn trưa, là món ông ưa thích nhất nữa chứ. Ông hào phóng cắt nắp hộp thức ăn rời ra để xẻ phần ăn của ông thành hai phần, xé miếng bánh nướng như miếng pizza không nhân làm hai phần. Ông chia đều thành hai phần và đưa cho bà lão Ấn độ đồng nghiệp một phần. Hình như bà có vấn đề về tâm thần vì chỉ cười với ông lão một nụ cười vô cảm của người không bình thường. Sau đó bà ngồi ăn thờ ơ như ăn là quán tính vậy thôi, không có biểu hiện gì về thức ăn ngon, hay độ cay khủng hoảng.

   Tôi cứ tưởng là người đồng hương, đồng nghiệp của cha anh thôi vì từng nghe anh nói cha anh là người thầy giáo dạy tiếng Anh ở quê nhà Ấn độ nên anh cũng học từ cha mà giỏi tiếng Anh. Tôi không tin bà lão là mẹ anh nhưng phải tin vì bà ăn xong, anh ta đến lau miệng cho mẹ, cho mẹ uống nước, ôm hôn bà trước lúc tạm biệt, dù bà dửng dưng như không biết anh là ai…

   Tôi im lặng ngồi nhìn phố phường từ cửa sổ xe anh trên đường về lại chỗ làm. Có lẽ anh biết tôi rất ngạc nhiên nên anh tự nói, “Mẹ tôi là bạn học của cha tôi, nhưng gia đình mẹ tôi không chấp nhận cha tôi vì nhà ông nghèo lắm. Mẹ tôi có quyền chọn lựa: một là lấy ông làm chồng thì không bao giờ được trở về nhà nữa. Hai là quên ông đi. Mẹ tôi quyết định lấy cha tôi nên từ đó không về nhà. Cả gia đình bên ngoại chỉ có bà ngoại cho người theo dõi mẹ tôi, bà ngoại gởi tiền cho mẹ tôi mỗi lần mẹ tôi sinh thêm con, nhưng mẹ tôi không nhận. Cho đến bà ngoại tôi qua đời là hết liên lạc với gia đình bên ngoại. Chừng mười năm nay, cha tôi sau lần bị đột qụy, bị liệt hai chân khi đã bảy mươi ngoài. Ông nằm một chỗ không yên vì lời hứa sẽ nuôi mẹ tôi suốt đời nên ông cố gắng một mình tự tập mà ông đi lại được. Cha tôi té ngã tới xe cứu thương tới nhà không biết bao nhiêu lần, nhưng ông là thần tượng của tôi, thần tượng không có gì là không làm được.

   Rồi ai mà nhận một ông già đột qụy tới khòm lưng vô làm việc để có tiền nuôi vợ. Ông quyết định đi xin ăn để nuôi vợ. Ông xin lỗi các con là cha đã hết cách nuôi nổi các con, cha chỉ còn có thể nuôi mẹ các con thôi. Anh chị em tôi khủng hoảng mấy năm trời vì lời ra tiếng vào của thiên hạ. Nhưng theo thời gian cũng quen đi, ai hiểu cho anh chị em tôi không phải không nuôi cha mẹ, chỉ vì cha tôi là người như thế đó thôi. Riêng mẹ tôi không bệnh gì hết mà vì buồn, buồn cha tôi bất lực mà bà không giúp gì được cho ông, còn để ông đi ăn xin nuôi bà nên bà trầm cảm. Bà chỉ còn biết đi theo ông tới cuối cuộc đời này vô điều kiện. Chồng của em gái tôi là bác sĩ, anh ta theo dõi sức khoẻ của cha mẹ tôi đều ổn, riêng bệnh trầm cảm của mẹ tôi thì hết thuốc chữa, chỉ có ngày một nặng hơn tới không còn nhận biết con cháu. Nay đến cha tôi thì mẹ cũng có lúc còn biết ông là ai, nhưng nhiều lúc cũng không biết ông là ai, chỉ biết đi theo ông không rời… 

   Tôi nói với anh, “cho dù biết sức khoẻ của cha mẹ anh đều tốt, nhưng hai người cao tuổi mà sống ngoài đường như thế thì tôi thấy không ổn…”

   “Ai mà không thấy, nhưng anh chị em tôi đưa cha mẹ vô viện dưỡng lão thì cha tôi quậy viện dưỡng lão ngày đêm không biết mệt. “Tôi không cần ai nuôi vợ tôi.” Rước cha mẹ về nhà con cái ở thì không ở nhà đứa nào hết. Cha chỉ nhờ các con chăm sóc mẹ khi cha qua đời. Nếu bà ấy muốn đi theo cha thì các con ký giấy cho bác sĩ chích thuốc tử cũng được.

   Tôi hết cách nên mướn một căn chung cư cho cha mẹ tôi ở vì nhà ông bà mua sau mấy năm qua Mỹ thì ông đã bán để chia gia tài cho các con sau khi ông bị đột qụy. Chúng tôi hết cách, hết lời là các con chỉ cần cha mẹ thôi. Nhưng cha tôi là cha tôi, không ai thay đổi được ông. Vấn đề lo lắng nhất của ông từ đó là tiền mướn chung cư hằng tháng, tiền điện nước. Khi ông còn minh mẫn thì sổ sách chi li nhưng chính xác như một kế toán viên của ngân hàng. Nhưng vài năm nay, ông chỉ biết vui sướng với may mắn được chủ chung cư ưu đãi cho hai ông bà già chỉ lấy một trăm đồng mỗi tháng, lại còn bao điện nước, cấp cho hai cụ một cái điện thoại miễn phí để gọi khi cần sửa chữa trong nhà, hay muốn gọi ai thì gọi… Ở đâu ra một người đồng hương trong chung cư, làm nghề chạy Uber nhưng nói láo là làm nhân viên ở trạm xe điện trong downtown  nên giúp đỡ ông bà được việc sáng đưa đi, chiều đón về không tính tiền... vì anh ta tính tiền với em gái tôi khi cha tôi lái xe đã quá nguy hiểm. Ông thực sự đã quên chủ chung cư là con gái ông, cha tôi cảm ơn bà chủ tốt bụng rất thật lòng. Em gái tôi chỉ biết khóc chứ không dám làm cho cha tôi nhớ ra nó vì ông sẽ bỏ đi, dắt mẹ tôi đi thì biết đâu mà tìm. Còn mẹ tôi là mẹ tôi, cũng không ai thay đổi được bà, buồn-vui vô cảm, không nói một lời từ sau khi cha tôi bị đột qụy. Và, vợ tôi cũng sắp điên, hay tôi sắp điên khi vợ tôi rất thần tượng cha mẹ chồng. Vợ tôi chỉ ước khi con cái khôn lớn, tôi sống với vợ tôi như cha mẹ tôi hiện tại là ước mơ của vợ tôi…”

   Tôi nói vui với anh bạn cà ri nị, “Cha anh thì được nhưng anh thì không, vì cha anh là ông lão ăn nói hoạt bát, có duyên. Còn anh là ông già cộc cằn, mặt lúc nào cũng nhăn nhó như khỉ ăn ớt…”

   Anh ta khoái, “Ừ, để tôi về nhà nói với vợ tôi: Làm ơn bỏ cái ước mơ quái qủy đó đi.”
   …

    Còn tôi về nhà sau một ngày cuối tuần đi làm ngoài, anh bạn chia cho năm trăm bạc. Số tiền lớn cũng không lớn mà nhỏ cũng không nhỏ, vấn đề khó hơn đi làm là sẽ xài vô việc gì cho đúng đắn khi đời sống đã không thừa không thiếu từ khi biết sống thế nào là đủ. Có lẽ chỉ còn thiếu một người đi theo tôi vô điều kiện tới hết quãng đời thừa là viên mãn…

 

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 461,776
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
11/12/202300:00:00
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
08/12/202300:00:00
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
04/12/202310:05:00
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
02/12/202322:15:00
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
30/11/202313:49:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
29/11/202312:02:00
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
24/11/202300:00:00
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
21/11/202318:34:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
17/11/202300:00:00
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.