Hôm nay,  

Biết Mặt Trùng Dương

12/03/200500:00:00(Xem: 134096)
Người viết: GIÓ ĐỒNG NỘI
Bài số 700-1278-49-vb5-031005

Gió Đồng Nội là bút hiệu mới của một tác giả Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên. Bài mới nhất của bà là một bút ký du lịch trên biển rất chi tiết, sống động.

Tử vi nói An mạng Thủy (Trường Lưu Thủy) nhưng An lại không thích nước mới kỳ quặc. Vốn chết nhát nên dù có biết bơi lai rai, đủ để nổi trong hồ bơi mà không khi nào An dám nín thở, lặn xuống dưới mặt nước.
Biết mình, biết người nên An hay tránh xa sông nước. Từ nhà ra biển không hơn 10 phút. Ra khỏi chỗ làm việc, băng qua đường là biển vậy mà có mấy khi An nhúng chân xuống nước biển. Chỉ lúc nào bạn bè ở xa đến chơi, rủ ra biển dạo mát, hóng gió An mới đi với họ cho vui.
Có người hỏi An sợ nước sao lại chọn ở gần biển. Theo An thì tất cả đều do số mệnh. Nơi ăn, chốn ở thường tùy thuộc vào việc làm. Trường hợp của An cũng không ra ngoài thông lệ đó . Thật sự thì An cũng đã vài lần làm quen với sóng nước nhưng kết quả không tốt đẹp cho lắm.
Lần đầu tiên đi tàu há mồm từ Bắc vào Nam năm 1954, khi An chưa đủ trí khôn, nên không biết cảm giác ra sao. Lần thứ hai, ngày Nha Trang hỗn loan, An nhờ lên được chiếc tàu chở dầu từ Cầu Đá, thoát về Vũng Tàu, trong lo âu, sợ hãi, đầu óc tê cứng, không nhớ mình có bị say sóng hay không. Và cuối tháng Tư, năm1975, lần thứ ba, An vượt đại dương trên chiếc tàu của Hải Quân hỏng một máy.
Đang ốm nghén, ăn không được, chả cần say sóng, An cũng ói mửa liên miên cả ngày lẫn đêm, nằm môt chỗ như người chết rồi, đâu có biết những gì xảy ra chung quanh cho đến khi lên được đất liền. Quá tam ba bận, An nghỉ thế là quá đủ nên mấy lần ở sở có những chuyến du lịch ngắn, 3 ngày trên biển với giá thật rẻ, An cũng chẳng màng. Thế mà tự nhiên năm nay, thay vì tổ chức ăn mừng kỷ niệm 30 năm thành hôn ở nhà, Anh Bình, chồng An lạị đề nghị làm một chuyến ra khơi, cho An biết mặt trùng dương. Anh dỗ: Những lần trước là bất đắc dĩ, lần naỳ mới thực sự là đi thưởng thức. Anh bảo đảm đi trên chiếc tàu lớn, An sẽ không bị chóng mặt. Vả lại cũng nên đi một lần cho biết. Nghe bùi tai nên An bằng lòng cho anh lấy vé trước cả hai tháng để lựa chỗ tốt.
Nơi An ở ngay Cape Canaveral, một trong những bến đậu của các tàu du lịch. Từ những tàu nhỏ, ra khơi đánh bạc mỗi ngày như Sun Cruz, Sterling Silver... đến những chiếc thật lớn của các hãng Royal Caribbean, Princess, Seven Seas, Cardival, Disney Cruise Lines đều mua bến ở đây. Lên Internet, xem một hồi thì gặp chiếc Sovereign Of The Sea của Royal Caribbean sẽ ra khơi 5 ngày, trùng vào ngày kỷ niệm của mình nên Bình lựa chiếc này. Cẩn thận hơn, anh lấy Cabin ở lầu thứ bảy, nằm ngay giữa tàu cho bớt độ lắc, lại có cửa sổ nhìn ra hành lang bên ngoài để An có thể ngắm trăng sao cũng như mây trời nếu muốn.
Chuyến ra khơi khởi hành từ Port Canaveral, hôm sau cặp đảo Cococay của Bahamas, ngày kế tiếp đến đảo Nassau, ở thêm một ngày vì đây là đảo chính của Bahamas. Và ngày cuối cùng quay về lại Port Canaveral. Nghe qua thâý không có gì thích thú nhưng lên tàu mới biết không phải như thế.
Trước ngày khởi hành 1 tuần lễ, An đã nhận được cuốn cẩm nang chỉ dẫn thật chi tiết. Nào là mang theo Passport (công dân Mỹ không có Passport thì dùng giấy khai sinh và bằng lái xe, Trẻ em dùng thẻ học sinh dán hình thay bằng lái xe), Quần áo, thuốc men, địa chỉ liên lạc khi cần thiết, Những địa điểm nên thăm viếng trên các đảo có ghi rõ thời gian, giá tiền, phương tiện để du khách chuẩn bị trước. Sách còn hướng đẫn du khách ở xa nên xuống phi trường nào, người ở gần thì có bản đồ chỉ dẫn đến tận bến tàu thật đầy đủ chi tiết.
Sau khi ăn trưa, người em thả vợ chồng An ở bến tàu. Mỗi người kéo 1 valy nhỏ nên không phải ghé trạm gửi hành lý. Người nối người, xếp từng hàng theo mẫu tự tên họ, đi vào trong. Đưa Passport và bằng lái xe cho quầy kiểm soát xong họ đưa vợ chồng An mỗi người một SeaPass, vừa dùng như thẻ tín dụng, vừa là chìa khóa phòng. Trên thẻ ghi tên, phòng, bàn và giờ ăn tối. Cầm thẻ này đi qua cửa đọc bằng computer, vợ chồng An lên tàu. Đi qua những va ly để trước cửa các phòng hàng xóm, Vợ chồng An đến cabin của mình. Lối đi ở giữa, bên trái là phòng vệ sinh và phòng tắm, bên phải là chỗ treo quần áo. Kế cận là chiếc bàn viết mà An thấy tấm thiệp nhỏ chúc mừng và tờ chương trình trong ngày đã để sẵn. Sau đó là chiếc giường đôi loại có thể gấp lại nên khi nằm không mấy êm lưng. Ngồi trên giường có thể nhìn thấy người đi lại bên ngoài qua khung cửa sổ thật lớn. Cả căn phòng chỉ rộng khoảng 9 x 12 feet nhưng sắp xếp rất gọn ghẽ, không phí khoảng cách một tí nào.
Treo quần áo lên mắc xong, hai vợ chồng đi một vòng quanh tàu cho biết. Dĩ thực vi tiên. Viếng phòng ăn trước. Tàu chưa nhổ neo mà nhà ăn đã rộn ràng du khách. Thôi thì đủ các loại thức ăn. Nào Mỹ, Mễ, Á Châu đủ cả. Cứ việc xếp hàng, lấy thức ăn, tìm chỗ ngồi rồi ăn mệt nghỉ. Chờ dạ dày tiêu hóa xong lại ăn tiếp. Đó là ăn sáng và ăn trưa. Hai phòng ăn loại all you can eat này buổi sáng mở cửa từ 6:30 đến 11:00 giờ. Trưa từ 11:30 đến 2:00 giờ. Chỉ một lần vào phòng ăn lịch sự buổi trưa còn những lần khác vợ chồng An cứ tà tà đến chỗ Buffet, ăn những gì mình thích. Buồi tối bắt buộc phải đến phòng ăn đã được chỉ định sẵn. Giữa khỏang thời gian ăn sáng, trưa, tối là những phòng ăn snack (ăn dặm) mở cửa cho tới 2 giờ đêm. Tóm lại là ăn chết bỏ. Đã lỡ ăn trưa ở nhà nên An chỉ ăn bằng mắt.
Đúng 5 giờ chiều. Một hồi còi hụ vang ầm ĩ báo hiệu tàu nhổ neo. An ra ngoài boong tàu nhìn vào đất liền. Những chiếc xe, những con người nhỏ dần, nhỏ dần rồi khuất hẳn. Chiếc tàu rẽ nước tiến dần ra biển. Chỉ còn lại đại dương mênh mông vời những ngọn sóng bạc đầu chập chùng vây bủa. Chiếc tàu lắc qua , lắc lại, nhẹ nhàng như đưa võng chậm. Cảm giác khó chịu lan dần. An đi vội về phòng để vừa kịp nôn thốc tháo những thức ăn trong bụng. Mắt nhắm nhưng mọi vật như đang quay lòng vòng nên An không thể ngồi lên được. Thắy thế Bình bắt An uống một ly nước lạnh. Anh bảo phải đi lấy thuốc say sóng.
Dìu An xuống lầu 4, đã thấy thuốc say sóng để ngay bàn tiếp tân cho khách tự nhiên lấy dùng. An uống vội một viên rồi ngồi ngay xuống chiếc sô pha gần đấy. Cơn chóng mặt không dứt, cảm giác muốn ói dâng cao, An thấy khí lạnh từ trong lan ra khắp người. Aó len, áo da, aó khoác, ba cái áo chưa kể quần aó trên người mà An vẫn run lập cập.
Khi thấy ngực nặng, khó thở thì An biết là không xong. Phải nói chồng gọi bác sĩ vì tim An không được tốt. Sau khi trả 360 đô la bằng thẻ tín dụng xong (họ không nhận bảo hiểm), người y tá đưa An vào gặp bác sĩ, một người trung niên da trắng gốc Phi Châu. Ông nhanh nhẹn cho đo áp suất máu, thử nhịp tim cho An nhưng mọi thứ bình thường. Ông bảo cô y tá chích cho An một mũi thuốc đau ơi là đau.
Chỉ 5 phút sau An thấy dễ chịu ngay. Nằm nghỉ ở phòng bệnh đến khi Bình đi ăn tối về đón thì An đã đỡ hẳn. An nghĩ có lẽ mình bị phản ứng của thuốc. Về phòng, An ngủ một mạch đến sáng hôm sau. Lò dò xuống phòng ăn sáng, An nghe Thuyền trưởng thông báo sẽ đi Nassau thay vì ghé Cococay bởi thời tiết xấu.


Ghé đâu trước thì An cũng ăn cho chắc bụng đã. Nói cho ra vẻ chứ chỉ một mẩu bánh mì nhỏ, nóng dòn với một tí bơ Pháp là An đủ no rồi. Ăn thêm trái chuối tráng miệng thì An dư sức đi chơi đến trưa.
Đi đôi giày bata, cầm theo Seapass, vợ chồng An bắt đầu cuộc thám thính đảo Nassau. Bước qua trạm quan thuế của Bahamas đã thấy nhiều người mời, chào, níu, kéo dụ du khách đi theo tour của họ. Đã có chủ đích, sau khi lấy bản đồ hướng dẫn, Bình và An tự đi ngắm cảnh cũng như những di tích lịch sử.
Cứ đi bộ theo đường chỉ, vợ chồng An đi lên tháp nước, chỗ cao nhất của thành phố. Bên cạnh là Queens Staircase (Queen Victoria của Ăng Lê), nơi cao hơn mặt nước biển 216 feet. Ngang qua dinh Thống Đốc, dẫn lên ngôi nhà thờ Thánh Francisco vừa mới được xây lại. Xuống xem Pirates & Dungeons Tour, rồi ghé vào Chợ Trời.
Dọc trên những con đường sầm uất của thành phố là những cửa tiệm. Nhiều nhất là tiệm rượu và tiệm kim hoàn. Rượu mua ở phố Bahamas không được dùng uống trên tàu. Phải giao cho tàu giữ và họ sẽ trả lại khi du khách xuống bến. Tất cả đều không phải đóng thuế. Tiền Bahamas trị gía ngang với đô la nên bạn không phải lo tính toán gì. Thổ dân ở đây không sinh sống bằng thủ công nghệ. Những cái sắc tay, những chiếc mũ màu sắc sặc sỡ không thể nuôi sống dân trên đảo. Họ sống nhờ vào du khách thường xuyên tấp nập ghé đảo do các du thuyền mang đến. Thuả xa xưa, đây là vùng đất của hải tặc. Sau những chuyến cướp biển, họ về đây nghỉ ngơi, chôn dấu của cải, chờ những chuyến ăn hàng kế tiếp.
Hôm sau, hai đứa đi Paradise Island Tour bằng ca nô. Hình như tất cả các khách sạn lớn trên thế giới đều có mặt ở đây. Dọc theo bờ biển chỉ còn một số ít lâu đài của những người nổi tiếng giàu có, còn toàn là khách sạn.
Không dám đi chơi tối ở nơi lạ, vợ chồng An trở về tàu trước giờ ăn. Bữa nay An mới gặp cặp vợ chồng ngồi chung bàn. Họ lấy nhau được 35 năm cách đây 2 ngày. Và hôm nay đúng vào ngày kỷ niệm 30 năm của Bình và An. Nhân viên nhà ăn mang đến cho mỗi cặp một chiếc bánh nhỏ có gắn miếng chocolate ghi chữ Happy Anniversary và hát bài chúc mừng theo điệu nhạc mừng sinh nhật.
Sau bữa ăn là buổi thi xem cặp nào hiểu nhau nhiều nhất. An thấy có cặp đã hơn 50 năm chung sống, vài cặp mới vừa kết hôn đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật cũng như những cặp như Bình An, đi chơi kỷ niệm ngày kết hôn nhưng chỉ có 3 cặp dự thi. Hai câu hỏi mỗi câu 20 điểm. Câu sau cùng 25 điểm.
Ba ông chồng được đưa vào trong, không cho nghe khi 3 bà vợ trả lời bên ngoài. Ngày hai người gặp nhau lần đầu ở đâu" Điều gì của chồng bà làm bà bực mình nhất" Khi vừa tỉnh giấc ngủ chồng bà làm điều gì trước tiên" Kết quả ngạc nhiên là cặp trẻ, lấy nhau 1 năm thắng giải với câu trả lời cuối: Anh ấy ôm tôi. Đúng với câu trả lời của người chồng. An nghĩ có lẽ những cặp khi lấy nhau đã lâu, đã quá quen thuộc với nhau nên cả ai không còn để ý đến những tiểu tiết chăng.
Sáng hôm sau, dù thời tiết không được tốt lắm nhưng tàu vẫn vào đảo Cococay. Ban nhạc Rock & Roll cũng như thức ăn sẽ được phục vụ trên đảo. Hai chiếc tàu nhỏ mỗi chuyến chở 200 người thay phiên nhau đổ người xuống đảo. Đảo này không có người ở, chỉ có khoảng 5, 7 gian hàng bán quà kỷ niệm của thổ dân từ những đảo khác đến buôn bán. Nước hơi lạnh nên An không thấy nhiều mấy người xuống bơi. Hầu hết người ta đi dọc bãi biển để lượm vỏ sò, vỏ ốc. An lười biếng nằm dài trên ghế ngắm trời mây trong khi Bình đi một vòng đảo. Đi chưa được nửa tiếng Bình đã về chốn cũ. Chẳng có gì trên đảo ngoài mấy con gà nhà, không phải gà rừng, chạy rong bươi móc kiếm ăn.
Mới đổ người được bốn chuyến đã thấy mây mù từ từ kéo tới. Gió mỗi lúc mỗi mạnh. Tiếng loa phóng thanh loan báo hủy bỏ chương trình trên đảo, yêu cầu mọi người trở về tàu ngay vì thời tiết xấu. Mọi người trên đảo vội vã kéo nhau về chỗ cập tàu. Chiếc tàu nhỏ đưa An trở lại tàu lớn trong khó khăn. Những đợt sóng thật cao tạt ướt hết một bên tàu nhưng không ai dám di chuyển để giữ cân bằng cho tàu. Từ tàu vào đảo khi đi chỉ 10 phút, lúc về mất nửa tiếng mà sao An thấy dài như cả thế kỷ. Chiếc tàu nhỏ đi trước vẫn chưa đưa hết được người lên tàu lớn vì bị sóng nhồi. Cây cầu thang bắc giữa hai tàu cứ lắc lư chực tụt xuống nước dù tất cả thuỷ thủ đoàn đều lo làm phận sự kéo, giữ, cột. Thuyền phó xuống tận tàu nhỏ để đưa từng du khách lên thang trở lại tàu lớn. Mất đến một giờ để chuyển mỗi chuyến lên tàu.
Hình như đã có nhiều kinh nghiệm khi biển động nên An không thấy thủy thủ đoàn bối rối chút nào. Tất cả đều bình tĩnh và tận tâm trong công việc của họ. Và lạ hơn nữa là sau khi về phòng, An mới nghĩ ra là mình không hề bị say sóng dù lần này biển động gấp mấy lần trước. Hay là nỗi lo lắng đã làm An quên hết mọi sự.
Tắm rửa, thay quần áo xong vợ chồng An lên lầu 11 ăn trưa rồi đi nghe nhạc. Lại cũng đủ loại âm nhạc cho đủ mọi thành phần. Rock and Roll thì ở lầu 4. Già cả muốn nghe Jazz đến lầu 5. Dissco, Latin music rồi Classic music với Piano, Violin, Harp tối nào cũng thay phiên nhau trình diễn. Thích cảm giác mạnh thì đã có Casino ở lầu 5 mở cửa từ trưa đến khuya. Muốn đổ mồ hôi lại có một phòng thể dục để đốt bớt chất mỡ dư thừa cho những vị có con mắt to hơn cái bụng, ăn quá chất lượng cần thiết. Nhẹ nhàng hơn thì có lớp dạy nhảy nửa thể thao, nửa biểu diễn theo nhạc.
Chăm sóc người lớn chu đáo như thế nên trẻ em cũng được quan tâm một cách đặc biệt. Một phòng ở lầu 11 có người giữ trẻ, có đủ loại game cho trẻ em. Từ computer đến sách vở. Chỉ việc thả con em vào đây, bạn có thể yên tâm lên casino đánh bạc cả ngày. Sẽ có người cho ăn và chơi với chúng đến giờ bạn đón về y như ở nhà trẻ nhưng không phải trả tiền gì cả.
Nếu thích shopping, bạn cũng có thể mua sắm ngay trên tàu. Từ quần áo đến nữ trang. Tranh ảnh, Hoa, Trái đủ cả. Họ còn có cả một hệ thống chụp ảnh tinh vi. Ngay từ lúc bước chân lên tàu là tấm Wellcome Aboard. Mỗi bữa ăn là một tấm hình. Rồi hình chụp chung với Captain. Muốn hay không, họ cứ chụp mọi người rồi trưng ở lầu 3 để ai thích hình mình thì trả tiền lấy về. Không thì họ vứt bỏ. Ít thích chụp hình như An mà cũng ‘bị dụ’ mất 30 đô la thì đủ biết là dịch vụ kiếm tiền này quan trọng như thế nào.
Dịch vụ lớn nhất trên tàu theo An nghĩ là bán bia, rượu. Một ly rượu pha vớ vẩn bằng giá một ly cô nhắc: 5 đô la chưa kể tiềp tip. Tip cũng là món tiền khá lớn mà du khách bị chi mặc dù họ ‘lịch sự’ đề nghị. Một người cho bồi phòng mỗi ngày $7.50 . Phòng 2 người là 15 đô một ngày. Hai người cho bồi bàn chính $7.00 một bữa ăn, bồi bàn phụ $4.00, người đưa bàn $1.50. Vị chi là chỉ tiền tip, bạn tốn khoảng $12.50 mỗi bữa ăn dù tiền thức ăn không phải trả. Nếu cứ như thế mà tính thì sau chuyến đi 5 ngày, 4 đêm tiền tip bồi phòng là $75.00, tip bồi ăn là $50.00 cho 4 bữa tối. Còn bữa trưa thì tùy ý, chọn ăn buffet thì khỏi cho tip. Tiền vé cộng tiền tip vợ chồng An tiêu gần 9 trăm, chưa kể mua sắm hay bia rượu và tiền bác sĩ. Tính toán ra, kể cả hai phần vật chất lẫn tinh thần thì An thấy cũng không đến nỗi nào cho chuyến đi để biết mặt trùng dương của mình.

Gió Đồng Nội
(Xuân 2005)

Ý kiến bạn đọc
26/12/202103:10:16
Khách
cialis dosage <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tablets</a>
27/11/202113:47:27
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a> cialis dosage
21/02/202114:04:39
Khách
tazzle <a href=https://tadalisxs.com/#>tadalafil online</a> tadalafil xtenda 20 mg
14/02/202123:18:39
Khách
azithromycin drug class <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax buy</a> citromax antibiotic drug
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,073,730
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.