Hôm nay,  

Anh Tộ

23/09/202011:45:00(Xem: 7287)

Trương Tấn Thành 
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông. 

***

“Nhất cận thân, nhì cận lân.”

Xin được thưa ngay đây không phải là tên thật của anh.  Tên thật của anh có nghĩa là “ sống được lâu dài.” Mà thôi, ta cứ gọi anh là anh Tộ đi cho nó tiện. 

  Tôi không còn nhớ là tôi đã quen với Anh hồi năm nào.  Chỉ nhớ ra sau khi ra trường năm hai ngàn, sau khi có job, tôi đi tìm mua nhà thì anh chỉ cho tôi căn nhà cách nhà anh một căn, đang để bảng For Sale by Owner của một bà cụ vừa mất do người con trai đăng bán.  Lúc đó vợ tôi sắp qua nên tôi thấy cũng đúng lúc và giá bán cũng vừa khả năng tài chính của tôi nên đồng ý ký giấy mua.  Thế là tôi trở thành láng giềng của anh từ đó.  Trước bảy lăm, anh là sĩ quan Quân Cụ, vợ mất, sau khi bị cải tạo về, anh lập gia đình lại.  Anh có bốn con với người vợ trước và qua Mỹ theo ‘diện’ H.O..   Anh phải hơn tôi ít nhứt là bảy tuổi nhưng còn rất khoẻ.  Tính tình anh chân thật cởi mở, sẵn sàng giúp đở mọi người. Cũng như tôi, anh đi học lại.  Anh học hai năm, ngành cơ khí ở trường Đại Học Cộng Đồng trong thành phố chúng tôi ở. Do có uy tín, tôi nghe hình như anh chị em sinh viên Việt ta trong trường lúc đó có bầu anh là Đại diện cho mình.  

    Khi tôi đi học tiếp, thì sau hai năm anh ra trường và làm thợ máy cho hảng xe Ford gần dưới phố.   Sau đó anh nghỉ việc ở hảng Ford, và làm thủ kho cho cơ sở bán xe Harley - Davidson gần nhà.  Một người tay chân vụng về lại dốt nát về máy móc như tôi, ở kế bên anh thật là một điều vô cùng may mắn.  Những chuyện lặt vặt trong , và cả việc sửa chửa mái nhà, cắt cành, làm mộc đều nhờ tới anh.  Nhứt là việc sửa hai chiếc xe của chúng tôi như thay nhớt, thay bố thắng, câu bình điện khi xe không nổ máy vân vân, đều phải nhờ và may là có anh.  Điểm cần phải ca ngợi anh là hể lúc nào cần tôi gọi là anh qua giúp liền.  Có lần xe tôi bị ‘pan’ dưới phố, gọi anh thì một lúc sau, anh lái xe truck ra và giúp kéo xe về.  Anh đâu có xe truck chuyên để ‘tow’ đâu mà dùng loại dây dù lớn kết thật chắc để cột vào xe tôi để dùng chiếc xe mini- truck của mình để kéo.  Trên đường xe tôi bị quẹo đi quẹo lại vì chiếc dây kéo không đủ căng để cho xe tôi chạy được thẳng. Tôi ngồi kềm tay lái mà tóat cả mồ hôi lạnh, vừa sợ bị cảnh sát phạt, vừa sợ không biết lúc nào xe mình xe lụi vào xe khác!  Phần anh, dù biết có những nguy hiểm có thể xãy ra như vậy nhưng anh vẫn sẵn lòng giúp tôi.  

  Anh nhận sửa xe cho bà con ta tại nhà.   Trình độ Anh ngữ của anh khá, tay nghề vững chắc, bản tính lương thiện trong giá cả nên bà con ta xa gần khi xe có bị vấn đề gì thì lại đem đến anh.  Anh làm công việc với tất  cả lương tâm và trách nhiệm. Tôi nhớ khi xưa có lần tôi nhờ anh thay bố thắng.  Khi xong, tôi lên xe de từ nhà anh ra ngoài đường thì xe nó tuột không đạp thắng lại được.  Tôi hoảng quá bẻ quẹo tay lái vào hàng rào lưới sắt của anh thì may sao xe nó kẹt đứng lại nơi hàng rào.  Tôi hết hồn, còn anh thì cũng xanh mặt!.  Đáng lẽ nếu anh de xe từ chỗ sửa ra đường cho tôi thì rủi ro đã không xãy ra.  Lưới sắt hàng rào của anh bị thụng một chỗ lớn do đuôi xe tôi de mạnh vào.  Sau khi anh em nói chuyện trái phải, mọi sự được dàn xếp xong.  Mấy ngày sau, tôi thấy anh luị hụi cả mấy ngày kiên nhẩn đan, sửa lại mấy mắt lưới sắt của hàng rào.  Một công việc đòi hỏi thật là vô cùng  kiên nhẩn mới là được.  Vậy mà anh làm xong.  Tôi khâm phục anh sát đất!!!

Mái che phiá sau nhà của tôi bằng tôn củ đã hơn nhiều chục năm nên vị bể, dột.  Tôi nhờ anh là lại dùm.  Với sự phụ giúp của một anh bạn Mỹ, cái mái đã được đóng, phủ , lợp, một cách đẹp đẻ và chắc chắn.  Mái được phủ các miếng nhựa tráng dầu hắc và anh sơn trắng mặt dưới mái phía  trong nhà đâu ra đó đành hoàng. À, tới đây tôi mới nhớ đến mùa bão tuyết khốc liệt vài năm trước đây làm sụp cái mái che xe, phủ bạt của tôi. 

Chưa có bao giờ nơi tôi ở có một trận trời đổ tuyết thật kinh khiếp như năm đó.  Cái mái che xe ngoài sân trước nhà tôi được lợp bằng mất tấm bạt lớn.  Qua mấy mùa mưa tuyết nhờ được dựng và lợp chắc chắn – phải nói là nhờ anh Tộ  - nên chẳng bị hề hấn gì.   Thế mà đến mùa tuyết đó, trong ba ngày tuyết đổ ngày đêm liên tục khiến tôi cào xuống không nổi.  Mấy tấm bạt bị mảng tuyết lớn đè nặng làm sụp đè lên chiếc xe tôi đậu bên dưới.  Không cách nào cào tuyết ra và dọn dẹp một mình, tôi phải kêu cứư tới hàng xóm đến giúp.  Cả bốn người hàng xóm đến cào tuyết, dọn dẹp giúp tôi trọn cả một ngày, tới xẩm tối mới xong.  Mấy ngày sau đó mới tạm gọi là đâu vào đấy.  Đúng là “ nhất cận thân, nhì cận lân” vậy.   Không thể để hai chiếc xe đậu ngoài chiụ cảnh mưa nắng nên tôi nghỉ đến chuyện cất một mái che tôn đàng hoàng cho lâu dài.  May nhờ có bảo hiểm nhà trả cho một ít tiền, tôi kêu nhờ đến anh Tộ. Sau khi qua quan sát và tính toán, anh nói anh nhận làm nhưng anh nói phải có một người phụ mới được.  May sao tôi có quen với anh bạn cựu chiến binh người Mỹ đen tốt bụng nhận đến giúp. Mừng quá, tôi baó cho anh đề xúc tiến việc cất cái mái che.  Sau hơn ba ngày, cái mái che được hoàn thành mỹ mản.   Nhìn cái mái che được cất, tôi phải thầm cảm ơn công của anh Tộ và ngừơi bạn Mỹ đã tận tình và sốt sắng giúp cho.  Anh Tộ làm việc ngoài yếu tố kỷ lưởng, tính toán hợp lý, thông minh, anh rất minh bạch trong việc tiền nong.  Mọi vật liệu xây dựng anh đều giữ lại biên nhận và viết một bản tổng kê tiền công và tiền vật liệu, kèm theo tất cả các biên nhận đó từ Home Depot cho tôi xem khi thanh toán tiền.  Cần phải nói thêm ở đây là anh nhận luôn việc chở cất vật liệu  với chiếc xe mini truck của mình.  

Tuần rồi, ông hàng xóm ở nhà kế bên có phàn nàn về mấy nhánh của cây thông bên tôi ve ra phiá bên nhà ông.  Tôi thì không có cưa máy và không leo cao được nên kêu nhờ đến anh Tộ.    Anh đem dây cột và cái cưa điện nhỏ sang leo lên để mé mấy nhánh đó dùm tôi.  Cưa nhánh xong, anh xắp lại thành đống gọn gàng để chờ khi nào tôi có người chở đi đem đổ.  Sẵn thấy cái hàng rào ván lâu năm, cái gãy, cái bị xiêu vẹo, tôi nhờ anh luôn. Anh bỏ công ra hơn một ngày để đóng chỗ này, vá chỗ nọ và thay thế ván hư,  tận dụng tối đa những gỗ ván mà tôi chưá trong kho để đở tốn tiền mua.  Đây là cái hay khác của anh.  Anh luôn biết tận dụng và tiết kiệm vật liệu chứ không mỗi thứ mỗi mua như người khác.  
 

Ai đi ngang sân cỏ phía trước nhà anh đều ngạc nhiên không thấy loại cỏ bông vàng bồ-công-anh mọc.  Lý do anh có cây chiả ‘thần’ hai ngạnh mà anh thường xuyên nạy văng rễ chúng nên chúng không còn mọc lại được.  Cứ lâu lâu anh đi hết sân kiểm soát, hể thấy ‘tên’ nào ló lên là anh nạy bật rễ của nó ngay!  Phía sân sau của anh cũng sạch sẻ, đẹp đẻ.  Muà hè này anh trồng thành công nhiếu loại rau cài, bầu bí để cho bửa ăn.  Con người của anh như vậy đó.  Một con người siêng năng, chân thật, tốt bụng, ngăn nắp và không từ chối giúp đở ai.   Điều đáng nói là về mặt sức khỏe của anh.  Gần bát tuần mà anh vẫn còn làm được việc tương đối nặng và sửa xe cho bà con.  Nếu đem tôi ra so sánh thì ... thật là buồn cho tôi.  Sức khỏe của tôi chỉ bằng phân nữa của anh là cùng!  Bây giờ tôi mới nghiệm ra bí quyết tạo sức khoẻ của anh.  Anh ăn uống rất kỷ nên không bị ‘ ba cao một thấp’ như các bạn đồng niên của mình.  Anh năng vận động thường xuyên, thường tự nấu uống các loại thảo dược ‘ organic’. Mỗi khi làm nặng, tôi nhận thấy anh hít thở rất sâu để giữ sức và thải khí độc trong người ra.  Có lẽ đây là thuật ‘điều khí của anh’ chăng?

  Trong quân ngủ, anh ở cấp cao hơn tôi, tuổi đời anh cũng hơn tôi, năng khiếu về máy móc và kỷ thuật, anh cũng hơn tôi.    Được sống gần người mẫu mực như anh tôi thấy mình thật là may mắn.  Mỗi khi làm điều gì hấp tấp, vội vả, qua loa, tôi đều đặt câu hỏi cho chính mình: “Anh Tộ có làm như vầy không?” để chỉnh lại khuyết điểm của mình.  Anh xứng đáng là một “sĩ quan C.H. gương mẫu” của quân đội chúng ta, khi anh còn ở trong quân ngủ cho đến hôm nay tại xứ người.  Tôi học được ở anh Tộ vô số điều hay và thật là may mắn khi được sống gần anh.

Sept. 20’20.

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,434
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.