Hôm nay,  

Anh Tộ

23/09/202011:45:00(Xem: 8161)

Trương Tấn Thành 
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông. 

***

“Nhất cận thân, nhì cận lân.”

Xin được thưa ngay đây không phải là tên thật của anh.  Tên thật của anh có nghĩa là “ sống được lâu dài.” Mà thôi, ta cứ gọi anh là anh Tộ đi cho nó tiện. 

  Tôi không còn nhớ là tôi đã quen với Anh hồi năm nào.  Chỉ nhớ ra sau khi ra trường năm hai ngàn, sau khi có job, tôi đi tìm mua nhà thì anh chỉ cho tôi căn nhà cách nhà anh một căn, đang để bảng For Sale by Owner của một bà cụ vừa mất do người con trai đăng bán.  Lúc đó vợ tôi sắp qua nên tôi thấy cũng đúng lúc và giá bán cũng vừa khả năng tài chính của tôi nên đồng ý ký giấy mua.  Thế là tôi trở thành láng giềng của anh từ đó.  Trước bảy lăm, anh là sĩ quan Quân Cụ, vợ mất, sau khi bị cải tạo về, anh lập gia đình lại.  Anh có bốn con với người vợ trước và qua Mỹ theo ‘diện’ H.O..   Anh phải hơn tôi ít nhứt là bảy tuổi nhưng còn rất khoẻ.  Tính tình anh chân thật cởi mở, sẵn sàng giúp đở mọi người. Cũng như tôi, anh đi học lại.  Anh học hai năm, ngành cơ khí ở trường Đại Học Cộng Đồng trong thành phố chúng tôi ở. Do có uy tín, tôi nghe hình như anh chị em sinh viên Việt ta trong trường lúc đó có bầu anh là Đại diện cho mình.  

    Khi tôi đi học tiếp, thì sau hai năm anh ra trường và làm thợ máy cho hảng xe Ford gần dưới phố.   Sau đó anh nghỉ việc ở hảng Ford, và làm thủ kho cho cơ sở bán xe Harley - Davidson gần nhà.  Một người tay chân vụng về lại dốt nát về máy móc như tôi, ở kế bên anh thật là một điều vô cùng may mắn.  Những chuyện lặt vặt trong , và cả việc sửa chửa mái nhà, cắt cành, làm mộc đều nhờ tới anh.  Nhứt là việc sửa hai chiếc xe của chúng tôi như thay nhớt, thay bố thắng, câu bình điện khi xe không nổ máy vân vân, đều phải nhờ và may là có anh.  Điểm cần phải ca ngợi anh là hể lúc nào cần tôi gọi là anh qua giúp liền.  Có lần xe tôi bị ‘pan’ dưới phố, gọi anh thì một lúc sau, anh lái xe truck ra và giúp kéo xe về.  Anh đâu có xe truck chuyên để ‘tow’ đâu mà dùng loại dây dù lớn kết thật chắc để cột vào xe tôi để dùng chiếc xe mini- truck của mình để kéo.  Trên đường xe tôi bị quẹo đi quẹo lại vì chiếc dây kéo không đủ căng để cho xe tôi chạy được thẳng. Tôi ngồi kềm tay lái mà tóat cả mồ hôi lạnh, vừa sợ bị cảnh sát phạt, vừa sợ không biết lúc nào xe mình xe lụi vào xe khác!  Phần anh, dù biết có những nguy hiểm có thể xãy ra như vậy nhưng anh vẫn sẵn lòng giúp tôi.  

  Anh nhận sửa xe cho bà con ta tại nhà.   Trình độ Anh ngữ của anh khá, tay nghề vững chắc, bản tính lương thiện trong giá cả nên bà con ta xa gần khi xe có bị vấn đề gì thì lại đem đến anh.  Anh làm công việc với tất  cả lương tâm và trách nhiệm. Tôi nhớ khi xưa có lần tôi nhờ anh thay bố thắng.  Khi xong, tôi lên xe de từ nhà anh ra ngoài đường thì xe nó tuột không đạp thắng lại được.  Tôi hoảng quá bẻ quẹo tay lái vào hàng rào lưới sắt của anh thì may sao xe nó kẹt đứng lại nơi hàng rào.  Tôi hết hồn, còn anh thì cũng xanh mặt!.  Đáng lẽ nếu anh de xe từ chỗ sửa ra đường cho tôi thì rủi ro đã không xãy ra.  Lưới sắt hàng rào của anh bị thụng một chỗ lớn do đuôi xe tôi de mạnh vào.  Sau khi anh em nói chuyện trái phải, mọi sự được dàn xếp xong.  Mấy ngày sau, tôi thấy anh luị hụi cả mấy ngày kiên nhẩn đan, sửa lại mấy mắt lưới sắt của hàng rào.  Một công việc đòi hỏi thật là vô cùng  kiên nhẩn mới là được.  Vậy mà anh làm xong.  Tôi khâm phục anh sát đất!!!

Mái che phiá sau nhà của tôi bằng tôn củ đã hơn nhiều chục năm nên vị bể, dột.  Tôi nhờ anh là lại dùm.  Với sự phụ giúp của một anh bạn Mỹ, cái mái đã được đóng, phủ , lợp, một cách đẹp đẻ và chắc chắn.  Mái được phủ các miếng nhựa tráng dầu hắc và anh sơn trắng mặt dưới mái phía  trong nhà đâu ra đó đành hoàng. À, tới đây tôi mới nhớ đến mùa bão tuyết khốc liệt vài năm trước đây làm sụp cái mái che xe, phủ bạt của tôi. 

Chưa có bao giờ nơi tôi ở có một trận trời đổ tuyết thật kinh khiếp như năm đó.  Cái mái che xe ngoài sân trước nhà tôi được lợp bằng mất tấm bạt lớn.  Qua mấy mùa mưa tuyết nhờ được dựng và lợp chắc chắn – phải nói là nhờ anh Tộ  - nên chẳng bị hề hấn gì.   Thế mà đến mùa tuyết đó, trong ba ngày tuyết đổ ngày đêm liên tục khiến tôi cào xuống không nổi.  Mấy tấm bạt bị mảng tuyết lớn đè nặng làm sụp đè lên chiếc xe tôi đậu bên dưới.  Không cách nào cào tuyết ra và dọn dẹp một mình, tôi phải kêu cứư tới hàng xóm đến giúp.  Cả bốn người hàng xóm đến cào tuyết, dọn dẹp giúp tôi trọn cả một ngày, tới xẩm tối mới xong.  Mấy ngày sau đó mới tạm gọi là đâu vào đấy.  Đúng là “ nhất cận thân, nhì cận lân” vậy.   Không thể để hai chiếc xe đậu ngoài chiụ cảnh mưa nắng nên tôi nghỉ đến chuyện cất một mái che tôn đàng hoàng cho lâu dài.  May nhờ có bảo hiểm nhà trả cho một ít tiền, tôi kêu nhờ đến anh Tộ. Sau khi qua quan sát và tính toán, anh nói anh nhận làm nhưng anh nói phải có một người phụ mới được.  May sao tôi có quen với anh bạn cựu chiến binh người Mỹ đen tốt bụng nhận đến giúp. Mừng quá, tôi baó cho anh đề xúc tiến việc cất cái mái che.  Sau hơn ba ngày, cái mái che được hoàn thành mỹ mản.   Nhìn cái mái che được cất, tôi phải thầm cảm ơn công của anh Tộ và ngừơi bạn Mỹ đã tận tình và sốt sắng giúp cho.  Anh Tộ làm việc ngoài yếu tố kỷ lưởng, tính toán hợp lý, thông minh, anh rất minh bạch trong việc tiền nong.  Mọi vật liệu xây dựng anh đều giữ lại biên nhận và viết một bản tổng kê tiền công và tiền vật liệu, kèm theo tất cả các biên nhận đó từ Home Depot cho tôi xem khi thanh toán tiền.  Cần phải nói thêm ở đây là anh nhận luôn việc chở cất vật liệu  với chiếc xe mini truck của mình.  

Tuần rồi, ông hàng xóm ở nhà kế bên có phàn nàn về mấy nhánh của cây thông bên tôi ve ra phiá bên nhà ông.  Tôi thì không có cưa máy và không leo cao được nên kêu nhờ đến anh Tộ.    Anh đem dây cột và cái cưa điện nhỏ sang leo lên để mé mấy nhánh đó dùm tôi.  Cưa nhánh xong, anh xắp lại thành đống gọn gàng để chờ khi nào tôi có người chở đi đem đổ.  Sẵn thấy cái hàng rào ván lâu năm, cái gãy, cái bị xiêu vẹo, tôi nhờ anh luôn. Anh bỏ công ra hơn một ngày để đóng chỗ này, vá chỗ nọ và thay thế ván hư,  tận dụng tối đa những gỗ ván mà tôi chưá trong kho để đở tốn tiền mua.  Đây là cái hay khác của anh.  Anh luôn biết tận dụng và tiết kiệm vật liệu chứ không mỗi thứ mỗi mua như người khác.  
 

Ai đi ngang sân cỏ phía trước nhà anh đều ngạc nhiên không thấy loại cỏ bông vàng bồ-công-anh mọc.  Lý do anh có cây chiả ‘thần’ hai ngạnh mà anh thường xuyên nạy văng rễ chúng nên chúng không còn mọc lại được.  Cứ lâu lâu anh đi hết sân kiểm soát, hể thấy ‘tên’ nào ló lên là anh nạy bật rễ của nó ngay!  Phía sân sau của anh cũng sạch sẻ, đẹp đẻ.  Muà hè này anh trồng thành công nhiếu loại rau cài, bầu bí để cho bửa ăn.  Con người của anh như vậy đó.  Một con người siêng năng, chân thật, tốt bụng, ngăn nắp và không từ chối giúp đở ai.   Điều đáng nói là về mặt sức khỏe của anh.  Gần bát tuần mà anh vẫn còn làm được việc tương đối nặng và sửa xe cho bà con.  Nếu đem tôi ra so sánh thì ... thật là buồn cho tôi.  Sức khỏe của tôi chỉ bằng phân nữa của anh là cùng!  Bây giờ tôi mới nghiệm ra bí quyết tạo sức khoẻ của anh.  Anh ăn uống rất kỷ nên không bị ‘ ba cao một thấp’ như các bạn đồng niên của mình.  Anh năng vận động thường xuyên, thường tự nấu uống các loại thảo dược ‘ organic’. Mỗi khi làm nặng, tôi nhận thấy anh hít thở rất sâu để giữ sức và thải khí độc trong người ra.  Có lẽ đây là thuật ‘điều khí của anh’ chăng?

  Trong quân ngủ, anh ở cấp cao hơn tôi, tuổi đời anh cũng hơn tôi, năng khiếu về máy móc và kỷ thuật, anh cũng hơn tôi.    Được sống gần người mẫu mực như anh tôi thấy mình thật là may mắn.  Mỗi khi làm điều gì hấp tấp, vội vả, qua loa, tôi đều đặt câu hỏi cho chính mình: “Anh Tộ có làm như vầy không?” để chỉnh lại khuyết điểm của mình.  Anh xứng đáng là một “sĩ quan C.H. gương mẫu” của quân đội chúng ta, khi anh còn ở trong quân ngủ cho đến hôm nay tại xứ người.  Tôi học được ở anh Tộ vô số điều hay và thật là may mắn khi được sống gần anh.

Sept. 20’20.

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,059
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến