Hôm nay,  

Ngày Đầu Tiên Đi Học, Thời Covid

31/08/202016:40:00(Xem: 6273)

Lê Xuân Mỹ

Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.

***

Những ngày nghỉ hè cuối cùng rồi cũng qua. Chưa hết những ngày nắng nóng, mùa thu lá rụng vàng chưa đến, dù đang giữa mùa ôn dịch Covid, những đứa bé vẫn phải chuẩn bị để  bắt đầu cho  một niên học mới. Năm nay gia đình 11 người 4 thế hệ của chúng tôi chỉ có hai đứa cháu ngoại được cắp sách đến trường. Con lớn 9 tuổi lớp 4 và thằng nhóc 3 tuổi đi mầm non-preschool. 


Đứa lớn vô cùng náo nức trông chờ cái giây phút gặp lại bạn bè, thầy cô giáo. Chưa bao giờ những tháng hè lại trôi qua nhàm chán như thế. Nghỉ học nhưng không được đi đâu xa như mọi năm. Loay hoay mãi trong nhà. May có ba mẹ làm việc ở nhà cũng vui được đôi  chút, nhưng làm sao bằng bạn bè cùng trang lứa vui đùa bên nhau.  Mỗi ngày hết đi ra rồi lại đi vào, hết truyền hình rồi computer, chán thì thôi. Thằng nhỏ thì trái lại chuyện đi học không phấn khởi chút nào. Nghe nói được đi đến trường, dù chưa hình dung sẽ như thế nào nhưng cứ la bai bải. “ No, i don’t want to  school, ngoại”. Cũng phải thôi. Suốt mấy tháng trời, kể từ khi lệnh cách ly giao tiếp xã hội được ban hành, cả cha lẫn mẹ là dân tech, đều ở nhà làm việc  từ xa. Tưởng  ở nhà làm việc dể dàng hơn nhưng rốt cuộc lại căng thẳng hơn, cực hơn vì suốt ngày ngồi trên máy tính, hết nói chuyện với sếp lại phải tư vấn khách hàng. Lúc trước thời gian ở tại chỗ làm, thời gian làm việc thường chỉ gói gọn trong 8 tiếng. Ra khỏi hãng là tắt phone, xong. Bây giờ thì on call. Sếp gọi bất cứ lúc nào. Khách hàng cũng vậy. Nhiều khi trái múi giờ, nhận điện thoại lúc nửa đêm là chuyện bình thường.  Nhưng cũng tiện là có thời gian bên cạnh con suốt ngày dù đôi khi cha mẹ mỗi người một phòng trên lầu, hai đứa nhỏ chơi riêng phòng khách. Suốt 3 tháng trời, thằng bé quen với hơi ấm của cha, mẹ và của chị hai. Giờ nghĩ đến cái cảnh phải xa cha xa mẹ xa chị là thằng bé không ưa rồi. “No, no, mommy”.


Cái chuyện đi học của thằng cháu ngoại đích tôn cứ được đem ra bàn suốt cả tháng nay. Chuyện đến trường học hay không trong thời buổi dịch bện lan tràn là đề tài gây nhiều tranh cải của cha mẹ ông bà. Ông bà ngoại thì không muốn. Đi preschool là ngày trọng đại, là dịp để cháu bước vào đời, có bạn có bè. Nhưng trong cái thời ôn hoàng dịch lệ này, nguy hiểm quá. Con nít đi học mà mỗi đứa ngồi một góc phòng, không ra sân chơi vui đùa chạy nhảy thì có gì vui. Còn chán hơn ở nhà. Thằng bé chắc gì chịu ngồi im. Chưa kể còn nhỏ quá xa cha xa mẹ, tội nghiệp.” Không preschool thì sang năm lên thẳng mẫu giáo, có chết thằng tây nào”.  Nhưng cha mẹ thì theo cung cách bên này, vẫn muốn cho thằng bé lần lược đi preschool rồi mẫu giáo như lệ thường. Để thằng bé có bạn có bè, tự lập cho quen. Cái tuổi hiếu động bắt nó ở nhà mãi cũng không tốt. Trường học cũng có nhiều biện pháp để không bị nhiễm virus đâu. Ừ thì quyền của ba mẹ nó, ông bà ngoại lo thì bàn vậy thôi chứ con nó, nó lo. 


Cha mẹ dụ thằng nhóc bẳng cách dẫn nó đi Target mua đủ đồ dùng. Team của nó là Paw Pastrol thế là cặp bút, áo quần… ngay cả mask che mặt cũng paw pastrol. Ông ngoại tuy vẫn còn giận thằng cha về chuyện đi học, nhưng cũng hứa sẽ cho thằng nhóc một chiếc xe truck paw pastrol thật to với đủ các nhân vật Chase, Marshall, Zuma, Skye, Rocky, Rubble.(tên của những nhân vật trong paw patrol toy). Cái gì chứ có Paw Patrol là thằng bé chịu lên. Cũng phải nói các nhà sản xuất đồ chơi có đủ mọi mánh lới để moi tiền cha mẹ của mấy nhóc tì. Mỗi độ tuổi mỗi loại đồ chơi khác nhau. Hết Mickey mouse, rồi Minnie mouse. Hết power ranger giờ đến paw patrol. Những nhân vật tưởng tượng từng ngày đi vào trí óc của bọn trẻ. Nhất là vào thời gian cách ly  này, đồ chơi trở thành những người bạn không thể thiếu của chúng.  Chiếm hết thì giờ của lũ trẻ và cạn hết hầu bao của ông bà. Cũng phải thôi, trái tim ông còn cho huống chi ba cái đồng lương hưu ít ỏi của ông hả cháu ngoại yêu quý nhất đời của ông.


Thế là từ “ i don’t want it” đã trở thành “yes, I want”. Thằng bé háo hức mong chờ 

cái ngày đầu tiên đi học vô cùng trọng đại đó. Cái khoảnh khắc mà tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn đêu đã từng trải qua. Có thể khác nhau khi người thì đến trường ở lớp mẫu giáo, cũng có người khởi đầu từ lớp một, nhưng chắc chắc  đều có những cảm xúc ban đầu thật khó quên như nhau.


Đã qua rất lâu cái thuở ban đầu đó nhưng mỗi khi đến mùa tựu trường tôi cứ nhớ mãi bài văn của  Thanh Tịnh:


“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường’”


Và những câu thơ của Viễn Phương 

“Ngày đầu tiên đi học 
Mẹ dắt tay đến trường 
Em vừa đi vừa khóc 
Mẹ dỗ dành bên em 
Ngày đầu tiên đi học 
Em mắt ướt nhạt nhoà 
Cô vỗ về an ủi 
Chao ôi! Sao thiết tha…”


Ai cũng có những xúc cảm một ngày đầu tiên tương tự như vậy trong cuộc đời của mình trừ… thẳng cháu ngoại của tôi. Bởi vì thằng nhóc đi học vào cái thời… ôn dịch Covid. Cũng có áo quần mới, giày mới, cặp mới … nhưng đặc biệt là thêm cái …mask che mặt mới toanh. Cái này đúng là thời của cha ông nó không có. Cái ngày đầu tiên  của thằng bé không giống ai.


8 giờ sáng đi theo  thằng bé tới trường có cha mẹ và chắc chắn không thể thiếu hai fan cuồng, ông bà ngoại. Mới vừa đến cổng trường đã thấy cái bảng màu xanh to tướng : “Please practice social distancing when entering the school. Stay 6 ft apart.” Đi tiếp thêm một đoạn, thêm môt tấm bảng.” Stop here. Wash your hand and wear mask please”. Đi học mà cứ như đi vào thăm dinh tổng thống. Bảng biểu dặn dò răng đe giăng tứ phía. Lại thêm bảng” Waiting for teacher” .Thằng cháu ngoại khóc thét lên khi cô gíao chờ sẳn dí cái máy đo nhiệt độ vào trán. Tội nghiệp thằng nhỏ vốn đang căng thẳng lo lắng, càng sợ thêm, ôm ghì chặc lấy mẹ. Sao giống như đi khám bác sĩ. Nó bắt đầu la toáng lên: “Mommy, i don’t want it. I don’t want to school”. Thiệt tình, ông ngoại cũng còn sợ chứ nói chi nó. Mẹ càng giỗ dành, thằng nhóc càng khóc to, ướt cả cái mask che miệng.  Nhiệt độ OK. Cô giáo hỏi thêm mấy câu  về Covid cho đúng thủ tục. “Cháu có ho không, cháu có đi đâu gặp ai bị nhiễm không…” Rồi bảo, ông bà cứ để cháu lại có thể về rồi 11:45 ghé đón. 

 

Đúng là preschool thời covid. Lớp học không giống ai. Bình thường đây là lớp đông học sinh nhất trường, phải từ 15-20 học sinh. Đồ chơi sách vở đầy sàn, đầy kệ. Bây giờ cái gì cũng khác. Lớp loe ngoe có 5 đứa. Căn phòng rộng chỉ có 5 cái bàn nhỏ. Mỗi bàn có vài cái lego, vài món đồ chơi, một vài cuốn tập, vài cây bút. Mỗi  đứa ngồi một bàn riêng mỗi góc. Sợ lây bệnh, không được chơi chung đồ chơi. Lớp có hai cô giáo. Môt người phía trước , môt người cuối phòng. Học trò mang mask. Cô giáo cũng mang. Lớp học bắt đầu nhưng lặng lẽ thiếu vắng nụ cười. Mà có cười cũng không ai thấy. Lớp mầm non mà như phòng thi tốt nghiệp trung học. Cách xa nhau cả mấy mét. Vui chi nổi.


Thời dịch bệnh mọi thứ đều đổi thay. Làm việc thay đổi, đi học cũng thay đổi. Nhưng dù sao thằng bé còn được đi đến trường, con cháu ngoại lớn, lớp 4 cũng đi học nhưng mà học tại nhà , học từ xa. Cái khái niệm mà ông ngoại già  sáu, bảy chục tuổi như tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

Cha một phòng, mẹ một phòng, bé một phòng, một người một  máy. Nhờ Covid đứa bé nào cũng giỏi sử dụng máy tính. Đúng 8 giờ ngày tựu trường, bàn tay thoăn thoắt, con bé mở ipad, click  vào ứng dụng zoom, bên kia đường dây hình cô giáo hiện ra. Good morning. Cô bắt đầu giới thiệu những học sinh trong lớp. Từng khuôn mặt bạn bè hiện ra trên màn hình. Cô giới thiệu tên của mình và ngày đầu tiên của niên học mới bắt đầu như thế, đơn giản và high tech. Cô truyền đạt kiến thức qua màn hình. Những học sinh ngồi nghe chăm chú qua màn hình. Giờ nghỉ giữa các môn học, bạn bè nói chuyện với nhau cũng qua cái màn hình ipad nhỏ xíu. Nỗi vui mừng được gặp lại nhau sau ba tháng hè được thể hiện qua những câu hỏi, những lời chào, nhưng vẫn nghèn nghẹn trong lòng các bé một nỗi buồn. Không còn được gặp nhau trên sân trường, trong lớp học. Không có những giây phút chạy nhảy quanh sân. Không có những vòng tay ôm để “ see you tomorrow” sau mỗi lần tan học. Covid đã làm các cháu trưởng thành hơn, chững chạc hơn  nhưng cũng làm ngắn lại cái tuổi thơ vô tư của chúng. Không biết đến khi nào mới trở lại như xưa.Vaccin vẫn là nỗi mong chờ, không những của những cha mẹ ông bà mà còn của những đứa bé như cháu ngoại tôi.


Dù mau hay lâu tôi tin ngày đó rồi cũng phải đến, nhưng cuộc sống chắc chắn không bao giờ trở lại như trước. Sẽ luôn còn đó những nỗi sợ hải, những nỗi ngại ngùng. Sẽ còn rất còn lâu mới có lại những vòng tay ôm từ giả, những cái bắt tay trùng phùng. Quá nhiều những nỗi sợ vô hình trong một thế giới đã không còn bình an sau thời ôn dịch. Thương quá những đứa bé, những học sinh trong thời ôn dịch. Thương quá những đứa cháu ngoại yêu quý của tôi.


Lê Xuân Mỹ

San Jose, 8/2020



Ý kiến bạn đọc
11/09/202014:12:59
Khách
Tôi đã hỏi rất nhiều người Việt lẫn Mỹ về nguồn gốc của con virus Vũ Hán nhưng không ai trả lời được. Câu hỏi rất đơn giản là nếu nói con virus phát suất từ con dơi thì tại sao dân Tàu ăn dơi, uống cả máu sống dơi cả ngàn năm nay sao không bị dịch mà đợi tới hai phòng thí nghiệm sinh học cấp cao P4 được thành lập cách chợ hải sản khoảng 100 thước mới phát dịch.
Hãy so sánh cả hơn ngàn năm với 4 năm sau ngảy thành lập P4?
09/09/202001:07:16
Khách
A false claim that Honjo believed that the novel coronavirus had been "manufactured" by a laboratory in the Chinese city of Wuhan was widely disseminated on the internet in many languages. In a statement published on the website of Kyoto University, he said he was 'greatly saddened' that his name had been used to spread 'false accusations and misinformation'. Scientists say genome sequencing shows that the virus came from animals and was not man-made."
05/09/202014:53:18
Khách
Một giáo sư y khoa Nhật đã từng được giải Nobel về y khoa, Tasuku Honjo cho biết ông chắc chắn vi khuẩn corona không phải do thiên nhiên tạo ra vì nếu thiên nhiên tạo ra thì không thể thích hợp và phát triển nhanh chóng trong tất cả điều kiện khí hậu và môi trường trên thế giới được.

Cụ thể là nếu phát hiện ra tại Tầu thì khó hợp với khí hậu hay môi trường Thụy Sỹ cùng lúc với sức nóng gay gắt của Ấn Độ chẳng hạn.


GS Honjo cho biết ông đã nghiên cứu về virus trong hơn 40 năm, trong đó có 4 năm tại các phòng nghiên cứu vi khuẩn tại Vũ Hán.

Ông nói trước đây, ông vẫn thường xuyên liên lạc với các bác sĩ nghiên cứu tại Vũ Hán, nhưng lúc gần đây không còn liên lạc được nữa, vì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu vi khuẩn tại đây đã đột nhiên chết hết rồi.

GS Honjo khẳng định vi khuẩn corona chắc chắn phát xuất từ con dơi, nhưng do các phòng thí nghiệm cấy tạo ra vì tai nạn, qua các loại thí nghiệm của họ.

Ông cho biết nếu những điều ông nói được chứng minh là sai, ông sẽ trả lại giải Nobel y khoa của ông ngay lập tức.
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tasuku_Honjo
04/09/202003:34:13
Khách
Các ơn các bạn đã đọc, chia sẻ và góp ý
Mong tất cả các bạn, gia đình an lành và cơn ôn dịch này chóng qua
02/09/202022:27:56
Khách
Cám ơn anh Lê Xuân Mỹ. Lâu quá không thấy mấy chữ... Ôn hoàng dịch lệ, ôn dịch làm tui mắc cười miết!
Thấy vui vui khi nghĩ đến mấy cháu bé nhưng đồng thời cũng thấy đâu đó nỗi ngậm ngùi...
02/09/202014:27:02
Khách
Ngày tựu trường năm nay có lẽ người trên thế giới, già trẻ, đều phải nhớ mãi. Không những ở Mỹ mà ở nhiều nước khác, các Chính Phủ vẫn cãi nhau nên cho học ở nhà hay cho đi tới trường. Đài RfI của Pháp cũng kể CP, báo chí và dân chúng cãi nhau tưng bừng. BBC của Anh cũng không dám cho ý kiến nên cho học sinh tới trường học hay không? Chỉ đưa những ý kiến của các chuyên viên cả hai phiá lên cho người dân đọc. Ý, Đức, Thụy Sĩ… cũng chả có một giải đáp nào thoả đáng, ai cũng luôn cho làm theo cách mình là đúng. Không hiểu tại sao mọi người không thấy đây là dịch bệnh mới nên không ai có chút kinh nghiệm để đối phó. Ngay cả các nước mới bị sau này như Ba Tây cũng chết rất nhiều. Giờ tới Ấn Độ.
Đúng như tác giả nhận định: “nhưng cuộc sống chắc chắn không bao giờ trở lại như trước”.
01/09/202001:22:29
Khách
Hay quá ! cám ơn tác giã làm tôi bồi hồi nhớ lại khoảng hơn 60 năm về trước ,dù là tôi không chắc là có mây bàng bạc trên bầu trời không ? Nhưng nắm chặt tay Mẹ thì có !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,144
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.