Hôm nay,  

Anh Tộ

23/09/202011:45:00(Xem: 8163)

Trương Tấn Thành 
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông. 

***

“Nhất cận thân, nhì cận lân.”

Xin được thưa ngay đây không phải là tên thật của anh.  Tên thật của anh có nghĩa là “ sống được lâu dài.” Mà thôi, ta cứ gọi anh là anh Tộ đi cho nó tiện. 

  Tôi không còn nhớ là tôi đã quen với Anh hồi năm nào.  Chỉ nhớ ra sau khi ra trường năm hai ngàn, sau khi có job, tôi đi tìm mua nhà thì anh chỉ cho tôi căn nhà cách nhà anh một căn, đang để bảng For Sale by Owner của một bà cụ vừa mất do người con trai đăng bán.  Lúc đó vợ tôi sắp qua nên tôi thấy cũng đúng lúc và giá bán cũng vừa khả năng tài chính của tôi nên đồng ý ký giấy mua.  Thế là tôi trở thành láng giềng của anh từ đó.  Trước bảy lăm, anh là sĩ quan Quân Cụ, vợ mất, sau khi bị cải tạo về, anh lập gia đình lại.  Anh có bốn con với người vợ trước và qua Mỹ theo ‘diện’ H.O..   Anh phải hơn tôi ít nhứt là bảy tuổi nhưng còn rất khoẻ.  Tính tình anh chân thật cởi mở, sẵn sàng giúp đở mọi người. Cũng như tôi, anh đi học lại.  Anh học hai năm, ngành cơ khí ở trường Đại Học Cộng Đồng trong thành phố chúng tôi ở. Do có uy tín, tôi nghe hình như anh chị em sinh viên Việt ta trong trường lúc đó có bầu anh là Đại diện cho mình.  

    Khi tôi đi học tiếp, thì sau hai năm anh ra trường và làm thợ máy cho hảng xe Ford gần dưới phố.   Sau đó anh nghỉ việc ở hảng Ford, và làm thủ kho cho cơ sở bán xe Harley - Davidson gần nhà.  Một người tay chân vụng về lại dốt nát về máy móc như tôi, ở kế bên anh thật là một điều vô cùng may mắn.  Những chuyện lặt vặt trong , và cả việc sửa chửa mái nhà, cắt cành, làm mộc đều nhờ tới anh.  Nhứt là việc sửa hai chiếc xe của chúng tôi như thay nhớt, thay bố thắng, câu bình điện khi xe không nổ máy vân vân, đều phải nhờ và may là có anh.  Điểm cần phải ca ngợi anh là hể lúc nào cần tôi gọi là anh qua giúp liền.  Có lần xe tôi bị ‘pan’ dưới phố, gọi anh thì một lúc sau, anh lái xe truck ra và giúp kéo xe về.  Anh đâu có xe truck chuyên để ‘tow’ đâu mà dùng loại dây dù lớn kết thật chắc để cột vào xe tôi để dùng chiếc xe mini- truck của mình để kéo.  Trên đường xe tôi bị quẹo đi quẹo lại vì chiếc dây kéo không đủ căng để cho xe tôi chạy được thẳng. Tôi ngồi kềm tay lái mà tóat cả mồ hôi lạnh, vừa sợ bị cảnh sát phạt, vừa sợ không biết lúc nào xe mình xe lụi vào xe khác!  Phần anh, dù biết có những nguy hiểm có thể xãy ra như vậy nhưng anh vẫn sẵn lòng giúp tôi.  

  Anh nhận sửa xe cho bà con ta tại nhà.   Trình độ Anh ngữ của anh khá, tay nghề vững chắc, bản tính lương thiện trong giá cả nên bà con ta xa gần khi xe có bị vấn đề gì thì lại đem đến anh.  Anh làm công việc với tất  cả lương tâm và trách nhiệm. Tôi nhớ khi xưa có lần tôi nhờ anh thay bố thắng.  Khi xong, tôi lên xe de từ nhà anh ra ngoài đường thì xe nó tuột không đạp thắng lại được.  Tôi hoảng quá bẻ quẹo tay lái vào hàng rào lưới sắt của anh thì may sao xe nó kẹt đứng lại nơi hàng rào.  Tôi hết hồn, còn anh thì cũng xanh mặt!.  Đáng lẽ nếu anh de xe từ chỗ sửa ra đường cho tôi thì rủi ro đã không xãy ra.  Lưới sắt hàng rào của anh bị thụng một chỗ lớn do đuôi xe tôi de mạnh vào.  Sau khi anh em nói chuyện trái phải, mọi sự được dàn xếp xong.  Mấy ngày sau, tôi thấy anh luị hụi cả mấy ngày kiên nhẩn đan, sửa lại mấy mắt lưới sắt của hàng rào.  Một công việc đòi hỏi thật là vô cùng  kiên nhẩn mới là được.  Vậy mà anh làm xong.  Tôi khâm phục anh sát đất!!!

Mái che phiá sau nhà của tôi bằng tôn củ đã hơn nhiều chục năm nên vị bể, dột.  Tôi nhờ anh là lại dùm.  Với sự phụ giúp của một anh bạn Mỹ, cái mái đã được đóng, phủ , lợp, một cách đẹp đẻ và chắc chắn.  Mái được phủ các miếng nhựa tráng dầu hắc và anh sơn trắng mặt dưới mái phía  trong nhà đâu ra đó đành hoàng. À, tới đây tôi mới nhớ đến mùa bão tuyết khốc liệt vài năm trước đây làm sụp cái mái che xe, phủ bạt của tôi. 

Chưa có bao giờ nơi tôi ở có một trận trời đổ tuyết thật kinh khiếp như năm đó.  Cái mái che xe ngoài sân trước nhà tôi được lợp bằng mất tấm bạt lớn.  Qua mấy mùa mưa tuyết nhờ được dựng và lợp chắc chắn – phải nói là nhờ anh Tộ  - nên chẳng bị hề hấn gì.   Thế mà đến mùa tuyết đó, trong ba ngày tuyết đổ ngày đêm liên tục khiến tôi cào xuống không nổi.  Mấy tấm bạt bị mảng tuyết lớn đè nặng làm sụp đè lên chiếc xe tôi đậu bên dưới.  Không cách nào cào tuyết ra và dọn dẹp một mình, tôi phải kêu cứư tới hàng xóm đến giúp.  Cả bốn người hàng xóm đến cào tuyết, dọn dẹp giúp tôi trọn cả một ngày, tới xẩm tối mới xong.  Mấy ngày sau đó mới tạm gọi là đâu vào đấy.  Đúng là “ nhất cận thân, nhì cận lân” vậy.   Không thể để hai chiếc xe đậu ngoài chiụ cảnh mưa nắng nên tôi nghỉ đến chuyện cất một mái che tôn đàng hoàng cho lâu dài.  May nhờ có bảo hiểm nhà trả cho một ít tiền, tôi kêu nhờ đến anh Tộ. Sau khi qua quan sát và tính toán, anh nói anh nhận làm nhưng anh nói phải có một người phụ mới được.  May sao tôi có quen với anh bạn cựu chiến binh người Mỹ đen tốt bụng nhận đến giúp. Mừng quá, tôi baó cho anh đề xúc tiến việc cất cái mái che.  Sau hơn ba ngày, cái mái che được hoàn thành mỹ mản.   Nhìn cái mái che được cất, tôi phải thầm cảm ơn công của anh Tộ và ngừơi bạn Mỹ đã tận tình và sốt sắng giúp cho.  Anh Tộ làm việc ngoài yếu tố kỷ lưởng, tính toán hợp lý, thông minh, anh rất minh bạch trong việc tiền nong.  Mọi vật liệu xây dựng anh đều giữ lại biên nhận và viết một bản tổng kê tiền công và tiền vật liệu, kèm theo tất cả các biên nhận đó từ Home Depot cho tôi xem khi thanh toán tiền.  Cần phải nói thêm ở đây là anh nhận luôn việc chở cất vật liệu  với chiếc xe mini truck của mình.  

Tuần rồi, ông hàng xóm ở nhà kế bên có phàn nàn về mấy nhánh của cây thông bên tôi ve ra phiá bên nhà ông.  Tôi thì không có cưa máy và không leo cao được nên kêu nhờ đến anh Tộ.    Anh đem dây cột và cái cưa điện nhỏ sang leo lên để mé mấy nhánh đó dùm tôi.  Cưa nhánh xong, anh xắp lại thành đống gọn gàng để chờ khi nào tôi có người chở đi đem đổ.  Sẵn thấy cái hàng rào ván lâu năm, cái gãy, cái bị xiêu vẹo, tôi nhờ anh luôn. Anh bỏ công ra hơn một ngày để đóng chỗ này, vá chỗ nọ và thay thế ván hư,  tận dụng tối đa những gỗ ván mà tôi chưá trong kho để đở tốn tiền mua.  Đây là cái hay khác của anh.  Anh luôn biết tận dụng và tiết kiệm vật liệu chứ không mỗi thứ mỗi mua như người khác.  
 

Ai đi ngang sân cỏ phía trước nhà anh đều ngạc nhiên không thấy loại cỏ bông vàng bồ-công-anh mọc.  Lý do anh có cây chiả ‘thần’ hai ngạnh mà anh thường xuyên nạy văng rễ chúng nên chúng không còn mọc lại được.  Cứ lâu lâu anh đi hết sân kiểm soát, hể thấy ‘tên’ nào ló lên là anh nạy bật rễ của nó ngay!  Phía sân sau của anh cũng sạch sẻ, đẹp đẻ.  Muà hè này anh trồng thành công nhiếu loại rau cài, bầu bí để cho bửa ăn.  Con người của anh như vậy đó.  Một con người siêng năng, chân thật, tốt bụng, ngăn nắp và không từ chối giúp đở ai.   Điều đáng nói là về mặt sức khỏe của anh.  Gần bát tuần mà anh vẫn còn làm được việc tương đối nặng và sửa xe cho bà con.  Nếu đem tôi ra so sánh thì ... thật là buồn cho tôi.  Sức khỏe của tôi chỉ bằng phân nữa của anh là cùng!  Bây giờ tôi mới nghiệm ra bí quyết tạo sức khoẻ của anh.  Anh ăn uống rất kỷ nên không bị ‘ ba cao một thấp’ như các bạn đồng niên của mình.  Anh năng vận động thường xuyên, thường tự nấu uống các loại thảo dược ‘ organic’. Mỗi khi làm nặng, tôi nhận thấy anh hít thở rất sâu để giữ sức và thải khí độc trong người ra.  Có lẽ đây là thuật ‘điều khí của anh’ chăng?

  Trong quân ngủ, anh ở cấp cao hơn tôi, tuổi đời anh cũng hơn tôi, năng khiếu về máy móc và kỷ thuật, anh cũng hơn tôi.    Được sống gần người mẫu mực như anh tôi thấy mình thật là may mắn.  Mỗi khi làm điều gì hấp tấp, vội vả, qua loa, tôi đều đặt câu hỏi cho chính mình: “Anh Tộ có làm như vầy không?” để chỉnh lại khuyết điểm của mình.  Anh xứng đáng là một “sĩ quan C.H. gương mẫu” của quân đội chúng ta, khi anh còn ở trong quân ngủ cho đến hôm nay tại xứ người.  Tôi học được ở anh Tộ vô số điều hay và thật là may mắn khi được sống gần anh.

Sept. 20’20.

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,132
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Nhạc sĩ Cung Tiến