Hôm nay,  

Tìm Mây

04/12/202000:00:00(Xem: 6663)
HINH VIET VE NUOC MY

Hình minh họa.(www.pixabay.com)


Tên thật:  Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California.

***

Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất.  Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung.  Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu.

Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân.  Không gian tĩnh lặng, êm đềm.  Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ.  Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản.  Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây.  Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.

Như vòng xoay của tạo hoá, một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Một ngày có bốn buổi: Sáng, trưa, chiều, tối. Bà đang ở vào giai đoạn cuối của cuộc đời: Buổi tàn thu hay lúc chiều tà chạng vạng.

Bà ơi, tôi đi đây!

Tiếng ông từ trong nhà vọng ra. Bà nhỏm dậy định bước vào.  Ông như biết ý nói thêm:

Tôi thấy giỏ đồ ăn bà sắp sẵn đây rồi.  Cứ ở ngoài đó đi, tôi tự đóng cửa được mà.

Ờ, trời lạnh, khi cho chúng nó ăn ông nhớ bỏ vào “microwave” hâm nóng. Mỗi hộp chỉ cần bốn mươi giây là đủ ấm, vừa ăn đó nha!

Nhớ rồi, cứ ở đó đi, khi thấy lạnh bà phải nhớ vào nhà. Tôi đi!

Chả là mỗi ngày, cỡ hai giờ chiều ông sang nhà con trai cũng ở gần, cách khoảng mười phút lái xe.  Đợi các cháu đi học về, ông trông cho chúng nó làm bài vở, cho chúng ăn uống rồi ông ngồi chơi cho có người lớn trong nhà.  Đợi đến khi bố mẹ chúng nó về thì ông từ giã. Hôm nào có giờ bơi lội hay học đàn, tập võ, ông chở luôn cả đám trẻ đi.  Và lúc ông sửa soạn ra đi thì bà luôn lăng xăng bên ông, tiễn ông ra tới ngoài đường mới quay vào đóng cửa nhà xe.

Hồi còn ở nhà cũ bên tiểu bang Texas, khi đã về hưu ông vẫn có thói quen mỗi ngày phải lái xe ra khu chợ Việt Nam gặp mấy ông bạn già, chỉ để ngồi bên tách cà phê chuyện gẫu, hết chuyện nước non nhà lại đến chuyện nhân tình thế thái.  Hình như các ông không thể ngồi nhà cả ngày.  Hễ hôm nào biếng đi là y như rằng không nhức đầu cũng cảm mạo, ho hắng.  Bà chỉ thích quanh quẩn trong nhà, thu xếp dọn dẹp rồi ra cắt tiả ngoài vườn.  Bà chơi với vườn rau, vườn hoa của bà cả ngày không biết chán.  Thêm nữa bà có nhiều thú vui khác như sơn phết, trang hoàng nhà cửa, may vá, viết văn, đọc sách, nghe nhạc... Đôi khi bà thấy một ngày có hai mươi tư tiếng với bà không đủ.  Mặc dù vậy bà vẫn dành những phút thả hồn theo những cụm mây trắng lang thang, bềnh bồng phiêu lãng.

Ông bà có hai người con, một gái một trai, xong trung học cả hai đều được nhận vào trường đại học Berkely, California. Khi ra trường cả hai đều gặp được người ý hợp tâm đầu, lại được công việc tốt nên lập nghiệp bên ấy.  Khi ông bà về hưu đã có hai thằng cháu ngoại, cậu con trai cũng lập gia đình rồi.  Cả hai đều có nhà riêng.

Cuộc sống hưu trí của hai vợ chồng già êm ả trôi cho đến ngày nghe tin con trai sắp có con đầu lòng, bà bàn với ông:

Mình dọn nhà về ở gần các con được không ông?

Ông còn ngần ngừ:

Chúng nó có cần không mà về?  Nhà Cali đắt đỏ, sao mình mua nổi?  Đang ở bên này nhà cửa rộng rãi, thoải mái!

Như có thần giao cách cảm, cô con gái điện thoại sang thủ thỉ với mẹ:

Mẹ ơi, bố mẹ sắp có cháu nội.  Bố mẹ thu xếp sang ở gần chúng con.  Bố mẹ ngày một già, có chuyện gì chúng con ở gần vẫn dễ hơn.  Bây giờ đứa nào gia đình cũng đùm đề.  Bố mẹ ở xa chúng con cũng khó thăm viếng.  Vả lại các cháu cũng cần nhờ ông bà trông nom, dậy dỗ.

Khi các bà bạn nghe nói ông bà có ý định dọn về Cali, ở gần con để trông cháu, có bà đã nói:

Cẩn thận nghe bà, đừng mắc bẫy chúng nó.  Khi cần thì nói ngon nói ngọt.  Khi hết cần thì chúng sẽ có cả ngàn lý do để quét mình đi thẳng cánh.  Già rồi, hãy lo cho thân mình đi.

Bà bạn già khác cũng nhắn nhủ:

Cô đừng tưởng không có mình trái đất sẽ ngừng quay. Không có cô mọi việc cũng sẽ đâu vào đấy.  Hồi chúng mình mới sang đây, có nội ngoại nào ở gần đâu, vậy mà chúng nó cũng nên người đó thôi. Việc chính là hai vợ chồng già phải lo cho nhau. Khi rảnh rỗi thì đi chơi chứ vướng cháu thì chả còn đi đâu được nữa.

Mẹ chồng nàng dâu là truyện truyền kiếp, từ xưa đến nay, từ Âu sang Á.  Bà hãy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định.  Đừng để mắc vào cảnh dở khóc dở cười.  Nhất là đừng ở chung, phức tạp lắm.

...........

Những lời dặn dò cũng khiến bà nao núng.  Những kinh nghiệm và hoàn cảnh đau thương cuả những người quen mà bà chứng kiến cũng khiến bà ngại ngùng. Bà nhớ ngày xưa ấy, buổi tối trước ngày bà lên xe hoa, mẹ bà đã dặn dò con gái về nhà chồng phải nhớ chữ nhẫn nhịn và trong đời cứ đối xử tốt sẽ gặp hay.  Cứ ăn ở cho đầy đượm, hết lòng, cho phải đạo làm người.  Gieo nhân lành sẽ gặp quả tốt... Bà đã về nhà chồng với niềm tin phơi phới, với hành trang là trái tim đầy ắp yêu thương.  Tình thương bà sẵn sàng cho đi trước để mong được nhận lại. Nhưng thực tế đã khiến bà ngỡ ngàng, những đối xử khó khăn của mẹ chồng làm bà không hiểu nổi, chỉ biết im lặng chịu đựng.  Cuối cùng nhân lành của bà gieo cũng nhận được quả ngọt. Những năm tháng về sau hai mẹ con đã thông cảm nhau hơn, thương yêu nhau hơn, nhất là những ngày sau biến cố Tháng Tư năm bẩy lăm. Trong phút lâm chung cụ đã nắm tay bà mà nói: “ Bỏ qua nhé, bỏ qua hết nhé... Mẹ sẽ phù hộ cho các con, mẹ sẽ phù hộ cho các cháu...”. 

Khi đi vượt biên, lúc nào bà cũng cảm thấy như có cụ ở kế bên. Nguy hiểm nào cũng như được cụ phù hộ để vượt qua. Bây giờ bà là mẹ chồng và có nàng dâu. Bà tâm niệm rằng sẽ yêu thương dâu, rể hết lòng để lịch sử không hay về mẹ chồng nàng dâu không tái diễn. Lịch sử phải sang trang!

Cô con dâu phải sinh mổ nên đã chọn ngày.  Bà sắp sẵn công việc để sang Cali trước ngày sanh cháu.  Bà muốn là người đầu tiên ôm cháu nội vào lòng như trước kia bà đã vào phòng sanh với con gái và là người thân đầu tiên bế thằng cháu ngoại. Con bé thật xinh, đôi mắt tròn to, vầng trán cao thông minh.  Ôm con bé vào lòng mà bà sung sướng ngất ngây, niềm yêu thương dào dạt. Bà gửi hình cho ông và báo cho ông biết là bà sẽ ở lại chơi với cháu, trông nom mẹ con nó cho đến khi đầy tháng bà mới về. Ông biết là ông lại bị bà bỏ rơi như khi bà sang chăm lo cho thằng cháu ngoại.


Một tháng nuôi gái đẻ bà đã lo lắng chu toàn như mẹ đẻ lo cho chính con gái ruột. Cô con dâu theo kiểu xưa nên kiêng rất kỹ.  Cô ở trên lầu, bếp ở nhà dưới, hàng ngày bà phải ba bữa sửa soạn cơm nước sắp vào khay bưng lên tận phòng. Bà nấu cơm nghệ, hầm chân giò với hạt sen, rim thịt thăn với nước mắm, hạt tiêu, thật khô cho bà đẻ.  Mỗi ngày bà lại nấu một nồi nước xông bỏ thêm vỏ bưởi, vỏ quít  để cô hơ mặt, lau mình.  Bà đã làm tất cả bằng sự thương yêu, tự nguyện. Con bé cháu thì bà vuốt ve, nắn bóp chân tay.  Ầu ơ ví dầu hát ru cháu, cả ngày bà thủ thỉ chuyện trò với con bé. Mỗi sáng bà bế nó sang giường bà phơi nắng.  Những vạt nắng vàng tươi, trong trẻo, xuyên qua cửa sổ ngay cạnh giường bà.  Nắng vuốt ve, ôm ấp cái lưng xinh xinh, bé xíu.

Sau ngày đầy tháng con bé bà trở về Texas. Bà nhớ quắt quay ba đứa cháu nội, ngoại bên Cali.  Bà nài nỉ:

Ông ơi, mình dọn về Cali nhá!

Mình đang sống yên ổn bên này. Chúng mình mỗi ngày một già, bà liệu còn sức mà chạy theo mấy đứa nhỏ không?  Cố gắng rồi gục xuống, đau ốm lại khổ.

Đến đâu hay đến đó ông à.  Mình ở đây rảnh rang, chúng nó thì bận rộn.  Giúp cho chúng nó được lúc nào hay lúc ấy.  Ông lo gì xa quá.
Bà hạ giọng thuyết phục thêm:

Ông này, nhìn con bé tôi thương lắm.  Hay là mình về trông cháu vài năm. Khi con bé biết nói thì thôi.  Nghĩ đến việc mướn người hay gửi người ta trông tôi ngại lắm ông ạ. Nhỡ nó bị hành hạ... Nó đã biết nói đâu mà mách. Ông xem trên truyền hình hay trên mạng đi.  Bây giờ có nhiều kẻ bịnh hoạn, nhiều người độc ác lắm đó ông ơi...  Về nhá...!

Ông nghe cũng hơi xiêu lòng:

Để tôi nói chuyện với chúng nó xem sao.  Bà sửa soạn đặt vé máy bay đi. Bà với tôi cùng về Cali một chuyến. Tôi cũng muốn sang thăm mấy đứa cháu.  Đi về rồi mới tính được.

Nghe nói bố mẹ sang chơi thăm thú tình hình để xem có thể dọn về không, hai

 người con đều dọn dẹp một phòng riêng tươm tất ở mỗi nhà để tuỳ bố mẹ thích ở nhà nào cũng được vì hai nhà cũng gần nhau.

Gặp mặt ba đứa trẻ ông như bị hớp hồn. Thằng cu Bi, cháu ngoại lớn, mới ngày nào đến thăm ông, nó mới biết đi lẫm chẫm mà mỗi buổi chiều khi nghe chuông cửa đã biết ông đi làm về để lủn tủn như con chó con vẫy đuôi chào rồi cất mũ, cất giầy cho ông, bây giờ đã học lớp hai tiểu học. Thằng cu Tý, em nó, khi mới đẻ nằm trong nôi cứ toét miệng cười đã sắp vào mẫu giáo. Con mé MiMi  trắng trẻo, bụ bẫm, đôi mắt tròn xoe đã biết nhìn ông hóng chuyện.  Ông bà ở chơi một tuần với con cháu, đi thăm khắp vùng xung quanh.  Hai thằng cháu ngoại đưa ông bà đến thăm ngôi trường chỉ cách nhà hơn một block.  Khung cảnh quanh đó cũng êm ả, thanh bình. 

Nhà hai con ông chỉ cách nhau vài khúc rẽ. Đi bộ thì mất độ nưả giờ mà lên xe thì không đến mười phút. Cả hai nhà đều tươm tất, sạch sẽ; vườn trước, vườn sau rộng rãi, khang trang.  Đi xem giá nhà thì quá đắt so với bên chỗ ông. Bằng căn nhà ông đang ở thì bên này giá gấp bốn hoặc năm lần. Nếu dọn về thì đó thật là vấn đề nan giải.

Những cặp mắt đen láy của các cháu ngước nhìn ông, những câu nói ngây thơ hồn nhiên, những tràng cười khanh khách, giòn tan của hai thằng nhỏ quyến rũ ông, khiến ông bà quyết định về gần chúng nó.

Những năm đầu thật hạnh phúc, đúng như ao ước của bà, nhà có già có trẻ, vui vẻ, ấm cúng. Thoạt đầu ông bà ở nhà con trai vì bé Mimi nhỏ nhất.  Bà trông nom con bé, nấu ăn cho cả hai nhà.  Mỗi buổi sáng ông xách giỏ đồ ăn bà nấu sẵn sang nhà con gái, trông nom dậy dỗ hai thằng cháu ngoại.  Được một năm cô con thèm một đứa con gái nên ráng sanh thêm, nhưng lại ra thằng con trai nữa. Thằng bé tuổi chó nên ông gọi là con chó Lu.  Ông bà lại dọn sang nhà bé Lu vì bé nhỏ nhất. Bé Mimi lớn hơn nên mỗi buổi sáng bố nó phải đưa sang nhà bác trước khi đi làm.  Buổi chiều mẹ nó đến đón, tiện xách cơm về luôn.  Ông bà quên hết các thú vui khác, suốt ngày chạy theo các cháu mà không bao giờ biết chán.

Ông bà như trái banh bị đá qua đá lại giữa hai nhà vì năm sau cô con dâu cũng lại sanh thêm đứa nữa, khổ nhưng mà “tự nguyện khổ” trong hạnh phúc tràn trề.

Những khoảng thời gian hai ông bà chăm cháu, nuôi cháu, lo lắng từ phải sang trái đó, ông bà có một niềm hạnh phúc to lớn hơn tất cả các niềm vui khác.  Đó là được nói tiếng Việt thỏa thuê với các cháu bé và dạy tụi nhóc học tiếng Việt.  Khi còn nhỏ, ông bà nói và dạy thì chúng đều nghe, đều hiểu, bập bẹ ngôn ngữ của ông cha thật dễ thương. Ông bà cũng thầm mừng, thường nói với nhau, chắc bọn cháu tụi mình sẽ không bị mất gốc tiếng mẹ đẻ…..

Thấm thoắt ông bà về Cali đã hơn mười năm, cu Bi sắp vào đại học.  Nếu ở Việt Nam thì Mimi sắp là nữ sinh Trưng Vương.  Thời gian qua thật nhanh, ông bà cũng già yếu đi nhiều.  Các cháu đã lớn không cần sự săn sóc nhiều nữa, cu út cũng lên bẩy, đã đến trường.  May mắn gặp được căn nhà nhỏ vừa túi tiền, vừa với nhu cầu nên ông bà đã ra ở riêng.  Sống với con cái cũng có những đụng chạm, bà coi như đó chỉ là những chuyện nhỏ, những suy nghĩ khác nhau cuả hai thế hệ, cung cách sống, quan niệm về đời sống khác nhau giữa già và trẻ để giữ cho mình được cái tâm thanh thản. Mình không biết trước được những gì xẩy ra nhưng được an lạc hay không là do tâm mình.

Bây giờ bà đã chính thức về hưu chỉ còn ông vẫn “đi làm” ngày vài tiếng, để ông khuây khoả, khỏi phải lái xe đi tìm bạn già chuyện gẫu.  Bà cũng có một khoảng thời gian riêng, không gian riêng của mình bà. Bà lại ngước mắt tìm mây, những cụm mây trắng nhẹ như bông lang thang trong bầu trời, ở đó bà đã gửi gấm những mộng mơ, lãng mạn của thời niên thiếu. Bà cũng đi tìm mây để hỏi khi vướng phải những trắc trở, chông gai.  Bà đã biết chấp nhận những đau khổ, đã tìm ra những khiá cạnh lạc quan của sự việc và cho rằng đó chỉ là những thử thách nên mọi chuyện cũng thoáng qua, nhẹ bay đi như những làn mây trắng.

Thu tàn trời sẽ sang đông.  Mỗi muà đều có những vẻ đẹp riêng. Hết muà đông cây cối sẽ đâm chồi nẩy lộc.  Xuân về với những chùm Wisteria tím rung rinh trong nắng.  Muôn hoa sẽ khoe sắc, toả hương.  Buổi sáng ông bà sẽ cùng đi bộ trên những con đường có hai rặng anh đào hồng thắm, những rặng Dogwood trắng muốt tinh khôi.

Mây trắng trên cao vẫn lờ lững theo ánh nhìn của bà. Chim chóc ríu ríu hát ca.  Bỗng dưng bà nhận ra, cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp ở xứ sở thứ hai này cũng có thể khiến cho tâm hồn bà ngất ngây.  Bà muốn ôm lấy hết vũ trụ này, lòng bà ngập tràn hạnh phúc, cái cảm giác hạnh phúc như khi bà ôm mấy đứa cháu và nghe chúng bập bẹ câu tiếng Việt ngọng nghịu pha tiếng Mỹ, “Con love bà noai lám lám.”

Ý kiến bạn đọc
08/12/202000:52:20
Khách
Cám ơn anh ĐCBình đã đọc và cho những lời khuyến khích, người viết có thêm động lực để viết nữa ạ!
Quý mến,
ĐD
06/12/202020:07:20
Khách
Bài viết thật ấm áp, thật Việt Nam với tình yêu của những người trong đại gia đình dành cho nhau. Cám ơn chị Đỗ Dung và mong được đọc những bài kế tiếp của chị. Chúc chị và gđ một mùa Lễ thật vui và bình an.
ĐCBình
05/12/202008:00:37
Khách
Không gì hân hạnh và sung sướng hơn khi thấy bài viết của mình xuất hiện trên Việt Báo, mục VVNM. Cám ơn MT, chị Thuấn và PH đã vào đọc còn cho mình những lời khích lệ quý báu. Mình có cái võng ở khu vườn nhỏ sau nhà nên cứ rảnh rang là có thú nằm võng nhìn lên trời tìm mây. Cám ơn BBT đã tuyển chọn. Thân mến gửi lời chào đến các anh chị vào thăm mục này. Hy vọng mình có nguồn hứng viết để được góp mặt thường xuyên hơn.
Quý mến,
ĐD
05/12/202007:56:17
Khách
Không gì hân hạnh và sung sướng hơn khi thấy bài viết của mình xuất hiện trên Việt Báo, mục VVNM. Cám ơn MT, chị Thuấn và PH đã vào đọc còn cho mình những lời khích lệ quý báu. Mình có cái võng ở khu vườn nhỏ sau nhà nên cứ rảnh rang là có thú nằm võng nhìn lên trời tìm mây. Cám ơn BBT đã tuyển chọn. Thân mến gửi lời chào đến các anh chị vào thăm mục này. Hy vọng mình có nguồn hứng viết để được góp mặt thường xuyên hơn.
Quý mến,
ĐD
05/12/202007:48:45
Khách
Không gì hân hạnh và sung sướng hơn khi thấy bài viết của mình xuất hiện trên Việt Báo, mục VVNM. Cám ơn MT, chị Thuấn và PH đã vào đọc còn cho mình những lời khích lệ quý báu. Mình có cái võng ở khu vườn nhỏ sau nhà nên cứ rảnh rang là có thú nằm võng nhìn lên trời tìm mây. Cám ơn BBT đã tuyển chọn. Thân mến gửi lời chào đến các anh chị vào thăm mục này. Hy vọng mình có nguồn hứng viết để được góp mặt thường xuyên hơn.
Quý mến,
ĐD
04/12/202020:04:39
Khách
Đọc bài viết tâm hồn mở rộng lâng lâng theo phong cảnh thiên nhiên . " Tâm bình thế giới bình " Cám ơn tác giả có lối văn nhẹ nhàng như Tự Lực Văn Đoàn hướng dẫn người đọc có những cảm giác bình yên .Mong được đọc thêm nữa .
04/12/202017:59:23
Khách
Chị Đỗ Dung viết hay lắm!
04/12/202015:33:21
Khách
Bài viết rất dễ thương,
Văn phong dịu dàng và nhẹ nhàng như những áng mây. Ý tưởng tìm mây và ngắm mây rồi để cho những vướng mắc trong lòng tan theo mây khói quả là rất tuyệt vời và rất thiền.
Cám ơn chị Đỗ Dung, nhớ tiếp tục viết nha!
P. Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,667,005
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Mấy năm gần đây, khi hai con đã lớn, chúng rời tổ ấm để đi học xa nhà, vợ chồng Tùng có thời gian rảnh rỗi làm những việc mình thích. Vợ chàng, sau những ngày đi làm ở hãng về, nàng lại lục đục trong bếp nấu ăn, làm bánh. Nàng siêng lắm nên tuần nào cũng làm đủ loại bánh rồi ép chàng ăn. Nhưng giờ tuổi cũng lớn, chàng sợ các loại bệnh nhà giàu như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, nên kiêng ăn tinh bột và đường