Hôm nay,  

Số mệnh chữ "ĐÀO"

14/11/201400:00:00(Xem: 15253)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4385-14-29785vb6111414

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, cây trái quê hương. Bài mới của ông kể về một quẻ bói liên quan đết trái đào.

* * *

Ở Hợp Chủng Quốc thực phẩm tại các chợ không thiếu thứ gì, từ sản xuất tại nội địa hay nhập cảng. Trên mỗi loại hàng hóa đều có ghi nơi sản xuất. Trái đào có lông (peaches) màu vàng ửng hồng, theo trí tưởng tượng của tôi thì giống trái đào tiên mà Tề Thiên ăn, khi "Đại Náo Thiên Cung".

Nhắc tới trái đào, tôi bỗng nhớ bạn Quang và “Ông Thầy”.

Đã lâu lắm, cái thuở mà khí chất còn sung mãn, cứ quanh quẩn một nơi rất buồn chán, thì Quang gợi ý là chúng tôi đi cầu Cây Mai viếng ông thầy Năng. Thầy Năng được Quang giới thiệu là đoán vận mệnh như thần. Gia đình ông Mã, ông Nguyễn mỗi lần đến đây đều phải đến vấn an.

Ông thầy Năng sống bằng nghề hạ bạc: đặt lờ, đặt lọp,... coi quẻ chỉ là việc phụ để "cứu nhân độ thế", không lấy tiền. Những người đến viếng thường tự nguyện đem nhang đèn, để làm lễ cúng bái; sau khi được thầy Năng xem, nếu thấy linh ứng người ta sẽ trở lại hậu tạ, tùy hỷ.

Lúc chúng tôi đến không gặp thầy, bước ra bờ kinh chuẩn bị ra về, thì thấy thầy Năng đang điều khiển chiếc xuồng chở đầy ngư cụ vừa cặp bến.

Trước bàn thờ rất đơn giản, hương trầm bay tỏa khắp nơi, thầy xem vận mệnh của tôi. Thầy hỏi về nhân thân: giờ, ngày, tháng, năm,... thầy Năng nghiêm trang tập trung thần lực khấn vái, rồi lấy tờ giấy hồng đơn, viết cho vô phong bì đưa cho tôi và căn dặn khi về nhà hãy xem!

Nhưng khi rời khỏi nhà thầy thì Quang nôn nóng đòi xem thầy viết gì, vì mỗi lần thầy xem cho ai thầy đưa ngay lời khuyên, có khi nào thầy viết vô giấy để đem về đâu à.

Khoa Phong Thủy, khoa Tướng Số,... đều được đúc kết từ những kinh nghiệm của người xưa, một mặt nào đó cũng giúp ích cho thế nhân ít đơn điệu tẻ nhạt. Nhưng khi chúng ta tin tưởng ơn trên sắp đặt cho mỗi người một số mệnh, nên chăng trong kiếp nầy, khi ta làm việc gì cũng hết mình và sống cho tốt với những người chung quanh, không chừng còn cải số. Khi có "huyền cơ" (nếu ta tin), rồi nhờ thầy lộ bí mật để ta biết rõ quá khứ vị lai, thì cuộc sống của ta khác nào "cái máy", mất đi yếu tố bất ngờ thú vị.

blank
Cành đào trĩu trái.

Quang mở phong bì ra xem thì chỉ có một chữ viết thảo, không rõ ràng, giống như chữ "ĐIỀU", nhưng Quang nói là chữ "ĐÀO". Quang truyền kinh nghiệm cho tôi, thông thường thì mấy ông thầy nói là: "Đào" là số đào hoa, hay "Tiền hung, hậu kiết" là lúc đầu có ít nhiều trắc trở, nhưng hậu vận thì hạnh thông...Tôi định trở lại hỏi thầy Năng cho ra lẻ, nhưng thôi vì đào hay điều cũng không đúng cho tôi chút nào.

- "Đào hoa": tôi không có điều kiện, tướng mạo không dễ nhìn, bắt mắt người khác phái; hơn nữa nói năng không ngọt ngào, mềm mỏng để lấy lòng người, thấy chuyện bất bình là cải hoài không thôi. Đâu có ai chịu nổi, thì làm sao có số đào hoa.

- "Điều": có phần chung chung, ở chỗ tôi người ta trồng điều (đào lộn hột) đầy dẫy. Nhưng còn nhiều chuyện, lắm điều?


"Im lặng là vàng".

*

Sau khi được ở nhiều nơi từ Đồng, Bắc, tới Tây,... thì nghe tin là chúng tôi được đưa đến một chỗ mà nghe tên là thấy thích ngay. Nơi đây, tôi lưu trú không lâu, chừng mấy năm, đó là vườn đào. Giống như cái tên mà mấy ngàn năm trước Tề Thiên Đại Thánh (truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân), lén vào ăn hết đào tiên, khi no nê rồi "hô biến" thành chú kiến nằm ngủ trong trái đào. Nhờ ăn hết vườn đào nên giúp cho Tề Thiên trường thọ, và con cháu bây giờ đông vô kể.

Chúng tôi đến vườn đào vào lúc trời tối, được sư huynh đệ dẫn vào chỗ qua đêm. Đường xá xa xôi, mệt mỏi, sáng hôm sau khi thức dậy thì mặt trời đã lên cao. Chung quanh thì trống trơn, đất màu vàng đặc, chung quanh toàn năng, đưng, lác. Ngoài kia con kinh, thấp thoáng những cây tràm, cây bảy thưa, cây bình bát, song song là con đường nhựa, đá loang lổ bụi mù bay lên mỗi khi có một chiếc xe chạy qua.

Tôi hỏi những người chung quanh về địa danh vườn đào? Họ nói: khi họ đến đây chẳng thấy gốc đào nào! Chắc là lúc ăn trộm đào tiên, vô tình Tề Thiên làm rớt hột đào xuống nơi đây, nhưng thổ nhưỡng không thích hợp nên không còn cây đào nào.

Vườn đào chẳng thấy đào tiên
Nước phèn trong vắt, bóng nghiêng kinh đào

Hết mùa nước, chúng tôi lội nước đi đào kinh để dẫn nước phèn ra sông. Nhưng đây là vùng trũng của Đồng Tháp Mười, cho dù mưa tràn đồng hay đào lắp bao nhiêu con kinh cũng không rửa hết được phèn, mà còn làm dậy phèn hại cây trồng.

Dân miệt vườn thì những loại ngũ quả mang nhiều ý nghĩa: "cầu, sung, dừa, đủ, xoài",... rất dễ trồng, còn điều (đào lộn hột) chỉ thích hợp với đất pha cát, sẽ cho năng suất cao. Trái điều lớn (nhà chuyên môn gọi ngược lại: trái là cuống, hột là trái) có hột ở phía dưới. Trái điều chín rất thơm, chua chua ngọt ngọt, có chứa nhiều nước ăn nhiều dễ ngứa ngái cổ họng. Trái điều xắt từng miếng nhỏ, kèm với rau sống, là món không thể thiếu được khi ăn bánh xèo,... Hột điều già, đem nướng cháy cái vỏ bao bên ngoài, phần nhân còn lại ở bên trong bùi bùi rất thơm. Trong cửa hàng bán lẻ tại Mỹ hiện nay có bán hạt điều khô (cashews), nhãn hiệu "Nice!", ghi nước sản xuất là Brasil, India và Vietnam. Giá đề bán xấp xỉ với đậu phọng (peanut). Tính theo giá bán này, thì nông dân trồng điều tại Việt Nam chắc không có lời, vườn điều chắc là phải đốn bỏ!

Đã lâu lắm rồi tôi không liên lạc được với Quang, nghe đâu Quang bây giờ sống ở cầu chữ "S", Cái Dầu, đã qua cái thời mà khí chất con người sung mản. Anh rất thích đi xem tướng số, ông thầy Năng ở cầu Cây Mai nếu còn ở trên dương thế chắc đã già yếu, nếu có cơ mai một lần nữa nhờ anh dẫn tôi đi viếng thầy Năng, để tạ ơn thầy Năng. Thầy đã viết cho tôi chữ "ĐÀO" (hay "ĐIỀU"), đoán vận mệnh tôi, đều không sai.

Thầy biết trước tôi sẽ lưu trú ở vườn đào. Thầy biết tôi nhiều chuyện, lắm lời sẽ không đem lợi ích gì! Nhưng mà nhiều chuyện là cái tật, chớ không phải cái bệnh nên thầy thuốc cũng chịu thua không trị được!

Xin lỗi thầy.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,002,120
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.