Hôm nay,  

Cận Tết ở Little Saigon

24/01/201400:00:00(Xem: 12676)
Tác giả: Minh Tâm
Bài số 4123-14-29532vb6012414


Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/

* * *

Cali gần Tết Giáp Ngọ,

Bạn thân,

Nhận được thư và nghe bạn kể chuyện ăn Tết ở quê nhà mà lòng tôi bâng khuâng một nổi nhớ về những ngày xuân trên quê hương. Tôi nhớ những ngày chợ Tết vui vẻ, nhớ những món ăn đặc sản, nhớ những dịp gia đình sum họp, bè bạn thân thương gặp gỡ để chúc nhau những câu chúc lành cho năm mới và chuyện trò thân mật. Trong thư bạn có hỏi người Việt ở hải ngoại ăn Tết như thế nào, có vui không và có gì khác so với ở quê nhà. Vậy bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện người Việt ăn Tết ở địa phương mà tôi sinh sống. Đó là Khu Little Saigon.

Không khí ăn Tết cổ truyền của dân tộc bắt đầu sớm nhứt ở các siêu thị Việt Nam. Từ sau Tết Dương Lịch người ta đã bày bán bánh mứt đủ loại. Hiện nay thì mới bán những loại mứt ngọt như mứt gừng, mứt bí… Những loại nầy thường được nhập cảng từ Việt Nam. Gần Tết sẽ có thêm bánh chưng, bánh tét … Vào trong chợ thì bạn sẽ nghe nhạc xuân rộn rã, nhưng nghe cũng hơi tức cười vì hôm nay mới đầu tháng chạp mà thôi, còn cả tháng nữa mới tới Tết.

Tiếp theo là báo Xuân được phát hành. Hồi xưa, tới rằm tháng chạp mới có báo Xuân. Bên đây, do cạnh tranh nên mới đầu tháng chạp là báo Xuân đã xuất hiện ở các sạp báo. Năm nay thấy có báo xuân Người Việt, Viễn Đông, Viet Tide, Chí Linh... Giá báo từ 8-10 đô la, có khi tặng thêm thẻ gọi điện thaoị. Nội dung báo xuân thì cũng na ná như nhau, cũng gồm sáng tác, phóng sự, lịch sử, văn hoá dân tộc... Chủ đề báo xuân thường gồm các chuyện có thật hay hư cấu về ngày Tết, và dĩ nhiên không thể thiếu các biên khảo hay chuyện vui về ngựa vì năm nay là năm Giáp Ngọ mà. Riêng báo xuân Việt Báo, như mọi năm, chỉ ra trước Tết ba tuần. Đề tài xuân Việt Báo năm nay là: 60 Năm Di Cư, Di Tản/ Gốc Việt và nước Mỹ Di Dân/ và, Thế Hệ Thiên Niên Kỷ. Như lệ quen hàng năm, đề tài của Việt Báo Tết Giáp Ngọ luôn gắn liền lịch sư và thời cuộc. Do đó, đây cũng là số báo xuân duy nhất ghi dấu những biến cố lịch sử Việt Nam và thế giới: Giáp Ngọ 120 năm trước, nhà Đại Thanh bên Tầu phải quì gối đầu hàng Nhật Bản. Giáp Ngọ 60 năm trước, 1954, là cuộc di cư của hơn một triệu người lánh nạn cộng sản. Gần hơn, là kỷ niệm 40 năm hải quân Việt Nam Cộng Hoà quyết tử chống lại việc Tầu cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Năm năm sau đó, quân Tầu tổng tấn công miền Bắc. Từ đây, bật lên câu hỏi: Chỉ trong vòng 5 năm, thanh niên Việt dưới hai lá cờ đối nghịch đã phải đương đầu với cùng một kẻ thù xâm lược từ phương Bắc.

Đó là báo. Còn về ca nhạc thì trung tâm Thuý Nga tổ chức live show ở casino Pechanga với chủ đề Mùa Xuân Của Mẹ với các ca sĩ của trung tâm. Bên cạnh đó họ còn sắp ra DVD Paris By Night 100 – Phát Lộc Đầu Năm. Trong khi đó trung tâm Asia thì ngược lại cho ra mắt DVD Asia 73 - Mùa Hè Rực Rỡ và Người Lính và Mùa Xuân (thu từ live show của ca sĩ Đan Nguyên). Những ngày cuối tuần giáp Tết hay trong Tết, các vũ trường đều có chương trình đặc biệt.

Tới gần Tết thì trước khu Phước Lộc Thọ có chợ hoa. Tuy không đẹp như ở Việt Nam nhưng hoa mai vàng ở Mỹ cũng rất rực rỡ và bán rất mắc, mỗi chậu cả trăm đô la. Có loại mai Mỹ nữa nhưng xấu hơn, và bán rẽ hơn nhiều. Sau mai là phong lan và địa lan, tuỳ kich thước lớn nhỏ mà giá một chậu khoảng 30-40 đô la tới 80-100 đô la. Loại hoa lan đất thường rất được ưa chuộng vì chưng được nhiều ngày. Ngoài ra còn có cúc đại đoá (một cặp khoảng 14-16 đô la) và các loại hoa khác. Củ thuỷ tiên cũng có bán tại các chợ của người Hoa trong vùng dành cho những người sành điệu và biết cách cắt gọt.

Người Việt ở Mỹ thường ít khi tự gói bánh chưng, bánh tét mà mua ở chợ vì có những hãng sản xuất sẵn. Năm ngoái một cái bánh chưng hay bánh tét giá khoảng 13-15 đô la. Năm nay chưa biết bao nhiêu nhưng chắc mắc hơn vì đô la mất giá, hàng hoá lên giá. Đôi khi tôi còn gặp cả bánh chưng được sản xuất từ Việt Nam bày bán ở đây nữa.

Về trái cây thì ở Mỹ có dưa hấu quanh năm. Đây là loại dưa không hột và ăn rất ngọt. Do ăn hoài suốt năm nên không ai thấy náo nứt khi ăn dưa ngày Tết như ở quê nhà. Nếu muốn mua “cầu dừa đủ xoài” thì cũng hơi khó. Mãng cầu thì chỉ có loại “lai” chớ hầu như ít thấy mãng cầu xiêm hay mãng cầu dai như ở Việt Nam. Dừa tươi thì cũng có nhưng không đẹp như dừa ở trong nước. Đu đủ thì từ Mexico nhập qua, ít ngọt so với đu đủ Miền Tây Xoài thì phải nhập cảng từ Mexico hay Phi Luât Tân nhưng mùa nầy cũng khó kiếm. Trái lại, trái cây ôn đới như lê, nho, táo… thì không thiếu. Nói về trái cây Việt Nam ở đây thì nhiều nhà ở Little Saigon trồng được thanh long, ổi, nhãn … Chuối sứ ở đây có loại lùn chừng 1,5 mét là đã có quay. Riêng mít thì có công ty trồng mít Việt ở Mexico và bán đầy ở các chợ Á Châu.

Mặt hàng thịt cá thì khỏi lo. Lúc nào cũng đầy đủ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu muốn ăn thịt quay, vịt quay thì phải xếp hàng chờ hơi lâu vì nhu cầu tăng cao, các tiệm làm không kịp.

Cận Tết, nếu vào ngày cuối tuần thì xe cộ quanh khu Phước Lộc Thọ rất đông đảo gây ra kẹt xe dữ lắm. Nhiều người từ các thành phố lân cận về đây mua sắm hàng hoá, thực phẩm vì giá cả ở Little Saigon tương đổi rẻ hơn các nơi khác. Ngoài ra, họ còn đến Little Saigon để gởi tiền giúp đỡ thân nhân bên nhà. Theo thống kê, năm nay, Việt kiều gởi về nước 11 tỉ đô la, trong số nầy chắc dân Little Saigon đóng góp không nhỏ!


Tối 30 Tết, dân Việt đổ xô đến các nhà thờ và chùa trong vùng để đón giao thừa và xem đốt pháo. Ở chùa Huệ Quang, đúng 12 giờ người ta đốt sơ sơ có một triệu viên pháo mà thôi... Khói pháo mù mịt, dân chúng tới coi đông đúc, chen chúc nhau. Ở đây có sân khấu ca nhạc ngoài trời. Ca sĩ đã tới hát liên tục từ lúc 7-8 giờ chiều cho tới 1 giờ khuya. Không thua Huệ Quang, một chùa khác là chùa Điều Ngự cũng có chương trình văn nghệ và đốt pháo và thường do các ca sĩ của trung tâm Asia tới biểu diễn. Tối giao thừa ở Little Saigon nghe văng vẳng tiếng pháo mừng xuân ở khắp nơi. (Năm nay nghe nói đã có lịnh cấm đốt pháo của thành phố Westminster). Ở các tụ điểm vui chơi, ai cũng hân hoan, vui vẻ. Ngoài đường, ở các nơi đông người, cảnh sát Mỹ phải tới canh giữ trật tự nhưng hầu như ít có vấn đề gì về an ninh.

Tết Việt Nam ở Mỹ thường vào... mùa đông nên còn lạnh lắm. Người nào lớn tuổi và làm biếng hay sợ lạnh thì ở nhà mở truyền hình ra coi văn nghệ giao thừa và coi trực tiếp truyền hình cảnh ăn Tết từ các chùa trong vùng. Ở đây có 8-9 đài truyền hình Việt Nam. Chương trình rất phong phú và phát tối ngày sáng đêm, giờ nào mở TV lên cũng có. Dịp Tết, họ có các chương trình mừng xuân rất phong phú, đa dạng như trực tiếp truyền hình văn nghệ giao thừa, làm các phóng sự người Việt ăn Tết ở đây và các chương trình Táo Quân, kịch, phim tài liệu về Tết …. Nếu bạn ở xa và muốn xem truyền hình hải ngoại thì cứ vào internet sẽ có.

Bên cạnh các đài truyền hình còn có rất nhiều đài phát thanh. Với hai tầng số 106.3 FM và 1480 AM, bất cứ khi nào bạn cũng có thể nghe giọng nói tiếng Việt dịu dàng của các xướng ngôn viên ở đây. Chương trình Tết cũng rất xôm tụ đầy đủ thể loại như tin tức, phóng sự cộng đồng …

Đốt pháo mừng xuân ở khu Phước Lộc Thọ (hình chụp mấy năm trước)

Mấy năm trước sáng ngày mùng một Tết, tôi dạo quanh khu Phước Lộc Thọ thì nghe pháo nổ đì đùng liên tu bất tận. Trước thương xá, người ta đốt không biết bao nhiêu pháo mà kể. Kéo dài hai, ba tiếng đồng hồ là thường. Thêm vào sự rộn rã của ngày Tết ở đây là tiếng trống lân của vài đoàn lân đang múa để mừng xuân nữa. Năm nay đã nghe tin cảnh sát thành phố Westminster nhắc nhở là cấm đốt pháo và cờ bạc, nếu vậy thì cũng hơi buồn.

Những ngày cuối tuần trước và sau Tết, năm nay ở Little Saigon có hai ba cái hội chợ. Nào là hội chợ do Cộng Đồng Nam Cali tổ chức, nào là hội chợ do sinh viên tổ chức. Trong các hội chợ nầy thường có văn nghệ, có các trò chơi truyền thống của dân tộc như đánh cờ, thi thơ, thi hoa hậu, thi trẻ em mặc quốc phục đẹp... Ngoài ra còn có các gian hàng bán thực phẩm Việt như chả giò, nem nướng... Người Việt từ các thành phố lân cận thì hay về đây vui chơi cả ngày. Năm nào cũng có cả vài chục ngàn khách đến thăm hội chợ. Tiền lời hội chợ được chi cho các việc có ích cho cộng đồng.

Hàng năm, trên con đường lớn đi qua khu Việt Nam là đường Bolsa lại có tổ chức diễn hành. Lúc nầy các cơ sở thương mại, tôn giáo, các hội đoàn đều tham dự tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp vui vẻ.

Trước hay sau Tết, các hội đoàn địa phương đều tổ chức họp mặt vui xuân với nhau. Ở đây có các hội đồng hương, hội ái hữu cựu quân nhân, hội ái hữu các trường trung học … Dịp nầy đồng hương, bạn bè gặp gỡ ca hát vui chơi rất xôm tụ.

Đó là sinh hoạt công đồng. Còn ở nhà riêng thì ai cũng có bàn thờ ông bà và cúng đón giao thừa như ở Việt Nam mặc dù ở đây đón sau Việt Nam hơn nửa ngày. Anh chị em, bạn bè hay tụ họp ăn uống vui chơi với các món ăn truyền thống ngày Tết. Trẻ em thì được mặc quốc phục như áo dài khăn đóng trông rất dễ thương và được lì xì. Sau đó họ đi thăm mã ông bà, cha mẹ, hay đi chùa, nhà thờ. Chùa nào cũng đông. Đến chùa, chúng tôi thường được thầy trụ trì lì xì cho một trái quít gọi là lộc đầu năm. Qua Tết các chùa hay tổ chức đi hành hương các chùa trong vùng.

Múa lân đầu năm

Tết Việt Nam thì hãng sở của Mỹ đâu có nghỉ nhưng nhiều người Việt đều xin phép nghỉ để ở nhà vui chơi. Riêng tôi, năm nào Tết vào cuối tuần thì vui vì có dịp đi ra khu Phước Lộc Thọ coi đốt pháo, múa lân hay diễn hành. Năm nào Tết vào dịp giữa tuần thì cũng đi làm bình thường. Vô sở, mấy xếp gặp mình thì nói “Kung Hi Pat Choi” (Cung Hỉ Phát Tài). Câu nầy để chúc cho người Tàu chớ người Việt mình ít nói như vậy. Nhưng thây kệ, hơi đâu mà sửa họ.

Người Việt ở Little Saigon ăn Tết như vậy đó. Ở các nơi xa xôi có thể khác hơn. Nhiều bạn ở các vùng lạnh như miền Đông hay Canada thì lúc nầy nếu nhìn ra đường chắc còn đầy tuyết. Có thể nói Little Saigon là nơi người Việt ăn Tết lớn nhứt hải ngoại. Cộng đồng có lớn mạnh và nhiều người thì rủ nhau ăn Tết mới vui. So với quê nhà thì người Việt ở Little Saigon có đủ thứ không thiếu mòn gì, nhưng điều mà họ hãnh diện nhứt là ở đây người dân được tự do muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Ai thất nghiêp thì được chánh phủ trợ giúp. Ai già cả, mất sức lao động thì có tiền già và phúc lợi y tế miễn phí. Ai có việc làm ổn định thì còn khoẻ hơn nữa. Đó phải chăng chính là niềm vui vĩnh cửu có được suốt 365 ngày trong năm !

Tết ở Mỹ thấy cũng vui. Cho nên khi bạn rủ mình về quê ăn Tết thì mình cũng không ham nữa và hiện nay thấy ở Sài Gòn xe cộ đông đảo mà thực phẩm không an toàn nên càng làm cho mình bớt mong muốn.

Thư cũng đã dài, xin ngừng bút nơi đây, chúc bạn một năm mới nhiều sức khoẻ, an khang, thịnh vượng, làm ăn phát tài, con cái học hành tấn tới...

Ký tên

Bạn phương xa.

MinhTâm

Ý kiến bạn đọc
03/07/202110:17:39
Khách
can hydroxychloroquine https://pharmaceptica.com/
28/02/202106:20:44
Khách
https://genericviagragog.com buy viagra online
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,947,212
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.