Hôm nay,  

Tháng Tư, Xuân Muộn

23/04/201400:00:00(Xem: 12552)

Người viết: Song Lam
Bài số 4192-14-29602vb4042314

Chuyện Tháng Tư xưa tháng Tư nay của một gia đình mới định cư 2 năm tại vùng Đông Bắc Mỹ. Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Năm 2014, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., sau một năm, đã có hơn 283,000 lượt người đọc.

* * *

I.

Ông Mùi thẫn thờ nhìn ra ngoài trời u ám, xám xịt hứa hẹn trận mưa lớn chiều nay. Từ đầu tháng Tư đến nay, chỉ có vài ngày đẹp trời, nhiệt độ hơn 60 độ F, theo sau đó là những ngày mưa. Mưa không lớn nhưng dai dẳng, cảnh trời buồn hiu.

Vừa qua khỏi mùa Đông thật dài với những cơn bão tuyết di chuyển khắp vùng Trung Tây, Đông Bắc và cả miền Nam nước Mỹ, mùa Xuân năm nay về thật muộn màng. Cơn bão kéo dài từ Florida đến Pennsylvania, qua Washington DC, New Jersey, Maryland, Delaware, Virginia, North Caroline, South Caroline. Theo báo chí cho biết, thiệt hại về business do cơn bão gây ra sơ sơ cũng hơn 50 tỉ Mỹ kim, trong số đó chắc có luôn cái tiệm ăn nhỏ của gia đình ông ở vùng Marton, New Jersey này!

Mới đó mà gia đình ông định cư ở vùng Đông Bắc lạnh giá này đã được 2 năm. Người đời thường nói: "Trâu chậm uống nước đục" có lẽ không đúng với trường hợp của ông Mùi vì gia đình ông được người anh cả bao "trọn gói". Thực lòng, ông Mùi không muốn đi vì nghĩ vợ chồng ông đã già, qua Mỹ lúc này chỉ làm bận lòng anh chị và các cháu. Nhưng khi nghĩ đến Trúc Giang, đứa con gái nhỏ duy nhất của ông vừa được 14 tuổi, tuổi ăn tuổi học, nếu cứ ở Việt Nam sẽ "dứt cháo" dài dài vì cả hai vợ chồng ông đều là giáo chức, lương lậu quá eo sèo…

Gia đình ông Hải, anh cả ông Mùi, ở Mỹ gần 30 năm, cơ ngơi vững vàng, các cháu khôn lớn thành đạt ở riêng hết rồi, chỉ còn lại hai ông bà trong căn nhà lớn quạnh hiu. Ông Hải bảo lãnh gia đình ông Mùi khi Trúc Giang mới chập chững biết đi, gần 12 năm sau mới được sang Mỹ tháng Tư 2012. Ông Mùi không thể nào diễn tả được nỗi vui mừng của con bé Trúc Giang khi đến Mỹ. Hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ đến phi trường JFK lơ ngơ láo ngáo như mán về chợ. Đối với họ, cái gì cũng lạ quá, to lớn quá, nhất là Trúc Giang, đôi mắt nó liên láo dòm ngó lung tung, quá đỗi thích thú khi rảo bước lòng vòng trong phi trường chờ gia đình Bác Hải đến đón.

Từ lúc về hưu, cách đây hơn 10 năm, ông bà Hải mở một quán ăn nhỏ kiếm thêm thu nhập cho các cháu đi học. Buổi đầu, đó chỉ là quán cà phê và điểm tâm sáng cho cư dân quanh vùng. Bà Hải trước đây là giáo sư dạy nữ công gia chánh trường nữ trung học Gia Long nên rất giỏi về mùi xôi, thức bánh. Hai món bánh chủ lực ban đầu là Sou-cream và Pâtéchaud. Tiệm chỉ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Dần dà ông Hải học thêm phở ở Cali do người bạn thân truyền nghề, nên mở rộng hơn, bán thức ăn Việt Nam.

Nói là nhà hàng Việt Nam nhưng chỉ có vài món chính như: Phở, cơm tấm, chả giò, gỏi cuốn… vì ở đây, tiệm của ông Hải phục vụ cho người Mỹ, người Việt Nam vùng này chỉ chiếm vài phần trăm. Tiệm ăn của ông Hải nằm khiêm nhường bên cạnh Wawa, và đối diện xéo bên kia đường là Mac Donald. Tiệm phở này có bảng hiệu là Blue Ocean - Đại Dương.

Lúc nhỏ, ở Việt Nam, trong xóm nhà ông Mùi có nhiều đứa trai tên Hải, cho nên anh ông Mùi là Hải lớn, bên cạnh Hải nhỏ, Hải đẹt… Hải lớn là biển lớn, là đại dương chớ còn sao nữa? Ông Hải cười khạch khạch giải thích tên bảng hiệu.

Từ lúc có gia đình ông Mùi qua đây, phở Đại Dương còn có thêm nghĩa khác. Tự nhiên có sự trùng hợp hết sức ngộ nghĩnh: Ông Hải tuổi Quý Mùi 1943, vợ chồng ông Mùi cùng tuổi nhau, tuổi Ất Mùi 1955… Vậy là ba con dê rồi còn gì, tiệm phở với tên "Đại Dương" là đúng quá xá rồi, còn gì để nói nữa?

Ông bà Hải đã ngoài 70, muốn nghỉ hưu đi chơi đây đó an hưởng tuổi già nên "cầm chưn" gia đình ông Mùi trong cái tiệm phở này. Vì thế, vừa đến Mỹ nghỉ ngơi đúng một tuần, hai vợ chồng ông Mùi được "thâu nạp" ngay vào tiệm phở để… tập việc (training): bà Thủy, vợ ông phụ bếp, ông Mùi làm "manager" trông coi lau dọn, tiếp khách. Người chef-cook là người Việt Nam, là ông Hải, là bà Hải, nhưng waiter, waitress đều là học sinh Mỹ trẻ, rất trẻ vì khách hàng đa số là người Mỹ, rất ít người Việt Nam sinh sống ở vùng này. Có vài người khách Việt Nam thắc mắc sao phở Đại Dương không bán thêm lẩu dê cuối tuần cho đúng với tên gọi bổn tiệm. Ông Hải chỉ cười trừ.

Gia đình ông Mùi từ chối không ở chung với vợ chồng ông Hải, vì muốn có chút tự lập, nên mướn nhà ở cách nhà hàng ăn vài block đường. Hai vợ chồng ông làm việc ở tiệm Đại Dương, bé Trúc Giang đang theo học Middle School gần nhà, cuộc sống cũng tạm ổn. Mỗi tuần, ông có 3 buổi tối đi học Anh văn ở Community College. Điều này làm ông tự cười mình hoài: Trời ơi, già khằn khú đế còn tập tành học ESL, dù ở Việt Nam ở trung học và đại học cũng có học Anh ngữ.

Mấy chục năm ông sống với chế độ mới, chữ nghĩa văng đâu mất tiêu, tiếng Anh tiếng Pháp hoàn toàn lơ mơ, lổ mổ, chữ đực chữ cái, nói chuyện với Mỹ cà lăm cà lặp, quơ tay quơ chân tùm lum mà khách Mỹ còn chưa hiểu ông nói điều gì. Ông là thầy giáo dạy sử địa, bà Thủy là giáo sư dạy toán ở Việt Nam nên trình độ Anh văn quá đỗi khiêm nhường. Đáng khen nhất là Trúc Giang. Trước khi đi Mỹ, nó học Anh ngữ tuần ba buổi lớp lang hẳn hoi ở trường quốc tế, người Mỹ dạy nên nó phát âm rất chuẩn. Gần hai năm ở trường Mỹ, bây giờ con nhỏ nói tiếng Mỹ như… "lặt rau"!

Ông Mùi dự định sau khi học xong hai lới Anh văn, ông sẽ ghi tên học môn Thế giới sử buổi tối ở trường này. Học xong bốn năm sẽ vừa vặn thi Quốc tịch Mỹ và sẽ sẵn sàng ăn… tiền già. Chỉ nghĩ đến đây thôi, ông tức cười quá sức. Trước đây, trong lúc vui câu chuyện với anh em trong gia đình ở Việt Nam, ông cầu nguyện ơn trên cho ông sống đến 70 tuổi để cho Trúc Giang xong đại học, tự lo liệu cho nó. Bây giờ, tuổi tròm trèm 60, ông lại xin thêm 10 năm nữa là 80 tuổi để thấy được Trúc Giang lấy chồng, có vài đứa cháu ngoại quấn quít tuổi già. Bà Thủy vợ ông cười nói rằng ông xin riết chắc tới 100 tuổi quá!

II.

Mới đó mà tháng Tư lại về. Tháng Tư là tháng của Hoa Anh Đào, môt loài hoa tiêu biểu cho nước Nhật, tiêu biểu cho mùa Xuân: "Mùa Xuân sang có Hoa Anh Đào…" Đây là một loài hoa sang cả, rất đẹp nhưng lại có một đời sống ngắn ngủi… Tháng Tư với người Việt Nam xa quê hương ai cũng thấy trong tận cõi lòng mình sự xót xa, bi hận: 30/4 ngày của mất mát, chia lìa, ngày của đau thương trầm thống. Tháng Tư 75, ông Mùi chưa đúng 20 tuổi, chân ướt chân ráo bước vào đời. Tháng 4/75 ông đang là khóa sinh khóa 6 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.

Từ đầu tháng Tư, miền trung lần lượt rơi vào tay Cộng sản, và cuộc di tản bắt đầu với 3 khóa học chưa ra trường; đó là khóa 4, 5, 6. Từ khu Chi Lăng Đà Lạt mọi người phải di tản bằng đường bộ, đi từ Đà Lạt tới Phan Rí Cửa. Cả một đoàn "chiến binh mùa thu" đó phải ăn bờ ngủ bụi, cháu núi rau rừng để từ Phan Rí Cửa thuê tàu đánh cá về Vũng tàu ngày 8/4/75. Về tới Vũng tàu, mọi người đều bàng hoàng nghe tin Nguyễn Thành Trung bỏ bom Dinh Độc Lập. Sài gòn rung rinh, Sài gòn sính vính và cuộc thua chạy bắt đầu. Ngày 9/4 đoàn chiến binh này được GMC chở về Tiểu Đoàn 30 Chiến Tranh Chính Trị ở Biên Hòa, tạm ở đó hai tuần lễ, sau đó được chuyển về Tiểu Đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị ở số 1 Bis Phan Đình Phùng Sài gòn ngày 26/4/75.


Sài gòn lúc này như cá nằm trên thớt, như rắn mất đầu lao xao lộn xộn, dân tình hoang mang... Nhiều người cuống quít di tản theo các phái đoàn Mỹ, theo đường hàng không hay liều mạng vượt biên theo tàu Hải quân của QLVNCH. Về tới Sài gòn đúng vào ngày 30/4, ông Mùi mang tâm trạng đau buồn không tả xiết. Ông không thể nào biết được con đường trước mặt của mình sẽ ra sao khi bản thân ông "lính chẳng ra lính, quan chẳng thành quan". Mười một giờ rưỡi ngày 30/4, tướng Dương Văn Minh đầu hàng, trao quyền cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; xe tăng của đoàn quân Bắc Việt ủi sập hai cánh cửa sắt, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Thôi, thế là hết. Un Point final. Ông Mùi định chọn con đường binh nghiệp nhưng "mộng ước không thành".

Theo chân ông Mùi về nhà ở quận Tư Sài gòn còn có một người bạn cùng khóa tên Nguyễn Quang Tùng, người huyện Cam Lâm, tỉnh Cam Ranh. Hai đứa lủi thủi đi bộ về nhà, ngang qua cầu Khánh Hội, kho 5 đường Trịnh Minh Thế. Một cảnh tượng hỗn độn huyên náo hiện ra trước mắt hai chàng thanh niên lỡ thời lỡ vận. Mọi người khóc lóc, la hét, chen lấn xô đẩy nhau xuống tàu ra khỏi nước; xe Honda, xe đạp, quần áo nhà binh, giày lính, nón sắt vất bỏ tứ tung, nồi xoang chén chảo la liệt đầy đường. Thỉnh thoảng, xen lẫn vào đám đông là đám thanh niên "đục nước béo cò" cách mạng 30 mặt mày vênh váo, đeo băng đỏ, miệng ngậm tu huýt, la hét rầm trời… Hai thằng lính trẻ còn quá non nớt, sự đời chưa hiểu, mới vào quân trường 6 tháng đã "rã nghé tan đàn", chỉ mong được về nhà gặp lại cha mẹ anh em. Gia đình Tùng ở Cam Ranh, cũng nghèo như gia đình Mùi, nhưng dù sao đi nữa, gia đình Mùi lúc đó còn đỡ khổ hơn các gia đình dân dã ở miền Trung đã bị VC chiếm đóng gần cả tháng.

Tùng muốn về lại Cam Ranh vì Tùng biết cha mẹ đang mong chờ. Thương Tùng lỡ bước, cha Mùi đưa cho Tùng 10 tờ giấy con cọp, trị giá 5.000 tiền VN thời đó để Tùng có lộ phí về quê. Ông Hải anh của Mùi lúc đó là Pháo đội trưởng Sư Đoàn 18 Pháo Binh đang về Sài gòn học Anh văn ở Tổng Tham Mưu chuẩn bị sang Mỹ tu nghiệp lần hai ở tiểu bang Kentucky Hoa Kỳ, nhưng mọi sự đều lỡ dở. Thương Tùng như em ruột của mình, ông Hải đưa cho Tùng thêm 10 tờ giấy con cọp và tặng thêm một bộ quần áo dân sự còn mới toanh. Về sau này, khi gặp lại nhau, ông Tùng cho bạn biết bộ quần áo đó ông giữ đến bây giờ, không dám bận, chỉ dành cho ngày giỗ, ngày đám cưới, đám tiệc. Tùng còn cho bạn biết những năm tháng sau 75, dân miền Trung như Tùng sống quá kham khổ; chỉ khi nào có đám giỗ, đám cưới mới được ăn cơm trắng 100% mà thôi, còn những bữa cơm thường phải ăn độn 5, 60% với bắp, với khoai lang, khoai mì.

Cuộc sống quá cơ cực với hai chàng thanh niên 20 tuổi năm 1975 khiến họ chỉ liên lạc với nhau năm 2007, khi cả hai đã thành ông già 52 tuổi, khi Internet, Iphone đã được sử dụng ở Việt Nam. Cuộc sống trong 32 năm đó sẽ không có bút mực nào tả xiết. Hai người bạn già này gặp nhau, ôm nhau khóc mùi mẫn ở bến xe buýt trước bùng binh chợ Sài gòn. Họ kể cho nhau nghe "đoạn đường chiến binh" cơ cực của mình.

Biết bao nhiêu buổi chiều tà, chàng thanh niên tên Tùng ngồi rất lâu trên bờ biển bãi Dài của Cam Lâm, Cam Ranh tự buồn cho thân phận của mình. Đám cách mạng 30 không thể để cho Tùng vào Đại học vì lý lịch liên quan đến chế độ cũ, Tùng phải bôn ba kiếm sống từ lúc rời quân trường như một người lao động. Lập gia đình năm 27 tuổi, có 4 con nhỏ, cuộc sống của Tùng đã khó khăn lại càng thêm vô vàn cơ cực: "Quê hương em nghèo lắm anh ơi. Mùa Đông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn…" Bài hát mô tả đời sống thực tế của người dân miền Trung từ bao đời nay, bi thảm hơn từ sau năm 75. Mùi rất đau lòng khi biết rất nhiều năm Tùng phải lăn lộn vô tới Đồng Nai (Biên Hòa) đi làm thuê cho rẫy bắp để kiếm thêm thu nhập.

Mùi có phần khá hơn. Thành phố Sài gòn đông dân, mọi sự thoáng đãng hơn các tỉnh. Khi nộp đơn vào Đại Học Sư Phạm, cán bộ cũng tra hỏi về lý lịch. Nhưng may quá, lão này không biết được sự khác biệt về Đại Học Chiến Tranh Chính Trị và Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Một đằng là đào tạo sĩ quan tâm lý chiến cho QLVNCH, đằng khác là trường Đại học dân sự huấn luyện sinh viên về thương mại. Lão tưởng Mùi chỉ là sinh viên dân sự. Mùi thoát nạn và bắt đầu làm lại cuộc đời sau hai năm sống cù bất cù bơ. Nhưng đúng vào 30/4/80, năm năm sau ngày mất Sài gòn, Mùi lại đau đớn nói lời vĩnh biệt phụ thân. Ba Mùi ra đi khi tuổi còn quá trẻ, 63 tuổi, vì căn bệnh ung thư ruột mà cũng là "tâm bệnh" vì nỗi thất vọng lo buồn, vì con trai, con rể đều đi cải tạo biệt mù san dã. Vì thế ngày 30/4 đối với Mùi vẫn là tháng đau thương, với nỗi đau nhói trong tim, trong từng làn da thớ thịt.

Mọi sự trong cuộc đời Mùi đều rất đỗi muộn màng. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1981, dạy học ở trường trung học ở Sài gòn và mãi đến 1996 khi Mùi 41 tuổi mới lập gia đình với cô giáo Thủy và cả hai có con đầu lòng là Trúc Giang khi họ 45 tuổi.

Từ 2007 đến nay, hai ông bạn già vẫn thường liên lạc với nhau, xẻ chia buồn vui, an ủi nhau trong cuộc sống. Các niên trưởng khóa 4, 5 được đi Mỹ theo diện HO cũng quan tâm giúp đỡ các em khóa 6 còn kẹt lại ở Việt Nam, trợ giúp các gia đình khó khăn có con nhỏ, trong số đó có Tùng và Mùi.

Giờ đây các con của Tùng đã lớn. Có đứa là Bác sĩ, Y tá ở bệnh viện Cam Ranh, có đứa là Thầy giáo… cuộc sống gia đình Tùng có phần khấm khá, khởi sắc. Hôm tiễn Mùi đi định cư Tùng bùi ngùi nói lời từ giã. Hai ông già, một lần nữa, bịn rịn khóc lóc với nhau.

III.

Hớp một ngụm trà, ông Mùi tự chế giễu mình, Thầy bà gì qua tới Mỹ cũng bưng phở, rửa chén, làm culi job, làm tạp dịch… hết. Nhưng không sao. Ông nghĩ mình còn sung sướng hơn hàng tỉ người trên thế giới này, ít ra, còn hạnh phúc gấp trăm ngàn lần đồng bào mình còn đang sống vất vưỡng, đói khổ, bị kèm kẹp ở trong nước hiện nay.

Dòng suy tưởng của ông Mùi bị gián đoạn vì chuông điện thoại reo vang. Bên kia đầu dây, ông Hải Đại Dương đang dặn dò điều gì, chỉ nghe ông Mùi dạ… dạ liên tục.

Gác phone, ông bước vào trong. Hai mẹ con Trúc Giang đang lúi húi dọn dẹp chăn màn quần áo. Ông nói với vợ:

- Anh Hải dặn tụi mình sáng mai ra tiệm mở cửa sớm. Ảnh phải đi họp ở Philadelphia lo việc tổ chức ngày 30/4.

Quay qua Trúc Giang ông dặn con:

- Trúc Giang ra sớm nữa nha con. Mai thứ bảy cuối tuần đông khách lắm. Con ra phụ bác gái phía trước, có nhiều khách đặt bàn tiệc.

Trức Giang dạ. Như nhớ ra điều gì, ông nói thêm:

- Ờ, còn chuyện này nữa. Bác Hải nói khi đi họp về, Bác chở con đi Cherry Hill xem hoa anh đào. Con nhớ ở đường Chapel năm ngoái không? Ở đó có trường highschool rất đẹp màu tím tím đó? Bác Hải nói sẽ chụp ảnh cho con để con bỏ lên Facebook khoe với bạn, và dẫn con tham quan ngôi trường đó, năm tới Bác xin cho con vào học.

Trúc Giang mừng rơn "yeah" một tiếng lớn nhảy tới ôm cổ ông Mùi:

- Cảm ơn Tía!

Ông Mùi thầm nghĩ, năm nay thời tiết thay đổi bất thường nên mãi tới hôm nay, tuần lễ cuối của tháng Tư, hoa anh đào ở Cherry Hill mới nở. Cả con đường Chapel dài hơn 2 miles toàn là hoa anh đào màu hồng thật đẹp và người địa phương cắm cờ Mỹ dọc theo hai bên đường. Trúc Giang chắc thế nào cũng có nhiều ảnh đẹp.

Vừa bước lên thang gỗ, ông Mùi tự so sánh đời mình giống như loài hoa nở muộn năm nay. Ông chép miệng: ờ, thôi kệ, có còn hơn không, có còn hơn không.

Tháng 4/2014

Song Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,573,393
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến