Hôm nay,  

Cali Những Ngày Vui

31/10/202404:00:00(Xem: 1473)
TG Phương Lâm cùng các bạn trong ngày họp mặt ở Cali
TG Phương Lâm cùng các bạn trong ngày họp mặt ở Cali

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D’Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết ghi lại chuyến về thăm lại California, trạm dừng chân đầu tiên của gia đình tác giả khi vừa đến Hoa Kỳ.
 
*  
 
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ:
 
“Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
….
 
Cali là trạm dừng chân đầu tiên khi gia đình tôi tới Mỹ. Chúng tôi ở lại đây gần bốn tháng, rồi rời Cali đến Seattle. Thật tiếc, thật buồn, nhưng nằm trong thế chẳng đặng đừng, đành phải đứt ruột ra đi, thôi thì xin khép lại đoạn này.
 
Có điều tôi nhớ mãi, tới quầy bán vé máy bay gần chợ Delmar thành phố Rosemead, anh bán vé khuyên:
“Theo ý của con, cô chú nên đi trước, lên trên đó coi tình hình thế nào rồi về đưa mấy em đi, chứ đi một lượt cả gia đình lỡ có trở ngại thì phiền phức lắm, ở đây bà con họ nói: “Cali đi dễ khó về”. Xin cảm ơn một lời khuyên chân thành
 
Đó là điều mà gia đình tôi nhiều đêm suy nghĩ, bàn tới, tính lui, nhưng thôi cứ liều một phen …
 
“Cali đi dễ khó về” câu nói này không hiểu nghĩa bóng nói gì, nhưng thực tế trước mắt chúng ta thấy giá nhà đất của Cali tăng vùn vụt, thuê nhà, share phòng, giá cao ngất ngưởng, nếu không có bạc triệu trong tay làm sao chen chân về lại đây được.
 
Trở lại chuyến đi chơi Cali. Chúng tôi mua vé máy bay giá khuyến mãi của hãng Alaska. Thường thường những chuyến bay này hay bay buổi chiều tối, hôm nay máy bay cất cánh ở phi trường Paine Fiel Everett WA. lúc 6.30PM tới phi trường John Wayne Cali lúc 8.45PM, đường bay này ngắn giờ hơn ở phi trường SeaTac Seattle.
 
Ngồi trên máy bay nhớ lại chuyến đi Cali tháng 9 năm 2023, máy bay đúng ra đáp phi trường John Wayne nhưng vì gió to không đáp được nên bay về đáp tạm thời phi trường LAX. Ngủ gà ngủ gật thấy họ xuống mình cũng xuống, cuối cùng dở khóc dở cười, người đứng đợi ở phi trường LAX, hành lý  xuống phi trường John Wayne.
 
Người ta nói “Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng.” Lòng nói với lòng phải tỉnh ngủ để tránh lần hai.
 
Tối hôm qua về tới thủ đô của người Việt tỵ nạn, sáng nay đi vòng quanh tham quan các dãy phố cho mãn nhãn, rồi sắm thêm vài thứ cần thiết. Phố chợ của thủ đô người Việt tỵ nạn đủ thứ các mặt hàng. Giá nhà đất của Cali rất cao, nhưng hàng hóa và thức ăn ở đây rẻ hơn nhiều nơi tiểu bang tôi đang sống. Mua sắm xong, cùng nhau đi “kéo ghế”, cô con dâu làm hướng dẫn viên, đưa tới  tiệm ăn tên rất Huế,  Quán Vỹ Dạ.
 
Ông Võ Tá Hân đã viết lời bài hát:
 
“Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dẫu xa một mai anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa …”
 
Đúng là Vỹ Dạ của Huế một tấm thực đơn mấy chục món ăn, món nào cũng rất Huế, mỗi người chọn món, nhưng không chọn trùng nhau để thử coi món nào ngon, tôi chọn những món bình dân của Huế, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram, bánh bèo và cơm hến, ở đây thiếu bánh khoái. Tất cả rất ngon, riêng cơm hến nếu chấm điểm thì chỉ được 6 hay 7/10.
 
Hôm nay đi một ngày đội trời nắng, gọi là nắng chang chang của Cali để  kiếm thêm mớ vitamin D cho cơ thể. Thời tiết Cali về đêm mát dịu, đưa tôi vào giấc ngủ thật sâu đầy ắp mộng. Sáng thức dậy ra vườn vươn vai hít thở, mùi thơm nhẹ của hoa chanh, hoa bưởi phảng phất trong sương sớm.
 
Giàn thanh long trái căng tròn đỏ ửng đang chen nhau tranh chỗ trên những thanh gỗ, gác qua gốc cây khô, có trái chen không nổi thoát ra khỏi giàn, thong dong chúc đầu xuống thảnh thơi một mình. Cây ổi còn thảm thương hơn, thân chỉ bằng ngón chân cái cao ngang ngực mà phải mang hàng chục trái to đùng, trái nào cũng bằng chén ăn cơm.
 
Lần đầu tôi thấy trái chanh chín vàng rụng đầy gốc, rồi khế, cam, quýt, nhãn, cây nào cũng trái đầy cành, đặc biệt cây vả, trái chen nhau từ gốc sát đất lên nửa thân. Trái vả là món ăn tuyệt vời của Huế. Mùa hè trái vả cắt mỏng kẹp chung với con nuốt biển, thêm vài lá rau thơm, chấm ruốc đâm ớt tươi, tỏi, vắt thêm tý chanh thì hết nói… Trái vả luộc chín, cào vỏ xanh bên ngoài, bóp, trộn với hến xào, đậu phụng đâm dập, lá rau răm cắt nhỏ, nêm nếm vừa khẩu vị, thêm vài cái bánh tráng gạo nướng, bẻ ra xúc, món này cánh đàn ông hết vài thùng bia là chuyện thường. Vả còn nấu canh cá lóc, ăn hết nồi cơm lúc nào không hay.
 
Mọi người đều thấy ông Trời ở không cân, Ổng ưu đãi Cali đủ điều, thời tiết quanh năm nắng ấm. Không biết trong đất Ổng trộn thêm chi vào mà đặt cây nào xuống một thời gian ngắn là trái trĩu cành, thấy mà ham, mà ganh tỵ.
 
Sáng nay tôi được các chị cựu học sinh trường Jeand’Arc, chỉ các chị không có các anh, hẹn gặp tại nhà hàng Bleu, nhưng sau đổi lại gặp nhau ở nhà chị Tuyết Lan, vì ở nhà tự do, thoải mái, không ấn định thời gian muốn bao lâu cũng được.
 
Nhà chị Tuyết Lan sân vườn rộng có trồng cây ăn trái, có hoa, có thảm cỏ xanh được chăm sóc kỹ. Ngôi nhà to, đẹp, xinh xắn, nội thất trang trí, phối màu nhẹ nhàng trang nhã, đúng là dân Cao Đẳng Mỹ Thuật.
 
Cali chỉ còn bốn chị cựu học sinh trường Jeand’ARC, tôi về nhập vô nữa là năm em. Trong bốn chị ở đây, có chị Mộng Điệp một thời vang bóng, là tay vợt bóng bàn nữ vào thập niên 60.
 
Thường thường ba bà chị gặp nhau đã thành cái chợ, hôm nay đến năm bà lận. Chuyện đời xưa, chuyện đời nay, chuyện hằm bà lằng bên lề cuộc sống, râm ran cười như pháo nổ. Tâm hồn trẻ trung của thời dung dăng dung dẻ  được dịp sống lại trong những khuôn mặt rám nắng  thời gian…
 
Các món ăn Huế trên đất Mỹ được các chị chế biến đãi tôi hôm nay có, bánh bèo chả lụa, bánh bột lọc, bánh ướt tôm chấy, chả quế Huế, bánh ướt thịt nướng. Người Huế nấu món Huế thì khỏi góp ý phê bình.
 
Thời gian không dừng lại đợi chờ ai. Chúng tôi chia tay nhau sau một ngày vui ngắn ngủi. Chị Tuyết Lan hỏi:
 
- Ai còn nhớ bài hát “Ngày chia tay”?
 
Rồi các chị em cùng hát:
 
“Gặp nhau đây, rồi chia tay
Ngày dài như đã vụt qua trong phút giây
Niềm hăng say, còn chưa phai,
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy…      
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy…
 
Ngày mai hẹn nhau về Đức Mẹ Con Sò. Cầu nguyện cho nhau...
 
Cali một lần về.
    
Phương Lâm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
18/11/202420:07:32
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
12/11/202419:49:26
Khách
Hai câu thơ nêu trên " Cái thuở ban đầu..." của Xuân Diệu, bạn nhé.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,200
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp. Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.
Trước đó, phim ngoại quốc về là người ta Phụ Đề Việt Ngữ, nhưng nhiều khi các vai trò nói mau quá, khán giả đọc chữ theo không kịp, vừa coi hình vừa đọc chữ thì bị thiếu sót, làm phim bớt hay, cho nên mấy hãng phim tạo ra một đột phá lớn là cho nhân vật chuyển qua nói tiếng Việt, bởi vì chính các phim Việt Nam cũng vậy, có khi tài tử minh tinh mặt đẹp diễn hay nhưng tiếng nói thì không thích hợp nên cần mượn tiếng nói của người khác. Nghề chuyển âm ra đời, rất được ưa chuộng.
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất về chuyện người già đãng trí.
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp; sau thảm kịch trên biển năm 1975, tôi không bao giờ hình dung ra được tôi có được cái hạnh phúc như hôm nay. Ấn tượng của thảm kịch hằn sâu trong tâm khảm tôi, giống như vết bánh xe xích sắt lún trong mặt đất mềm.
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO | * Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá: How to be a parent to your parents. Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“. Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”. Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừa. Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.
Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Nhạc sĩ Cung Tiến