Hôm nay,  

Áo khoác để ngoài cửa

08/03/202400:00:00(Xem: 3099)
 

Ảnh từ trang mạng Niagara Falls Stage Park
Ảnh từ trang mạng Niagara Falls Stage Park.
 
Huỳnh Thanh Tú - Là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001, tại Hoa Kỳ, bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương

*
 
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp.

Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.

Người Mỹ có thể đi du lịch một mình, cùng gia đình, theo các công ty dịch vụ. Trong các chuyến du lịch cùng bạn bè, cộng đồng người cao tuổi trên khắp nước Mỹ tôi học được niềm hạnh phúc của khám phá, sự chia sẻ trên những chặng đường, tình yêu thiên nhiên có đều cho tất cả mọi người. Một người bạn của tôi chia sẻ một bài học lý thú mà bà học được khi cùng đi du ngoạn tại Mỹ, cũng là châm ngôn của bà cho những hành trình chính là “áo khoác để ngoài cửa”. Như khi đến thăm nhà người Mỹ những ngày đông, khi bạn vào nhà, bạn sẽ cởi bỏ cái áo khoác nặng nề dày cộm đè nặng trên vai mình và treo lại ở tủ áo ngoài cửa; đi du lịch cùng mọi người cũng vậy, bạn sẽ cởi bỏ những danh xưng, địa vị của mình , cả những mặc cảm và lo lắng; và bằng cách đó, bạn hòa cùng mọi người, hòa cùng thiên nhiên. (Nhưng mà khi đến những xứ lạnh... thì áo khoác thật bạn nhớ mặc nha... có khi bạn còn cần vài lớp giữ nhiệt nữa chứ).

Nào, mời bạn cùng tôi “cởi áo khoác” và chia sẻ những hành trình du lịch bên trong lòng nước Mỹ mà tôi may mắn được đồng hành cùng những hành khách, những người bạn tuyệt vời trên những hành trình.

Phổ biến nhất là hình thức du lịch trên tàu biển, đó là những con tàu khổng lồ, như một thành phố nhỏ với hàng ngàn phòng khách sạn, hệ thống hàng chục nhà hàng Á Âu sang trọng, hồ bơi trong nhà và ngoài trời, phòng tập thể dục, sân chơi thể thao, sòng bài hoạt động suốt đêm cùng các hoạt động giải trí khác như nhà hát kịch nghệ, ca nhạc, khu vực khiêu vũ, chơi cờ, khu vực uống bia rượu và ngắm cảnh biển. Điểm mạnh của du lịch tàu trên biển là bạn không phải di chuyển, dọn hành lý ở mỗi điểm đến. Khi tàu ghé các cảng biển, bạn có thể ghé các thành phố trong ngày và trở lại tàu tiếp tục hành trình.
 
Tôi đã có dịp đi tàu cùng gia đình người bạn Mỹ da màu của mình. Mọi người ăn mặc đẹp, thỏa thích vui chơi các hoạt động giải trí, nghe nhìn. Bạn tôi cùng mẹ và các chị em, bạn thân có cơ hội nghĩ ngơi ngắm biển cả ngày trên khoang tàu. Trên tàu, mọi người đều như để lại gánh nặng lo toan của mình trong đất liền.

Tôi đã gặp trên tàu người mẹ da màu của bạn từ vùng quê xa nước Mỹ, người mẹ nông dân luôn tay luôn chân những công việc đồng áng. Bà hòa cùng chúng tôi trên tàu, tận hưởng những bữa ăn sang trọng trong các nhà hàng Á Âu và diện những bộ cánh lộng lẫy trong đêm hội cùng thuyền trưởng.
Trên tàu, tôi gặp người thợ sửa nhà đến từ một thành phố nhỏ ở Texas, ông đi cùng vợ và dành nhiều giờ thư giản bên cạnh hồ bơi và cảnh biển. Nếu bạn nhìn thấy ông trong trang phục đi biển rạng rỡ và vòng hoa choàng trên cổ trong kỷ niệm ngày cưới của họ. Tôi tin rằng bạn sẽ cảm nhận được niềm vui của ông.

Tôi đi cùng một người bạn hưu trí của mình. Chị từng làm chủ hệ thống chợ người Hoa tại Houston. Trên tàu, chị say sưa tham gia các chương trình ca nhạc, tạp kỷ. Chị cũng chỉ tôi tìm hiểu và thường thức ẩm thực từ các nhà hàng nổi tiếng các nước. Buổi tối, chúng tôi dành nhiều thời gian chơi cờ và các sinh hoạt giải trí tập thể trên tàu.

Ở đó, mọi người tham gia cùng nhau những hoạt động trên tàu, rộn ràng lễ hội trong buổi tiệc dành cho thuyền trưởng, ngất ngư những ngày sóng lớn, thảnh thơi bên ly bia buổi hoàng hôn trên bong tàu và cùng bịn rịn vẫy tay chào những người bạn Nhật sau màn biểu diễn khi tàu chúng tôi rúc lên những hồi còi và rời bến Nagasaki, Nhật Bản.

Các trung tâm sinh hoạt của người cao niên, đặc biệt là hiệp hội phi lợi nhuận AARP thường tổ chức hàng tháng vài lần những chuyến du lịch trong ngày dành cho người cao niên. Chúng tôi cùng tham quan những bảo tàng, những bộ sưu tập cá nhân, những khu vực làm việc dành cho những người thiểu năng, các trung tâm hàng không vũ trụ.

Trong những chuyến đi đó, chúng tôi dành hàng giờ trên xe buýt trò chuyện cùng nhau, xếp hàng, nhận số và chỗ ngồi trên xe buýt. Chúng tôi cùng ăn trưa ở những nhà hàng địa phương. Ở đó, tôi có những người bạn từ mọi sắc tộc, người bạn Nhật hơn 80 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ chăm chỉ vận động và chế độ ăn lành mạnh, những người bạn Mỹ đến từ châu Âu, những người bạn Mexico.

Bạn cũng có thể đi du lịch đường bộ cùng các công ty du lịch địa phương. Có những hành trình dành riêng cho người cao niên, với lịch trình nhẹ nhàng. Có hành trình chung cho mọi lưới tuổi với lịch trình dày đặc hơn.

Trong các hành trình đó, chúng tôi có nhiều thời gian chia sẻ những năm tháng , kỷ niệm khi xe đi nhiều giờ qua các tiểu bang. Những buổi sáng, mọi người cùng kiểm tra sức khỏe của nhau. Lo lắng, bồn chồn khi hay tin 1 người bạn trong đoàn đêm qua tăng huyết áp đột ngột. Chúng tôi cùng đi lại tập thể dục ở khu vực bãi đậu xe ở các trạm nghĩ chân để đủ sức khỏe cho hành trình nhiều ngày. Trong những chuyến đi đến New Mexico, Oklahoma, tôi đã có thêm những người bạn người Mỹ, người Thái, người Nhật,người Hungary. Chúng tôi chia sẻ cùng nhau những món ăn của xứ sở mình và cùng thưởng thức những đặc sản địa phương.

Mùa hè, tôi có dịp tham quan thác Niagra từ bờ nước Mỹ. Khởi hành từ New York, tôi có dịp hòa chung đoàn với hành khách từ New York và các bang lân cận.

Trên xe, có 3 gia đình người Ấn Độ đi hai vợ chồng, chắc là bạn bè, hàng xóm đi chung. Họ chuẩn bị thức ăn nhẹ kiểu Ấn là bánh bột và thức ăn trưa là cơm, bánh bột chấm cà ri đặc để ăn trưa cùng nhau. Họ xách nhiều giỏ thức ăn và cố gắng tiết kiệm những khoản chi dùng không cần thiết từ bữa trưa và ăn vặt.

Cũng có hai gia đình người Hoa trẻ tuổi với con nhỏ. Người trẻ tuổi có trẻ nhỏ nên thường dùng bữa ở các nhà hàng trong khu du lịch cho tiện lợi.
Cũng có 3 chàng thanh niên đi chung với nhau. Họ cùng mang theo 1 thùng giữ lạnh to với nhiều nước uống, nước ngọt và thức ăn. Họ chia nhau khênh thùng giữ lạnh này. Khi đến đoạn đường dốc xuống tham quan thác, ba chàng để lại thùng giữ lạnh dưới gốc cây trên khu vực gần bãi đậu xe và khu nhà hàng hơn để thoải mái đi tham quan. Đến giờ trưa, họ trở lại gốc cây và cùng chia nhau nước uống và đồ ăn nhẹ.
 
Với hành trình này, chúng tôi đủ sắc tộc đã cùng nhau chia sẻ những cảnh đẹp, cùng nằm trên bãi cỏ chờ pháo hoa ở thác Niagara, cùng đi tàu vào sâu lòng thác.

Chúng tôi đã để lại những khác biệt ở nhà và cùng tuân thủ thời gian biểu của đoàn để chuyến đi thuận lợi. Chúng tôi cùng leo những con dốc dài khi tham quan công viên.

Mùa đông, tôi có dịp tham gia hành trình ngắm bắc cực quang tại Alaska và đi trên con tàu kính xuyên tiểu bang này.

Trong đoàn, chúng tôi có 2 người bạn là y tá, ba chị em người Hoa lớn tuổi, 4 cặp vợ chồng người Hoa tuổi trung niên và cao niên, một nhóm các cô gái trẻ đi cùng nhau với một người bạn Mỹ da màu.

Hai người bạn y tá ít nói, từ tốn, nhưng khi chia sẻ về âm nhạc, một trong 2 cô gái có chất giọng opera cao vút và cô đã không ngần ngại cất lời ca khi cả đoàn chờ buổi tối ở tầng ăn hầm xe lửa. Chất giọng của cô mang niềm vui và gắn kết mọi người trong khoang. Kể từ đó, đoàn người Mỹ đi cùng xe lửa cũng hòa ca một bài tiếng Mỹ. Các cô gái trẻ góp một giai điệu rộn ràng tiếng Quảng Đông. Hai vợ chồng cao niên, người chồng là một giáo sư, người vợ sau mê các điệu ca cổ hồ quảng. Bà vui mừng mang cả bản nhạc cất trong túi ra nhờ người bạn y tá mới quen giúp mình nâng giọng. Cứ như vậy, người biết hát thì cùng hòa ca, người không quen lời thì vỗ tay hòa nhịp.

Ba chị em lớn tuổi người Hoa có người chị đến từ New York, 2 người em đến thăm chị từ Đài Loan. Người chị được dịp đưa em cùng du lịch với mình.  Người chị xốc vác, thích trò chuyện và mạnh khỏe. Hai người em đi lại hơi khó khăn vì một số bệnh mản tính. Họ chăm lo cho nhau, mà còn quan tâm và lo lăng cho các bạn khác trong đoàn. Khi biết có gia đình trãi qua mất mát, cả ba chị em cùng chia sẻ lo lắng cho đứa nhỏ còn nhỏ tuổi. Bằng tấm lòng và sự ấm áp của mình, họ đã kéo mọi người đến gần nhau. Buổi tối, khi chúng tôi phải đi xe thùng dạng xe tăng có xích sắt để lên đỉnh núi đá xem bắc cực quang. Người em sợ lạnh ngồi nhiều trong lều còn người chị lăng xăng ra vào lều để quan sát bầu trời. Bà rất hân hoan khi lần đầu tiên thấy được sự rực rỡ mê hoặc của bắc cực quang nhảy múa trên bầu trời Alaska. Bà đã từng đi qua Na Uy, Phần Lan, Minesota và Alaska chính là nơi bà có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu kỳ này của đất trời. Nhìn bà giản dị, hòa đồng và chân thành, ít ai biết rằng bà sở hữu và quản lý hệ thống vựa trái cây lớn cung cấp tại thị trường New York.

Trong đoàn , có hai vợ chồng trẻ người Hoa kiệm lời, khiêm tốn đến từ California. Anh chị hay giúp nhóm ba chị em chuyển hành lý. Mọi người khi trò chuyện nhiều mới biết anh chị từng kinh doanh hai nhà hàng dimsum tại Houston trong suốt thời gian nuôi con ăn học tại các đại học hàng đầu ở bang này. Khi tụi nhỏ tốt nghiệp, anh chị chuyển qua Las Vegas ở để anh chuyên tâm trong sự nghiệp bếp bánh và bếp Nhật cho nhà hàng Sushi hàng đầu khu vực. Các cô gái trẻ hay túm tụm để xem hình những món bánh lung linh mà anh làm. Anh cũng là người hay chia sẻ cho cả đoàn những tấm ảnh thiên nhiên đẹp mà anh chụp được những nơi cả đoàn cùng đi qua.

Từng câu chuyện, từng gương mặt, từng giọng nói, tiếng cười, khi nhớ lại những người bạn trên các hành trình của mình tôi luôn thấy thật gần gũi, thân thương và ấm áp.

Tôi thấy thật hạnh phúc khi được hòa cùng mọi người và được quan sát những niềm vui hạnh phúc của mọi người quanh mình. Du lịch và thiên nhiên nước Mỹ là món quà, có đủ cho mọi người, mọi sắc tộc và thành phần.

Bạn đã sẵn sàng “cởi áo khoác” của mình để cùng mọi người hòa vào những hành trình trên khắp nước Mỹ hùng vĩ chưa ?
 
Huỳnh Thanh Tú 
 

Ý kiến bạn đọc
08/03/202418:14:34
Khách
Cho tôi thắc mắc tại sao Việt Báo không gửi càng nhiều bài Viết Về Nước Mỹ càng tốt để độc giả thưởng thức tất cả tài viết và đóng góp của các tác giả xa gần? Chứ một tuần bảy ngày mà chỉ có vài ba bài thì độc giả sẽ mòn mỏi đợi chờ. Còn việc bài thích hợp thì đã có ban giám khảo chấm điểm rồi. Như vậy mới g̣ọi là THI VIẾ́T. Miễn bài viết có liên quan đến nước Mỹ như thể lệ thi Việt Báo ghi rõ. Mà "liên quan đến nước Mỹ" thì rộng bao la, miễn là câu chuyện xảy ra ở Mỹ, hoặc đề cập đến Mỹ, hoặc nhận vật ở Mỹ.
08/03/202412:49:56
Khách
Hình như đây là quảng cáo của công ty du lịch nào đó!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Trước đó, phim ngoại quốc về là người ta Phụ Đề Việt Ngữ, nhưng nhiều khi các vai trò nói mau quá, khán giả đọc chữ theo không kịp, vừa coi hình vừa đọc chữ thì bị thiếu sót, làm phim bớt hay, cho nên mấy hãng phim tạo ra một đột phá lớn là cho nhân vật chuyển qua nói tiếng Việt, bởi vì chính các phim Việt Nam cũng vậy, có khi tài tử minh tinh mặt đẹp diễn hay nhưng tiếng nói thì không thích hợp nên cần mượn tiếng nói của người khác. Nghề chuyển âm ra đời, rất được ưa chuộng.
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất về chuyện người già đãng trí.
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp; sau thảm kịch trên biển năm 1975, tôi không bao giờ hình dung ra được tôi có được cái hạnh phúc như hôm nay. Ấn tượng của thảm kịch hằn sâu trong tâm khảm tôi, giống như vết bánh xe xích sắt lún trong mặt đất mềm.
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO | * Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá: How to be a parent to your parents. Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“. Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”. Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừa. Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.
Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Nhạc sĩ Cung Tiến