Hôm nay,  

Áo khoác để ngoài cửa

08/03/202400:00:00(Xem: 3102)
 

Ảnh từ trang mạng Niagara Falls Stage Park
Ảnh từ trang mạng Niagara Falls Stage Park.
 
Huỳnh Thanh Tú - Là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001, tại Hoa Kỳ, bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương

*
 
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp.

Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.

Người Mỹ có thể đi du lịch một mình, cùng gia đình, theo các công ty dịch vụ. Trong các chuyến du lịch cùng bạn bè, cộng đồng người cao tuổi trên khắp nước Mỹ tôi học được niềm hạnh phúc của khám phá, sự chia sẻ trên những chặng đường, tình yêu thiên nhiên có đều cho tất cả mọi người. Một người bạn của tôi chia sẻ một bài học lý thú mà bà học được khi cùng đi du ngoạn tại Mỹ, cũng là châm ngôn của bà cho những hành trình chính là “áo khoác để ngoài cửa”. Như khi đến thăm nhà người Mỹ những ngày đông, khi bạn vào nhà, bạn sẽ cởi bỏ cái áo khoác nặng nề dày cộm đè nặng trên vai mình và treo lại ở tủ áo ngoài cửa; đi du lịch cùng mọi người cũng vậy, bạn sẽ cởi bỏ những danh xưng, địa vị của mình , cả những mặc cảm và lo lắng; và bằng cách đó, bạn hòa cùng mọi người, hòa cùng thiên nhiên. (Nhưng mà khi đến những xứ lạnh... thì áo khoác thật bạn nhớ mặc nha... có khi bạn còn cần vài lớp giữ nhiệt nữa chứ).

Nào, mời bạn cùng tôi “cởi áo khoác” và chia sẻ những hành trình du lịch bên trong lòng nước Mỹ mà tôi may mắn được đồng hành cùng những hành khách, những người bạn tuyệt vời trên những hành trình.

Phổ biến nhất là hình thức du lịch trên tàu biển, đó là những con tàu khổng lồ, như một thành phố nhỏ với hàng ngàn phòng khách sạn, hệ thống hàng chục nhà hàng Á Âu sang trọng, hồ bơi trong nhà và ngoài trời, phòng tập thể dục, sân chơi thể thao, sòng bài hoạt động suốt đêm cùng các hoạt động giải trí khác như nhà hát kịch nghệ, ca nhạc, khu vực khiêu vũ, chơi cờ, khu vực uống bia rượu và ngắm cảnh biển. Điểm mạnh của du lịch tàu trên biển là bạn không phải di chuyển, dọn hành lý ở mỗi điểm đến. Khi tàu ghé các cảng biển, bạn có thể ghé các thành phố trong ngày và trở lại tàu tiếp tục hành trình.
 
Tôi đã có dịp đi tàu cùng gia đình người bạn Mỹ da màu của mình. Mọi người ăn mặc đẹp, thỏa thích vui chơi các hoạt động giải trí, nghe nhìn. Bạn tôi cùng mẹ và các chị em, bạn thân có cơ hội nghĩ ngơi ngắm biển cả ngày trên khoang tàu. Trên tàu, mọi người đều như để lại gánh nặng lo toan của mình trong đất liền.

Tôi đã gặp trên tàu người mẹ da màu của bạn từ vùng quê xa nước Mỹ, người mẹ nông dân luôn tay luôn chân những công việc đồng áng. Bà hòa cùng chúng tôi trên tàu, tận hưởng những bữa ăn sang trọng trong các nhà hàng Á Âu và diện những bộ cánh lộng lẫy trong đêm hội cùng thuyền trưởng.
Trên tàu, tôi gặp người thợ sửa nhà đến từ một thành phố nhỏ ở Texas, ông đi cùng vợ và dành nhiều giờ thư giản bên cạnh hồ bơi và cảnh biển. Nếu bạn nhìn thấy ông trong trang phục đi biển rạng rỡ và vòng hoa choàng trên cổ trong kỷ niệm ngày cưới của họ. Tôi tin rằng bạn sẽ cảm nhận được niềm vui của ông.

Tôi đi cùng một người bạn hưu trí của mình. Chị từng làm chủ hệ thống chợ người Hoa tại Houston. Trên tàu, chị say sưa tham gia các chương trình ca nhạc, tạp kỷ. Chị cũng chỉ tôi tìm hiểu và thường thức ẩm thực từ các nhà hàng nổi tiếng các nước. Buổi tối, chúng tôi dành nhiều thời gian chơi cờ và các sinh hoạt giải trí tập thể trên tàu.

Ở đó, mọi người tham gia cùng nhau những hoạt động trên tàu, rộn ràng lễ hội trong buổi tiệc dành cho thuyền trưởng, ngất ngư những ngày sóng lớn, thảnh thơi bên ly bia buổi hoàng hôn trên bong tàu và cùng bịn rịn vẫy tay chào những người bạn Nhật sau màn biểu diễn khi tàu chúng tôi rúc lên những hồi còi và rời bến Nagasaki, Nhật Bản.

Các trung tâm sinh hoạt của người cao niên, đặc biệt là hiệp hội phi lợi nhuận AARP thường tổ chức hàng tháng vài lần những chuyến du lịch trong ngày dành cho người cao niên. Chúng tôi cùng tham quan những bảo tàng, những bộ sưu tập cá nhân, những khu vực làm việc dành cho những người thiểu năng, các trung tâm hàng không vũ trụ.

Trong những chuyến đi đó, chúng tôi dành hàng giờ trên xe buýt trò chuyện cùng nhau, xếp hàng, nhận số và chỗ ngồi trên xe buýt. Chúng tôi cùng ăn trưa ở những nhà hàng địa phương. Ở đó, tôi có những người bạn từ mọi sắc tộc, người bạn Nhật hơn 80 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ chăm chỉ vận động và chế độ ăn lành mạnh, những người bạn Mỹ đến từ châu Âu, những người bạn Mexico.

Bạn cũng có thể đi du lịch đường bộ cùng các công ty du lịch địa phương. Có những hành trình dành riêng cho người cao niên, với lịch trình nhẹ nhàng. Có hành trình chung cho mọi lưới tuổi với lịch trình dày đặc hơn.

Trong các hành trình đó, chúng tôi có nhiều thời gian chia sẻ những năm tháng , kỷ niệm khi xe đi nhiều giờ qua các tiểu bang. Những buổi sáng, mọi người cùng kiểm tra sức khỏe của nhau. Lo lắng, bồn chồn khi hay tin 1 người bạn trong đoàn đêm qua tăng huyết áp đột ngột. Chúng tôi cùng đi lại tập thể dục ở khu vực bãi đậu xe ở các trạm nghĩ chân để đủ sức khỏe cho hành trình nhiều ngày. Trong những chuyến đi đến New Mexico, Oklahoma, tôi đã có thêm những người bạn người Mỹ, người Thái, người Nhật,người Hungary. Chúng tôi chia sẻ cùng nhau những món ăn của xứ sở mình và cùng thưởng thức những đặc sản địa phương.

Mùa hè, tôi có dịp tham quan thác Niagra từ bờ nước Mỹ. Khởi hành từ New York, tôi có dịp hòa chung đoàn với hành khách từ New York và các bang lân cận.

Trên xe, có 3 gia đình người Ấn Độ đi hai vợ chồng, chắc là bạn bè, hàng xóm đi chung. Họ chuẩn bị thức ăn nhẹ kiểu Ấn là bánh bột và thức ăn trưa là cơm, bánh bột chấm cà ri đặc để ăn trưa cùng nhau. Họ xách nhiều giỏ thức ăn và cố gắng tiết kiệm những khoản chi dùng không cần thiết từ bữa trưa và ăn vặt.

Cũng có hai gia đình người Hoa trẻ tuổi với con nhỏ. Người trẻ tuổi có trẻ nhỏ nên thường dùng bữa ở các nhà hàng trong khu du lịch cho tiện lợi.
Cũng có 3 chàng thanh niên đi chung với nhau. Họ cùng mang theo 1 thùng giữ lạnh to với nhiều nước uống, nước ngọt và thức ăn. Họ chia nhau khênh thùng giữ lạnh này. Khi đến đoạn đường dốc xuống tham quan thác, ba chàng để lại thùng giữ lạnh dưới gốc cây trên khu vực gần bãi đậu xe và khu nhà hàng hơn để thoải mái đi tham quan. Đến giờ trưa, họ trở lại gốc cây và cùng chia nhau nước uống và đồ ăn nhẹ.
 
Với hành trình này, chúng tôi đủ sắc tộc đã cùng nhau chia sẻ những cảnh đẹp, cùng nằm trên bãi cỏ chờ pháo hoa ở thác Niagara, cùng đi tàu vào sâu lòng thác.

Chúng tôi đã để lại những khác biệt ở nhà và cùng tuân thủ thời gian biểu của đoàn để chuyến đi thuận lợi. Chúng tôi cùng leo những con dốc dài khi tham quan công viên.

Mùa đông, tôi có dịp tham gia hành trình ngắm bắc cực quang tại Alaska và đi trên con tàu kính xuyên tiểu bang này.

Trong đoàn, chúng tôi có 2 người bạn là y tá, ba chị em người Hoa lớn tuổi, 4 cặp vợ chồng người Hoa tuổi trung niên và cao niên, một nhóm các cô gái trẻ đi cùng nhau với một người bạn Mỹ da màu.

Hai người bạn y tá ít nói, từ tốn, nhưng khi chia sẻ về âm nhạc, một trong 2 cô gái có chất giọng opera cao vút và cô đã không ngần ngại cất lời ca khi cả đoàn chờ buổi tối ở tầng ăn hầm xe lửa. Chất giọng của cô mang niềm vui và gắn kết mọi người trong khoang. Kể từ đó, đoàn người Mỹ đi cùng xe lửa cũng hòa ca một bài tiếng Mỹ. Các cô gái trẻ góp một giai điệu rộn ràng tiếng Quảng Đông. Hai vợ chồng cao niên, người chồng là một giáo sư, người vợ sau mê các điệu ca cổ hồ quảng. Bà vui mừng mang cả bản nhạc cất trong túi ra nhờ người bạn y tá mới quen giúp mình nâng giọng. Cứ như vậy, người biết hát thì cùng hòa ca, người không quen lời thì vỗ tay hòa nhịp.

Ba chị em lớn tuổi người Hoa có người chị đến từ New York, 2 người em đến thăm chị từ Đài Loan. Người chị được dịp đưa em cùng du lịch với mình.  Người chị xốc vác, thích trò chuyện và mạnh khỏe. Hai người em đi lại hơi khó khăn vì một số bệnh mản tính. Họ chăm lo cho nhau, mà còn quan tâm và lo lăng cho các bạn khác trong đoàn. Khi biết có gia đình trãi qua mất mát, cả ba chị em cùng chia sẻ lo lắng cho đứa nhỏ còn nhỏ tuổi. Bằng tấm lòng và sự ấm áp của mình, họ đã kéo mọi người đến gần nhau. Buổi tối, khi chúng tôi phải đi xe thùng dạng xe tăng có xích sắt để lên đỉnh núi đá xem bắc cực quang. Người em sợ lạnh ngồi nhiều trong lều còn người chị lăng xăng ra vào lều để quan sát bầu trời. Bà rất hân hoan khi lần đầu tiên thấy được sự rực rỡ mê hoặc của bắc cực quang nhảy múa trên bầu trời Alaska. Bà đã từng đi qua Na Uy, Phần Lan, Minesota và Alaska chính là nơi bà có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu kỳ này của đất trời. Nhìn bà giản dị, hòa đồng và chân thành, ít ai biết rằng bà sở hữu và quản lý hệ thống vựa trái cây lớn cung cấp tại thị trường New York.

Trong đoàn , có hai vợ chồng trẻ người Hoa kiệm lời, khiêm tốn đến từ California. Anh chị hay giúp nhóm ba chị em chuyển hành lý. Mọi người khi trò chuyện nhiều mới biết anh chị từng kinh doanh hai nhà hàng dimsum tại Houston trong suốt thời gian nuôi con ăn học tại các đại học hàng đầu ở bang này. Khi tụi nhỏ tốt nghiệp, anh chị chuyển qua Las Vegas ở để anh chuyên tâm trong sự nghiệp bếp bánh và bếp Nhật cho nhà hàng Sushi hàng đầu khu vực. Các cô gái trẻ hay túm tụm để xem hình những món bánh lung linh mà anh làm. Anh cũng là người hay chia sẻ cho cả đoàn những tấm ảnh thiên nhiên đẹp mà anh chụp được những nơi cả đoàn cùng đi qua.

Từng câu chuyện, từng gương mặt, từng giọng nói, tiếng cười, khi nhớ lại những người bạn trên các hành trình của mình tôi luôn thấy thật gần gũi, thân thương và ấm áp.

Tôi thấy thật hạnh phúc khi được hòa cùng mọi người và được quan sát những niềm vui hạnh phúc của mọi người quanh mình. Du lịch và thiên nhiên nước Mỹ là món quà, có đủ cho mọi người, mọi sắc tộc và thành phần.

Bạn đã sẵn sàng “cởi áo khoác” của mình để cùng mọi người hòa vào những hành trình trên khắp nước Mỹ hùng vĩ chưa ?
 
Huỳnh Thanh Tú 
 

Ý kiến bạn đọc
08/03/202418:14:34
Khách
Cho tôi thắc mắc tại sao Việt Báo không gửi càng nhiều bài Viết Về Nước Mỹ càng tốt để độc giả thưởng thức tất cả tài viết và đóng góp của các tác giả xa gần? Chứ một tuần bảy ngày mà chỉ có vài ba bài thì độc giả sẽ mòn mỏi đợi chờ. Còn việc bài thích hợp thì đã có ban giám khảo chấm điểm rồi. Như vậy mới g̣ọi là THI VIẾ́T. Miễn bài viết có liên quan đến nước Mỹ như thể lệ thi Việt Báo ghi rõ. Mà "liên quan đến nước Mỹ" thì rộng bao la, miễn là câu chuyện xảy ra ở Mỹ, hoặc đề cập đến Mỹ, hoặc nhận vật ở Mỹ.
08/03/202412:49:56
Khách
Hình như đây là quảng cáo của công ty du lịch nào đó!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,250
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Chị Linh, cũng như vài anh chị thanh niên khác trong xóm, tình nguyện giúp phường xã quản lý chúng tôi mỗi mùa sinh hoạt hè. Trong khi các anh chị khác chỉ làm qua loa, lấy lệ, vui là chính, thì chị Linh lại hăng say một cách nghiêm túc. Nhớ có lần chào cờ, chị Linh đứng nghiêm, tay phải đặt lên ngực trái, mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng, miệng còn nhẩm hát bài Quốc Ca say mê thắm thiết, làm tôi và thằng Hà bụm miệng cười, báo hại sau đó chị Linh kêu hai đứa đứng dưới cột cờ, phê bình kiểm điểm, không cho tham gia sinh hoạt bữa đó luôn. Về nhà, tụi tôi kể cho chú Bảy, ba của thằng Hà nghe, chú là thương binh thời VNCH bị cụt chân nên không phải đi “học tập cải tạo”.
Có nhiều bạn được quý mến không phải vì giàu sang, địa vị hay có tài năng mà bởi những điều dễ làm cho người khác mến mộ như lòng chân thành, sự nhẫn nại, biết lắng nghe, một cái bắt tay ấm áp với ánh mắt thân tình, một nụ cười khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, dễ chịu...
Dòng kí ức dẫn dắt chị về miền quá khứ. Chị mang theo con trai đến Mỹ lúc thằng Huy vừa tròn một tuổi để đoàn tụ với gia đình. Chị không bất ngờ nhiều về quyết định chọn trường đào tạo sĩ quan West Point của con trai vì hồi còn nhỏ, con trai chị rất thích chơi với các chú lính chì và thích trở thành một người lính khi lớn lên. Là mẫu người phụ nữ “cá chuối đắm đuối vì con”, chị đã khước từ một vài người đàn ông theo đuổi chị để dành hết tất cả tình thương cho con trai. Chị dành hết toàn bộ thời gian rảnh của mình để chăm sóc con. Chị vẫn biết rồi một ngày con trai chị sẽ rời khỏi vòng tay chị để theo đuổi ước mơ của con nhưng chị vẫn cảm thấy lo lắng khi con chị muốn đi học ở một tiểu bang xa xôi.
Một nhân viên nhà thờ Warren Presbyterian Church nói có người muốn gặp tôi. Anh xuất hiện với đôi má thỏm sâu, mắt lạc thần, đặc biệt tóc rậm rạp dựng đứng cứng như rễ tre. “Chào anh. Tôi tên Thắng. Anh tên gì?” tôi hỏi. “Em tên Trị. Em mới qua Mỹ được sáu tháng năm ngoái 2003. Em muốn chết,” anh nói trong hơi thở hổn hển, “Chị vợ em bảo lãnh hai vợ chồng em và hai đứa con em, đứa 12 tuổi, đứa 7 tuổi, rồi cho ở free dưới basement mấy tháng nay mà cứ nói nặng nói nhẹ hoài. Tụi em đi làm nhà hàng, chở nhau bằng xe đạp té lên té xuống vì tuyết. Em muốn chết.”
Kiếm sống cũng có năm bảy đường, kiếm sống vừa hợp pháp, vừa chánh mạng thì càng quý. Thế gian có nhiều nghề hợp pháp nhưng lại là tà mạng, chẳng hạn như: mua bán rượu, cần sa (tùy tiểu bang), mở hộp đêm, giết mổ gia súc, sản xuất hay mua bán vũ khí… Mình có vài người bạn làm ở hãng LM, một hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của nước Mỹ, rõ ràng là nghề hợp pháp nhưng chiếu theo lời Phật dạy thì lại không chánh mạng. Bạn mình cũng phân vân và ray rức, tuy nhiên vì lương cao, phúc lợi xã hội đầy đủ và cũng không dễ tìm được việc khác nên vẫn phải làm. Có lần bạn mình bị tai nạn đứt ngón tay, hãng bồi thường một món tiền lớn và bạn mình tâm sự: ”mình đứng máy sản xuất đạn dược, vũ khí đã gây chết chóc và thương tích cho người khác, có lẽ tai nạn này cũng là một sự trả quả”. Mình thật sự cũng chỉ biết an ủi một cách thường tình chứ cũng không biết nói gì hơn.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi đã rời quê hương để định cư ở nước ngoài thì người Việt đã xem như mất tất cả, vì họ không mang theo được gì đáng kể ngoài lòng yêu nước và di sản văn hóa, trong đó có âm nhạc được xây dựng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu con người cần có nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại thì âm nhạc chính là nhu cầu tinh thần giúp cho đời sống của họ thêm phong phú và ý nghĩa. Những bản nhạc gợi nhớ biết bao kỷ niệm một thời của từng cá nhân với quê hương, đất nước. Âm nhạc do đó chính là nhu cầu có thể nói là bức thiết đối với người lớn tuổi ở hải ngoại. Tiếng Hạc Vàng là chủ đề của cuộc thi hát do đài truyền hình SBTN thành phố Garden Grove, California tổ chức dành cho người từ 55 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ và nơi cư trú.
Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.
Tác giả Võ Phú tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Hoa Kỳ, 1994; tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Tác giả hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến