Hôm nay,  

Mùa Xuân Sang Có Hoa Anh Đào

11/04/202410:53:00(Xem: 1782)
cherry blossom
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, thy giáo hưu trí, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Ngày trước, khi còn ở quê nhà, mỗi lần nghe trên radio phát nhiều lần bài hát “Mùa hoa anh đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn, cùng với ca từ “Mùa xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu. Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào. Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào. Mình nói chuyện ngày sau...”, hay đọc bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên như : “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Trên phố đông người qua...” là lòng lại nao nao với ... “Tết đến, Xuân về”. Hoa anh đào, loài hoa biểu tượng của xứ Phù Tang, Nhật Bản, khác với hoa đào ở xứ Bắc nước ta, song cả hai đều nở vào mùa xuân, với tiết trời ấm áp, vui tươi, rộn rã của mọi loài cây lá và các loại hoa đua nhau hé nở, mang lại sinh khí vui tươi, phấn khởi cho mọi người...
Mùa xuân ở Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung đều bắt đầu từ tháng Giêng, song ở Hoa Kỳ, có lẽ mùa xuân bắt đầu từ tháng Ba, Tư, khi mà tuyết tan, giá lạnh lui dần, đồng hồ được vặn tăng thêm một giờ, và nhất là hoa anh đào ở khắp nơi trên nước Mỹ bắt đầu rộ nở, đặc biệt là “Vườn đào ở Washington DC” đua nhau khoe sắc thắm.

Theo tài liệu của Cơ quan National Park Service ( NPS) “Vườn đào Washington” được thành lập vào năm 1912 với hơn ba ngàn cây anh đào do chính phủ Nhật tặng chính phủ Hoa Kỳ nhờ vào công sức của bốn người: Tiến sĩ Jokichi Takamine (nhà hóa học nổi tiếng thế giới và người sáng lập Công ty Sankyo – Daiichi Sankyo); Tiến sĩ David Fairchild thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ; Eliza Scidmore (thành viên nữ đầu tiên của hội đồng quản trị thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia); và Đệ nhất phu nhân Helen Herron Taft.

Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.

Lễ hội hoa anh đào, có xuất xứ từ Nhật Bản từ thời xa xưa với tên gọi là “Hanami” thường diễn ra từ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư hàng năm. Hanami là từ ghép có nghĩa là “ ngắm hoa” theo tập quán chơi và ngắm hoa anh đào có từ thời “Nara” ở thế kỷ thứ 16. Ở Hoa Kỳ, mãi đến năm 1935, lễ hội hoa anh đào mới được tổ chức lần đầu tiên, nghĩa là 23 năm sau, khi đã hình thành vườn đào Washington và đến nay (năm 2024) đã tổ chức thành công 89 lần lễ hội. 89 năm thì có ít nhất là 2 lần, cây hoa anh đào được cưa bỏ để thay thế các loại cây mới có sức sống và phát triển tốt hơn, theo qui luật khắc nghiệt của thời gian, bởi lẽ, cây hoa anh đào có tuổi thọ tối đa là 30 đến 40 năm thì sẽ khô héo và lụi tàn, đấy là qui luật sinh tử, “sóng sau đè sóng trước” của vạn vật trong cõi đời này, và chắc hẳn mỗi lần phải “đốn bỏ” cây cũ để trồng lại cây mới, không khỏi để lại cho người dân Mỹ những cảm giác... trống vắng và bâng khuâng nhớ tiếc...

Sẽ nhớ tiếc biết bao những kỷ niệm của những mùa lễ hội hoa anh đào, rằng năm đó, năm đó... một mùa xuân đầy nắng ấm, có một chàng trai chân ướt, chân ráo chỉ mới vài năm đến đất nước của Nữ Thần Tự Do, duyên may đưa chàng trai ấy đến Washington D.C vào mùa hoa anh đào nở. Chàng như lạc vào mùa trẩy hội của... thần tiên, ngây ngất, mơ màng trước một trời rợp những cánh hoa anh đào màu trắng tình khôi như những làn da mịn màng của những nàng “tiên nữ”, bàng hoàng xao xuyến với màu hoa anh đào màu phấn nhạt, bên cạnh màu nước xanh bát ngát của dòng Potomac đầy nắng và gió cùng sắc đỏ hồng như môi má của những nàng con gái tuổi xuân thì bên bờ kè Tidal Basin, và cũng chính nơi đây, chàng trai làm quen với một “cô bé” mắt xanh, tóc vàng tuổi chừng đôi chín, với vốn liếng tiếng Anh còn đang... bập bẹ của mình. Nàng nghe chàng nói: “I am Vietnamese” đã sáng rực đôi mắt, ngón tay cái đưa lên luôn miệng “Good! Good!” và ửng hồng đôi má, cả khuôn mặt như đóa hoa anh đào tinh khiết khi chàng hạ thấp giọng, rụt rè câu: “ I am very pleased to meet you...”. Từ đó, họ thư qua, thư lại và hẹn với nhau mùa hoa đào năm sau, rồi năm sau nữa, rồi nàng đột ngột... biến mất, khi vốn liếng tiếng Anh của chàng trai đã giỏi hơn, có thể nói được những điều thầm kín trong ước mơ và suy nghĩ của mình!...

Năm nay hoa đào nở...”, câu thơ xưa học thời trung học ở quê nhà, chợt làm bâng khuâng hối tiếc. Em không phải là người “muôn năm cũ”, cũng không phải tuổi đời “xưa nay hiếm”, em như cô tiên trong truyện cổ tích, đã cất cánh bay về trời? Để lại một vườn đào trống vắng trong trái tim người lãng khách! Song du khách thập phương và người dân Hoa kỳ vẫn như ong, bướm bay về trẩy hội. Nhiều tà áo dài ở quê nhà và những thiếu nữ trong bộ áo kimono truyền thống của xứ sở Thái dương thần nữ cũng thấy xuất hiện trong những mùa hoa anh đào. Chàng trai năm nào bỗng nhớ đâu đó câu danh ngôn : “It does not do to dwell on dreams and forget to live.” ( Đừng bám lấy những giấc mơ mà quên mất cuộc sống hiện tại ), mà thầm nhắc mình hãy như những cánh hoa anh đào kia, lớp hoa cũ tàn úa, rơi rụng đi, thì những lớp hoa mới cứ chờ thời gian để bung nở thắm tươi mà tô điểm cuộc đời. Cám ơn hoa, cám ơn vườn đào đã nhắc nhở... “Năm nay hoa đào nở”!

Và năm nay, theo quy luật tự nhiên của cuộc sống, NPS ( Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Hoa Kỳ) lại vừa thông báo cho biết sẽ chặt bỏ khoảng 300 cây anh đào chung quanh Tidal Basin và phía tây của Công viên Potomac vì cần phải gia cố, sửa chữa bờ kè đã mục nát chung quanh hồ. Và cũng theo kế hoạch kéo dài khoảng ba năm nạo vét, tu bổ bờ kè xong sẽ trồng lại khoảng 455 cây mới, trong đó có 274 cây anh đào. Như vậy, sẽ mất nhiều năm, một khoảng “trống vắng” những cây anh đào cũ mới lại “hồi sinh” và tiếp tục nở những mùa hoa mới. Trong mắt khách thưởng ngoạn, sẽ trống vắng một “khoảng trời hoa” trong ánh mắt và cả trong trái tim. Đặc biệt là có những cây anh đào “đặc biệt”, ấn tượng hay lưu lại những kỷ niệm cá nhân mà bản thân, bạn bè, hoặc gia đình đã từng trải và gắn bó. Có thể là nơi “Lần đầu ta ghé môi hôn” (Thơ Trần Dạ Từ) hay, cái nắm tay âu yếm, vụng về, hay một bức hình chân dung nhiều kỷ niệm. Song như những quy luật của cuộc đời và cả cuộc chơi, những cây anh đào già nua, lão hóa, cần phải đốn bỏ và thay thế. Nhưng có một điều an ủi và cũng hết sức là nhân văn, bởi những người chăm sóc vườn đào, đã nghĩ đến việc, lấy thân xác những cây anh đào già nua, bị đốn bỏ, xay thành những chất mùn, vun bón trở lại cho những gốc anh đào mới trồng, nhắm giữ vững gốc và cũng coi như sự gắn kết, hy sinh để đời sau, con cháu luôn vững vàng vươn lên và tiếp nối công việc của mình. Và cứ như thế “Mỗi năm cứ đến mùa Xuân sang” anh đào lại bừng nở trong niềm vui tái ngộ của con người...

Chính Vũ

Ý kiến bạn đọc
18/04/202407:58:53
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,335
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Nhạc sĩ Cung Tiến