Hôm nay,  

Mùa Xuân Sang Có Hoa Anh Đào

11/04/202410:53:00(Xem: 1779)
cherry blossom
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, thy giáo hưu trí, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Ngày trước, khi còn ở quê nhà, mỗi lần nghe trên radio phát nhiều lần bài hát “Mùa hoa anh đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn, cùng với ca từ “Mùa xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu. Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào. Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào. Mình nói chuyện ngày sau...”, hay đọc bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên như : “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Trên phố đông người qua...” là lòng lại nao nao với ... “Tết đến, Xuân về”. Hoa anh đào, loài hoa biểu tượng của xứ Phù Tang, Nhật Bản, khác với hoa đào ở xứ Bắc nước ta, song cả hai đều nở vào mùa xuân, với tiết trời ấm áp, vui tươi, rộn rã của mọi loài cây lá và các loại hoa đua nhau hé nở, mang lại sinh khí vui tươi, phấn khởi cho mọi người...
Mùa xuân ở Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung đều bắt đầu từ tháng Giêng, song ở Hoa Kỳ, có lẽ mùa xuân bắt đầu từ tháng Ba, Tư, khi mà tuyết tan, giá lạnh lui dần, đồng hồ được vặn tăng thêm một giờ, và nhất là hoa anh đào ở khắp nơi trên nước Mỹ bắt đầu rộ nở, đặc biệt là “Vườn đào ở Washington DC” đua nhau khoe sắc thắm.

Theo tài liệu của Cơ quan National Park Service ( NPS) “Vườn đào Washington” được thành lập vào năm 1912 với hơn ba ngàn cây anh đào do chính phủ Nhật tặng chính phủ Hoa Kỳ nhờ vào công sức của bốn người: Tiến sĩ Jokichi Takamine (nhà hóa học nổi tiếng thế giới và người sáng lập Công ty Sankyo – Daiichi Sankyo); Tiến sĩ David Fairchild thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ; Eliza Scidmore (thành viên nữ đầu tiên của hội đồng quản trị thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia); và Đệ nhất phu nhân Helen Herron Taft.

Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.

Lễ hội hoa anh đào, có xuất xứ từ Nhật Bản từ thời xa xưa với tên gọi là “Hanami” thường diễn ra từ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư hàng năm. Hanami là từ ghép có nghĩa là “ ngắm hoa” theo tập quán chơi và ngắm hoa anh đào có từ thời “Nara” ở thế kỷ thứ 16. Ở Hoa Kỳ, mãi đến năm 1935, lễ hội hoa anh đào mới được tổ chức lần đầu tiên, nghĩa là 23 năm sau, khi đã hình thành vườn đào Washington và đến nay (năm 2024) đã tổ chức thành công 89 lần lễ hội. 89 năm thì có ít nhất là 2 lần, cây hoa anh đào được cưa bỏ để thay thế các loại cây mới có sức sống và phát triển tốt hơn, theo qui luật khắc nghiệt của thời gian, bởi lẽ, cây hoa anh đào có tuổi thọ tối đa là 30 đến 40 năm thì sẽ khô héo và lụi tàn, đấy là qui luật sinh tử, “sóng sau đè sóng trước” của vạn vật trong cõi đời này, và chắc hẳn mỗi lần phải “đốn bỏ” cây cũ để trồng lại cây mới, không khỏi để lại cho người dân Mỹ những cảm giác... trống vắng và bâng khuâng nhớ tiếc...

Sẽ nhớ tiếc biết bao những kỷ niệm của những mùa lễ hội hoa anh đào, rằng năm đó, năm đó... một mùa xuân đầy nắng ấm, có một chàng trai chân ướt, chân ráo chỉ mới vài năm đến đất nước của Nữ Thần Tự Do, duyên may đưa chàng trai ấy đến Washington D.C vào mùa hoa anh đào nở. Chàng như lạc vào mùa trẩy hội của... thần tiên, ngây ngất, mơ màng trước một trời rợp những cánh hoa anh đào màu trắng tình khôi như những làn da mịn màng của những nàng “tiên nữ”, bàng hoàng xao xuyến với màu hoa anh đào màu phấn nhạt, bên cạnh màu nước xanh bát ngát của dòng Potomac đầy nắng và gió cùng sắc đỏ hồng như môi má của những nàng con gái tuổi xuân thì bên bờ kè Tidal Basin, và cũng chính nơi đây, chàng trai làm quen với một “cô bé” mắt xanh, tóc vàng tuổi chừng đôi chín, với vốn liếng tiếng Anh còn đang... bập bẹ của mình. Nàng nghe chàng nói: “I am Vietnamese” đã sáng rực đôi mắt, ngón tay cái đưa lên luôn miệng “Good! Good!” và ửng hồng đôi má, cả khuôn mặt như đóa hoa anh đào tinh khiết khi chàng hạ thấp giọng, rụt rè câu: “ I am very pleased to meet you...”. Từ đó, họ thư qua, thư lại và hẹn với nhau mùa hoa đào năm sau, rồi năm sau nữa, rồi nàng đột ngột... biến mất, khi vốn liếng tiếng Anh của chàng trai đã giỏi hơn, có thể nói được những điều thầm kín trong ước mơ và suy nghĩ của mình!...

Năm nay hoa đào nở...”, câu thơ xưa học thời trung học ở quê nhà, chợt làm bâng khuâng hối tiếc. Em không phải là người “muôn năm cũ”, cũng không phải tuổi đời “xưa nay hiếm”, em như cô tiên trong truyện cổ tích, đã cất cánh bay về trời? Để lại một vườn đào trống vắng trong trái tim người lãng khách! Song du khách thập phương và người dân Hoa kỳ vẫn như ong, bướm bay về trẩy hội. Nhiều tà áo dài ở quê nhà và những thiếu nữ trong bộ áo kimono truyền thống của xứ sở Thái dương thần nữ cũng thấy xuất hiện trong những mùa hoa anh đào. Chàng trai năm nào bỗng nhớ đâu đó câu danh ngôn : “It does not do to dwell on dreams and forget to live.” ( Đừng bám lấy những giấc mơ mà quên mất cuộc sống hiện tại ), mà thầm nhắc mình hãy như những cánh hoa anh đào kia, lớp hoa cũ tàn úa, rơi rụng đi, thì những lớp hoa mới cứ chờ thời gian để bung nở thắm tươi mà tô điểm cuộc đời. Cám ơn hoa, cám ơn vườn đào đã nhắc nhở... “Năm nay hoa đào nở”!

Và năm nay, theo quy luật tự nhiên của cuộc sống, NPS ( Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Hoa Kỳ) lại vừa thông báo cho biết sẽ chặt bỏ khoảng 300 cây anh đào chung quanh Tidal Basin và phía tây của Công viên Potomac vì cần phải gia cố, sửa chữa bờ kè đã mục nát chung quanh hồ. Và cũng theo kế hoạch kéo dài khoảng ba năm nạo vét, tu bổ bờ kè xong sẽ trồng lại khoảng 455 cây mới, trong đó có 274 cây anh đào. Như vậy, sẽ mất nhiều năm, một khoảng “trống vắng” những cây anh đào cũ mới lại “hồi sinh” và tiếp tục nở những mùa hoa mới. Trong mắt khách thưởng ngoạn, sẽ trống vắng một “khoảng trời hoa” trong ánh mắt và cả trong trái tim. Đặc biệt là có những cây anh đào “đặc biệt”, ấn tượng hay lưu lại những kỷ niệm cá nhân mà bản thân, bạn bè, hoặc gia đình đã từng trải và gắn bó. Có thể là nơi “Lần đầu ta ghé môi hôn” (Thơ Trần Dạ Từ) hay, cái nắm tay âu yếm, vụng về, hay một bức hình chân dung nhiều kỷ niệm. Song như những quy luật của cuộc đời và cả cuộc chơi, những cây anh đào già nua, lão hóa, cần phải đốn bỏ và thay thế. Nhưng có một điều an ủi và cũng hết sức là nhân văn, bởi những người chăm sóc vườn đào, đã nghĩ đến việc, lấy thân xác những cây anh đào già nua, bị đốn bỏ, xay thành những chất mùn, vun bón trở lại cho những gốc anh đào mới trồng, nhắm giữ vững gốc và cũng coi như sự gắn kết, hy sinh để đời sau, con cháu luôn vững vàng vươn lên và tiếp nối công việc của mình. Và cứ như thế “Mỗi năm cứ đến mùa Xuân sang” anh đào lại bừng nở trong niềm vui tái ngộ của con người...

Chính Vũ

Ý kiến bạn đọc
18/04/202407:58:53
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,256
Qua báo chí, tôi được biết Yellowstone là một vùng đất rộng nằm ở Tây Bắc Tiểu bang Wyoming, nơi mà cách đây mấy ngàn năm đã có sự hoạt động của một núi lửa lớn với miệng núi đường kính dài 30km. Người ta tưởng tượng rằng nếu giờ này mà nó thức giấc thì cả miền Bắc Mỹ sẽ không còn. Tôi ao ước có dịp sẽ đến đây để tận mắt nhìn những kỳ tích đẹp và hùng vĩ mà núi lửa đã lưu lại sau hơn mấy ngàn năm ngưng hoạt đông, nhưng chưa bao giờ có cơ hội. Năm nay, nhân ngày lễ Memorial, con gái tôi đã sắp xếp xin nghỉ một tuần để lấy tour cùng đi thăm danh lam thắng cảnh này.
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
Nhạc sĩ Cung Tiến