Hôm nay,  

Mùa Xuân Sang Có Hoa Anh Đào

11/04/202410:53:00(Xem: 1778)
cherry blossom
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, thy giáo hưu trí, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Ngày trước, khi còn ở quê nhà, mỗi lần nghe trên radio phát nhiều lần bài hát “Mùa hoa anh đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn, cùng với ca từ “Mùa xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu. Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào. Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào. Mình nói chuyện ngày sau...”, hay đọc bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên như : “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Trên phố đông người qua...” là lòng lại nao nao với ... “Tết đến, Xuân về”. Hoa anh đào, loài hoa biểu tượng của xứ Phù Tang, Nhật Bản, khác với hoa đào ở xứ Bắc nước ta, song cả hai đều nở vào mùa xuân, với tiết trời ấm áp, vui tươi, rộn rã của mọi loài cây lá và các loại hoa đua nhau hé nở, mang lại sinh khí vui tươi, phấn khởi cho mọi người...
Mùa xuân ở Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung đều bắt đầu từ tháng Giêng, song ở Hoa Kỳ, có lẽ mùa xuân bắt đầu từ tháng Ba, Tư, khi mà tuyết tan, giá lạnh lui dần, đồng hồ được vặn tăng thêm một giờ, và nhất là hoa anh đào ở khắp nơi trên nước Mỹ bắt đầu rộ nở, đặc biệt là “Vườn đào ở Washington DC” đua nhau khoe sắc thắm.

Theo tài liệu của Cơ quan National Park Service ( NPS) “Vườn đào Washington” được thành lập vào năm 1912 với hơn ba ngàn cây anh đào do chính phủ Nhật tặng chính phủ Hoa Kỳ nhờ vào công sức của bốn người: Tiến sĩ Jokichi Takamine (nhà hóa học nổi tiếng thế giới và người sáng lập Công ty Sankyo – Daiichi Sankyo); Tiến sĩ David Fairchild thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ; Eliza Scidmore (thành viên nữ đầu tiên của hội đồng quản trị thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia); và Đệ nhất phu nhân Helen Herron Taft.

Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.

Lễ hội hoa anh đào, có xuất xứ từ Nhật Bản từ thời xa xưa với tên gọi là “Hanami” thường diễn ra từ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư hàng năm. Hanami là từ ghép có nghĩa là “ ngắm hoa” theo tập quán chơi và ngắm hoa anh đào có từ thời “Nara” ở thế kỷ thứ 16. Ở Hoa Kỳ, mãi đến năm 1935, lễ hội hoa anh đào mới được tổ chức lần đầu tiên, nghĩa là 23 năm sau, khi đã hình thành vườn đào Washington và đến nay (năm 2024) đã tổ chức thành công 89 lần lễ hội. 89 năm thì có ít nhất là 2 lần, cây hoa anh đào được cưa bỏ để thay thế các loại cây mới có sức sống và phát triển tốt hơn, theo qui luật khắc nghiệt của thời gian, bởi lẽ, cây hoa anh đào có tuổi thọ tối đa là 30 đến 40 năm thì sẽ khô héo và lụi tàn, đấy là qui luật sinh tử, “sóng sau đè sóng trước” của vạn vật trong cõi đời này, và chắc hẳn mỗi lần phải “đốn bỏ” cây cũ để trồng lại cây mới, không khỏi để lại cho người dân Mỹ những cảm giác... trống vắng và bâng khuâng nhớ tiếc...

Sẽ nhớ tiếc biết bao những kỷ niệm của những mùa lễ hội hoa anh đào, rằng năm đó, năm đó... một mùa xuân đầy nắng ấm, có một chàng trai chân ướt, chân ráo chỉ mới vài năm đến đất nước của Nữ Thần Tự Do, duyên may đưa chàng trai ấy đến Washington D.C vào mùa hoa anh đào nở. Chàng như lạc vào mùa trẩy hội của... thần tiên, ngây ngất, mơ màng trước một trời rợp những cánh hoa anh đào màu trắng tình khôi như những làn da mịn màng của những nàng “tiên nữ”, bàng hoàng xao xuyến với màu hoa anh đào màu phấn nhạt, bên cạnh màu nước xanh bát ngát của dòng Potomac đầy nắng và gió cùng sắc đỏ hồng như môi má của những nàng con gái tuổi xuân thì bên bờ kè Tidal Basin, và cũng chính nơi đây, chàng trai làm quen với một “cô bé” mắt xanh, tóc vàng tuổi chừng đôi chín, với vốn liếng tiếng Anh còn đang... bập bẹ của mình. Nàng nghe chàng nói: “I am Vietnamese” đã sáng rực đôi mắt, ngón tay cái đưa lên luôn miệng “Good! Good!” và ửng hồng đôi má, cả khuôn mặt như đóa hoa anh đào tinh khiết khi chàng hạ thấp giọng, rụt rè câu: “ I am very pleased to meet you...”. Từ đó, họ thư qua, thư lại và hẹn với nhau mùa hoa đào năm sau, rồi năm sau nữa, rồi nàng đột ngột... biến mất, khi vốn liếng tiếng Anh của chàng trai đã giỏi hơn, có thể nói được những điều thầm kín trong ước mơ và suy nghĩ của mình!...

Năm nay hoa đào nở...”, câu thơ xưa học thời trung học ở quê nhà, chợt làm bâng khuâng hối tiếc. Em không phải là người “muôn năm cũ”, cũng không phải tuổi đời “xưa nay hiếm”, em như cô tiên trong truyện cổ tích, đã cất cánh bay về trời? Để lại một vườn đào trống vắng trong trái tim người lãng khách! Song du khách thập phương và người dân Hoa kỳ vẫn như ong, bướm bay về trẩy hội. Nhiều tà áo dài ở quê nhà và những thiếu nữ trong bộ áo kimono truyền thống của xứ sở Thái dương thần nữ cũng thấy xuất hiện trong những mùa hoa anh đào. Chàng trai năm nào bỗng nhớ đâu đó câu danh ngôn : “It does not do to dwell on dreams and forget to live.” ( Đừng bám lấy những giấc mơ mà quên mất cuộc sống hiện tại ), mà thầm nhắc mình hãy như những cánh hoa anh đào kia, lớp hoa cũ tàn úa, rơi rụng đi, thì những lớp hoa mới cứ chờ thời gian để bung nở thắm tươi mà tô điểm cuộc đời. Cám ơn hoa, cám ơn vườn đào đã nhắc nhở... “Năm nay hoa đào nở”!

Và năm nay, theo quy luật tự nhiên của cuộc sống, NPS ( Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Hoa Kỳ) lại vừa thông báo cho biết sẽ chặt bỏ khoảng 300 cây anh đào chung quanh Tidal Basin và phía tây của Công viên Potomac vì cần phải gia cố, sửa chữa bờ kè đã mục nát chung quanh hồ. Và cũng theo kế hoạch kéo dài khoảng ba năm nạo vét, tu bổ bờ kè xong sẽ trồng lại khoảng 455 cây mới, trong đó có 274 cây anh đào. Như vậy, sẽ mất nhiều năm, một khoảng “trống vắng” những cây anh đào cũ mới lại “hồi sinh” và tiếp tục nở những mùa hoa mới. Trong mắt khách thưởng ngoạn, sẽ trống vắng một “khoảng trời hoa” trong ánh mắt và cả trong trái tim. Đặc biệt là có những cây anh đào “đặc biệt”, ấn tượng hay lưu lại những kỷ niệm cá nhân mà bản thân, bạn bè, hoặc gia đình đã từng trải và gắn bó. Có thể là nơi “Lần đầu ta ghé môi hôn” (Thơ Trần Dạ Từ) hay, cái nắm tay âu yếm, vụng về, hay một bức hình chân dung nhiều kỷ niệm. Song như những quy luật của cuộc đời và cả cuộc chơi, những cây anh đào già nua, lão hóa, cần phải đốn bỏ và thay thế. Nhưng có một điều an ủi và cũng hết sức là nhân văn, bởi những người chăm sóc vườn đào, đã nghĩ đến việc, lấy thân xác những cây anh đào già nua, bị đốn bỏ, xay thành những chất mùn, vun bón trở lại cho những gốc anh đào mới trồng, nhắm giữ vững gốc và cũng coi như sự gắn kết, hy sinh để đời sau, con cháu luôn vững vàng vươn lên và tiếp nối công việc của mình. Và cứ như thế “Mỗi năm cứ đến mùa Xuân sang” anh đào lại bừng nở trong niềm vui tái ngộ của con người...

Chính Vũ

Ý kiến bạn đọc
18/04/202407:58:53
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,256
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết...Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri. Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến