Hôm nay,  

Đại hội Thánh Mẫu Missouri

27/05/202422:33:00(Xem: 5118)

IMG_20230804_095540101 (1) 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.

 

*

Quí vị ơi! Đại hội Thánh Mẫu Missouri luôn luôn tổ chức vào đầu tháng Tám mỗi năm trong 3 ngày: Thứ Năm (lễ khai mạc 7pm), Thứ Sáu (các thánh lễ), thứ Bảy (rước kiệu Đức Mẹ), sáng Chủ Nhật lễ bế mạc ngắn gọn, chấm dứt 9am. Năm ngoái tôi được tham dự Đại hội Thánh mẫu Missouri lần thứ 44, vui lắm quí vị ơi.
 
Đại hội thứ 45 sẽ bắt đầu từ ngày 1-4 tháng Tám năm 2024, lúc đó trường học chưa bắt đầu. Tiếc quá, tôi không tham dự được, vì phải tham dự họp mặt với các bạn học cũ ở SJ. Nhưng tôi vẫn nhớ mồn một từng câu chuyện lời nói của các Cha Phạm Quang Hồng, Bùi Thế Toàn, Nguyễn Khắc Hy.
 
Từ ngày di cư vào Nam, tuy là người ngoại đạo, nhưng gia đình tôi luôn ở trong khu vực toàn người Công Giáo. Từ tiểu học cho hết trung học tôi theo học ở các trường Công Giáo hiệu trưởng là các Linh Mục. Mỗi tuần đều được nghe kể chuyện về cuộc đời các Thánh, còn lễ lộc thì khỏi nói, tôi rành “sáu câu “. Lễ tro, lễ Lá, Giáng Sinh. Kinh kính mừng Maria thuộc làu làu từ hồi còn nhỏ xíu. Chơi với toàn bạn họ Đạo nên Chủ Nhật nào cũng đi lễ với bạn (vì sau đó mới được đi học cắm hoa, coi phim), chỉ khác một điều là không lên nhận bánh Thánh. Tôi biết tất cả các nhà thờ trong khu vực Saigon, Gò Vấp.
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Tôi gọi các bạn đạo ở các tiểu bang xa GA, CA…đi chưa? Đi chưa? Như một niềm hãnh diện chỉ mình may mắn có được. Các bạn tôi “xì“ một hơi dài:
 
- Đi nhiều lần rồi.
 
- Đi bằng gì? Máy bay.
 
Vào Google, chỉ gõ: Đại hội Thánh Mẫu Missouri (ĐHTM) 2024. Là quí vị sẽ có đầy đủ chi tiết. Đi bằng máy bay tùy tiểu bang xuất phát, tới phi trường nào, chọn khách sạn nào…
 
Tôi là một “bà già” trên 70, nhưng vẫn “nhẩy cỡn“ mừng vui khi biết mình chắc chắn được dự ĐHTM Missouri. Cả gia đình cô em dâu, trong đó bà mẹ hơn tôi một giáp cũng đi, thì cỡ tôi là “đồ bỏ”. Không những thế, ròng rã mấy chục năm qua Mỹ, năm nào bà cũng đi.
 
Nay tôi xin kể lại mọi chuyện mà tại sao ĐHTM Missouri có ảnh hưởng lớn như thế nào.
 
Khi sống ở hải ngoại, dù ở CA có gần 1 triệu người Việt ở khắp mấy tỉnh (county) khác nhau, nhưng không thể nào quí vị thấy có buổi “cắm trại“ nào có tới 100 ngàn người tham dự. Tha hồ nói tiếng Việt, ăn các món ăn Việt mà không tìm ra ở một số tiểu bang ít người Việt. Chẳng hạn món hột vịt lộn và ốc hương, sò huyết…nhiều lắm tôi không thể nào nhớ hết.
 
Từng dãy lều trải dài trong công viên lớn mấy mẫu Tây, không hề xảy ra bất kỳ chuyện ồn ào lộn xộn. Tất cả già trẻ lớn bé tham gia phục vụ cho sinh hoạt của đại hội đều là những người tình nguyện. Từ những em trong độ tuổi tiểu học, trung học, đại học, cho đến lớp thanh niên thanh nữ, thợ chuyên nghiệp có tới mấy ngàn người. Mỗi người làm việc theo khả năng của mình, nhỏ thì bưng tô dọn bàn trong các lều bán thức ăn của nhà thờ. Không có lều nào của tư nhân được phép vào buôn bán, chỉ có các giáo xứ. Vì một lý do duy nhất tiền lời thu được để làm việc công ích cho giáo xứ.
 
Bình thường chúng ta gặp Sơ và Cha trong tác phong nghiêm trang đạo mạo. Nhưng đến ĐHTM Missouri, quí vị sẽ thấy Sơ đứng nấu và bán xôi, Cha bán bắp hay theo phụ xe đổ rác. Vì có tới 100 ngàn người tham dự, nên cứ 15’ là có một xe rác đi ngang. Người tình nguyện đã có mặt từ tuần trước, không biết họ được huấn luyện ra sao, nhưng mọi chuyện đều ăn khớp nhịp nhàng.
 
Lều của các em nhỏ, lều của các anh chị lớn. Công viên rộng mấy mẫu Tây, sắp xếp các dẫy lều chạy dài như cư xá. Mỗi lều có địa chỉ đàng hoàng, tôi tò mò đọc tên treo ở cửa lều, nhận ra những tên quen thuộc ngày xưa còn trong nước, dạ bồi hồi như “xa xứ ngộ cố tri “, khu Ngã Ba ông Tạ, Gò Vấp…
 
Gặp một cô ngơ ngác đi tìm người quen, cô chỉ biết số lều. Tôi la trời:
- Còn tên đường nữa? Công viên lớn mênh mông thế này, làm sao đi hết.
 
Tôi đành chỉ cô lên ‘phòng thông tin ‘nhờ gọi bằng loa phóng thanh, may ra tìm ra. Loa phóng thanh được gắn tới từng dẫy lều. Các trụ điện khắp nơi, không biết công suất bao nhiêu, nhưng người ta cắm chi chít đủ loại đồ điện: freezer, máy lạnh, bếp điện, lò nướng, ấm điện, quạt máy…Mà chẳng hề hấn gì.
 
Mỗi ngày còn có xe bus của đại hội chở mọi người ra khu chợ gần đó, để mua những thứ cần thiết: nước chai, ice, trái cây… chỉ ngày đầu tiên là Walmart ở đó trống trơn. Mọi thứ hết sạch sành sanh túi xách, dù, quạt máy, thùng đựng nước đá.
Các dãy nhà vệ sinh & phòng tắm (có nước nóng đàng hoàng) lúc nào cũng có người.
 
Trẻ em thì mướn electric scooter chạy trong các con đường tráng nhựa khu đại hội. Cảnh sát chận các ngõ không cho xe hơi đi vào khu sinh hoạt ĐHTM.
 
Tối thứ Năm cỡ 6pm, lễ khai mạc. Sáng thứ Sáu bắt đầu Thánh Lễ, mọi người lục tục mang ghế (xếp) ra giành chỗ trước khán đài.
 
Thánh Lễ rất long trọng, có tới 3 Giám Mục hành lễ, trong đó có một Giám Mục đến từ VN. Dĩ nhiên phải có mặt vị Giám Mục cai quản giáo xứ sở tại (người Mỹ). Một ca đoàn hùng hậu, mà ca viên từ giáo xứ của các tiểu bang khắp nước Mỹ tham gia.
 
Đứng dưới khu vực gần khán đài, tôi thấy bên cánh trái có cả trăm Cha mặc áo chùng trắng, mỗi Cha có một em trai hay một em gái đứng sát bên phụ việc.
 
Trong suốt buổi lễ, tôi chăm chú nghe, cho tới khi mọi người nhận bánh Thánh, thì tôi mới vỡ lẽ. Phải cần cả trăm Cha, mới đủ len lỏi khắp các hàng ghế bên dưới cho mọi người nhận bánh Thánh.
 
Thánh Lễ cử hành buổi sáng, buổi chiều mọi người tự do. Nhìn vào chương trình, có buổi nói chuyện của Cha Phạm Quang Hồng, Cha Bùi Thế Toàn, Cha Nguyễn Khắc Hy.
 
Dù ngoại đạo, tôi  vẫn nghe các Cha nói chuyện trên Youtube. Bữa nay mới thực sự được diện kiến nhìn thấy các Cha bằng xương bằng thịt, thật là hãnh diện. Tôi gọi khoe với các bạn Công Giáo, các Cha nói chuyện vui ơi là vui.
 
Sáng thứ Bảy là lễ cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. Không thể tưởng tượng đoàn người lũ lượt đi theo kiệu rước, kiên nhẫn như thế nào. Rước kiệu quanh khu vực làm lễ, không biết bao nhiêu cây số, có đủ các đoàn thể từ các tiểu bang trong nước MỸ, và Canada. Người bệnh, cụ già ngồi xe lăn, có cả xe đẩy em bé. Mọi người vừa đi vừa đọc kinh dưới trời nắng chang chang.
 
Đi ĐHTM Missouri để thán phục, ngưỡng mộ tất cả mọi người có mặt ở đó. Từ những Cha quyền cao đức trọng, cho đến những người phục vụ không ai nề hà so bì nặng nhọc. Nét mặt ai cũng hân hoan, không ai quản ngại dọn nhà vệ sinh hay hốt rác.
 
Tất cả đều cho tha nhân. Ai cũng có niềm tin tuyệt đối Đức Mẹ giang tay bảo vệ đàn con dưới trần, bằng cớ là buổi tối thứ Sáu, mưa giông mù mịt, trong lều phải dồn ghế tránh chỗ dột. Sấm sét ầm ầm, nước tuôn như thác lũ, vậy mà điện không tắt, gần sáng trời quang mây tạnh, như không hề có chuyện gì xảy ra tối qua.
 
Chỉ khán đài mới có mái che,còn tất cả con chiên đều ngồi che dù dưới sân. Mưa suốt đêm, gần sáng ngưng hẳn, mọi người lại tíu tít gọi nhau đi rước kiệu. Tối thứ Bảy còn có các ca sĩ của Thúy Nga Paris tới tham gia biểu diễn.
 
Chỉ đến tận nơi mới cảm nhận được lòng cảm phục, sự quyết tâm của các Cha dòng Đồng Công mang giáo dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, rồi lại bôn ba xứ người sau 75. Với biết bao khó khăn chồng chất, các Cha vẫn gầy dựng lại được một nơi, là điểm hẹn cho mọi người Công Giáo mỗi năm vào đầu tháng Tám đến Missouri để cung nghinh Đức Mẹ.
 
Nếu giáo xứ nơi bạn ở không có tổ chức, thì bạn hỏi thăm tiểu bang nào có nhà thờ tổ chức, xin đi theo, bay qua đó, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Nhiều gia đình mướn các xe RV (có chỗ đậu đàng hoàng) lái tới đó, khỏi cần ngủ lều.
 
Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết.
 
Riêng tôi ở NJ, bay qua Ohio. Nhà thờ VN ở Ohio Cincinnati nơi em dâu tôi ở, năm nào cũng tổ chức tham dự ĐHTM Missouri (suốt 20 năm), đi bằng xe buýt 12 tiếng, vậy mà vẫn có nhiều cụ già  chịu ngồi bó giò trên xe, cũng đủ khâm phục quyết tâm của các cụ.
 
Lều và ghế do ban tổ chức đại hội cung cấp. Tiền xe và lều là 200 USD, nếu muốn nằm ghế bố trả thêm 25đô. Cô em dâu và tôi hà tiện nằm đất, nhờ mang theo tấm nylon. Hihi đất lồi lõm, đá lởm chởm, đau lưng, vì tội keo kiệt, không hề nghĩ kiến bò, mưa ngập, tha hồ đứng. May sao có 2 ghế bố bỏ trống, cũng đỡ khổ.
 
Lều nào cũng rất kiên cố, được giữ bằng các cọc sắt lớn, dài cỡ nửa thước. Nhà thờ chỉ lo phần xe. Trong mỗi lều có 2 trụ điện với nhiều ổ cắm, người ta cắm chi chít đủ thứ đồ dùng xài điện: ấm nấu nước sôi để uống cà phê hay ăn mì gói. Nồi cơm, quạt bàn…có lều còn mang theo freezer đựng thức ăn.
 
Có gia đình không mướn xe RV, dùng xe Van, gỡ tấm kính phía ghế cạnh chỗ tài xế. Gắn cái máy lạnh nhỏ rồi dùng băng keo dán chung quanh, mang theo dây nối, cắm vô trụ điện. Họ chỉ trả tiền lều và ghế bố thôi. Cái xe này sẽ là căn phòng có máy lạnh cho con nít. Ban tổ chức dành một phòng có máy lạnh cho các cụ lớn tuổi không chịu nổi sức nóng bên ngoài, nhưng con cháu không được ở chung.
 
Rất nhiều người đã tìm ra được người quen trong dịp đi dự đại hội,do tình cờ hay nhờ gọi nhau trước, quả là nhất cử tam tứ tiện. Ban tổ chức dự trù mọi tình huống có thể xảy ra, có phòng y tế, phòng thông tin. Các con chiên được lo chu đáo như Đức Mẹ lo cho đàn con nhỏ.
 
Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri.
 
Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi.
 

Lại thị Mơ

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
05/07/202419:04:05
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay..
04/07/202402:08:52
Khách
Bà/ông chỉ nghe người ta nói thôi (nhiều khi cố tình để bôi bác). Cha mẹ ông bà mỗi khi nói chuyện với con là linh mục thì thường xưng mẹ, bố và gọi người con linh mục là cha, hoặc là con như những người con khác (vì là một danh từ chung chỉ một vị linh mục Công Giáo), và xưng là mẹ hoặc bố. Thí dụ: Cha cầm cho mẹ cái chén. Hay người bố bảo: Cha cứ ăn trước đi, chút nữa bố ăn sau vì đi có chút việc. Anh chị em trong nhà cũng vậy. Thường thì các anh chị em khi nói với vị linh mục thì xưng anh và em với nhau. Những lúc bố hoặc mẹ gọi bằng cha cách trịnh trọng là những lời đọc và thưa cùng với cộng đoàn trong thánh lễ mà thôi. Các linh mục khi nói với ông bà, cha mẹ luôn luôn xưng mình là con cháu như những người khác, chứ làm gì có sự láo lếu là xưng tôi với các bậc bề trên như bạn nghĩ.
03/06/202402:01:42
Khách
Tôi có nghe mà không biết có đúng không thì cha mẹ các linh mục VN phải xưng con và gọi nguời con linh mục là cha, trong khi linh mục nói chuyện với cha mẹ thì xưng tôi. Bạn bè thân từ nhỏ nguời không có đạo thì vẫn quen xưng mày tao với ông linh mục. Chỉ có tiếng Việt là có vấn đề ngôi thứ vi` tiếng ngoại quốc chỉ có I, You, Je, Tu, Moi (Moa), Toi (Toa).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,463
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Nhạc sĩ Cung Tiến