Hôm nay,  

Đại hội Thánh Mẫu Missouri

27/05/202422:33:00(Xem: 5115)

IMG_20230804_095540101 (1) 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.

 

*

Quí vị ơi! Đại hội Thánh Mẫu Missouri luôn luôn tổ chức vào đầu tháng Tám mỗi năm trong 3 ngày: Thứ Năm (lễ khai mạc 7pm), Thứ Sáu (các thánh lễ), thứ Bảy (rước kiệu Đức Mẹ), sáng Chủ Nhật lễ bế mạc ngắn gọn, chấm dứt 9am. Năm ngoái tôi được tham dự Đại hội Thánh mẫu Missouri lần thứ 44, vui lắm quí vị ơi.
 
Đại hội thứ 45 sẽ bắt đầu từ ngày 1-4 tháng Tám năm 2024, lúc đó trường học chưa bắt đầu. Tiếc quá, tôi không tham dự được, vì phải tham dự họp mặt với các bạn học cũ ở SJ. Nhưng tôi vẫn nhớ mồn một từng câu chuyện lời nói của các Cha Phạm Quang Hồng, Bùi Thế Toàn, Nguyễn Khắc Hy.
 
Từ ngày di cư vào Nam, tuy là người ngoại đạo, nhưng gia đình tôi luôn ở trong khu vực toàn người Công Giáo. Từ tiểu học cho hết trung học tôi theo học ở các trường Công Giáo hiệu trưởng là các Linh Mục. Mỗi tuần đều được nghe kể chuyện về cuộc đời các Thánh, còn lễ lộc thì khỏi nói, tôi rành “sáu câu “. Lễ tro, lễ Lá, Giáng Sinh. Kinh kính mừng Maria thuộc làu làu từ hồi còn nhỏ xíu. Chơi với toàn bạn họ Đạo nên Chủ Nhật nào cũng đi lễ với bạn (vì sau đó mới được đi học cắm hoa, coi phim), chỉ khác một điều là không lên nhận bánh Thánh. Tôi biết tất cả các nhà thờ trong khu vực Saigon, Gò Vấp.
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Tôi gọi các bạn đạo ở các tiểu bang xa GA, CA…đi chưa? Đi chưa? Như một niềm hãnh diện chỉ mình may mắn có được. Các bạn tôi “xì“ một hơi dài:
 
- Đi nhiều lần rồi.
 
- Đi bằng gì? Máy bay.
 
Vào Google, chỉ gõ: Đại hội Thánh Mẫu Missouri (ĐHTM) 2024. Là quí vị sẽ có đầy đủ chi tiết. Đi bằng máy bay tùy tiểu bang xuất phát, tới phi trường nào, chọn khách sạn nào…
 
Tôi là một “bà già” trên 70, nhưng vẫn “nhẩy cỡn“ mừng vui khi biết mình chắc chắn được dự ĐHTM Missouri. Cả gia đình cô em dâu, trong đó bà mẹ hơn tôi một giáp cũng đi, thì cỡ tôi là “đồ bỏ”. Không những thế, ròng rã mấy chục năm qua Mỹ, năm nào bà cũng đi.
 
Nay tôi xin kể lại mọi chuyện mà tại sao ĐHTM Missouri có ảnh hưởng lớn như thế nào.
 
Khi sống ở hải ngoại, dù ở CA có gần 1 triệu người Việt ở khắp mấy tỉnh (county) khác nhau, nhưng không thể nào quí vị thấy có buổi “cắm trại“ nào có tới 100 ngàn người tham dự. Tha hồ nói tiếng Việt, ăn các món ăn Việt mà không tìm ra ở một số tiểu bang ít người Việt. Chẳng hạn món hột vịt lộn và ốc hương, sò huyết…nhiều lắm tôi không thể nào nhớ hết.
 
Từng dãy lều trải dài trong công viên lớn mấy mẫu Tây, không hề xảy ra bất kỳ chuyện ồn ào lộn xộn. Tất cả già trẻ lớn bé tham gia phục vụ cho sinh hoạt của đại hội đều là những người tình nguyện. Từ những em trong độ tuổi tiểu học, trung học, đại học, cho đến lớp thanh niên thanh nữ, thợ chuyên nghiệp có tới mấy ngàn người. Mỗi người làm việc theo khả năng của mình, nhỏ thì bưng tô dọn bàn trong các lều bán thức ăn của nhà thờ. Không có lều nào của tư nhân được phép vào buôn bán, chỉ có các giáo xứ. Vì một lý do duy nhất tiền lời thu được để làm việc công ích cho giáo xứ.
 
Bình thường chúng ta gặp Sơ và Cha trong tác phong nghiêm trang đạo mạo. Nhưng đến ĐHTM Missouri, quí vị sẽ thấy Sơ đứng nấu và bán xôi, Cha bán bắp hay theo phụ xe đổ rác. Vì có tới 100 ngàn người tham dự, nên cứ 15’ là có một xe rác đi ngang. Người tình nguyện đã có mặt từ tuần trước, không biết họ được huấn luyện ra sao, nhưng mọi chuyện đều ăn khớp nhịp nhàng.
 
Lều của các em nhỏ, lều của các anh chị lớn. Công viên rộng mấy mẫu Tây, sắp xếp các dẫy lều chạy dài như cư xá. Mỗi lều có địa chỉ đàng hoàng, tôi tò mò đọc tên treo ở cửa lều, nhận ra những tên quen thuộc ngày xưa còn trong nước, dạ bồi hồi như “xa xứ ngộ cố tri “, khu Ngã Ba ông Tạ, Gò Vấp…
 
Gặp một cô ngơ ngác đi tìm người quen, cô chỉ biết số lều. Tôi la trời:
- Còn tên đường nữa? Công viên lớn mênh mông thế này, làm sao đi hết.
 
Tôi đành chỉ cô lên ‘phòng thông tin ‘nhờ gọi bằng loa phóng thanh, may ra tìm ra. Loa phóng thanh được gắn tới từng dẫy lều. Các trụ điện khắp nơi, không biết công suất bao nhiêu, nhưng người ta cắm chi chít đủ loại đồ điện: freezer, máy lạnh, bếp điện, lò nướng, ấm điện, quạt máy…Mà chẳng hề hấn gì.
 
Mỗi ngày còn có xe bus của đại hội chở mọi người ra khu chợ gần đó, để mua những thứ cần thiết: nước chai, ice, trái cây… chỉ ngày đầu tiên là Walmart ở đó trống trơn. Mọi thứ hết sạch sành sanh túi xách, dù, quạt máy, thùng đựng nước đá.
Các dãy nhà vệ sinh & phòng tắm (có nước nóng đàng hoàng) lúc nào cũng có người.
 
Trẻ em thì mướn electric scooter chạy trong các con đường tráng nhựa khu đại hội. Cảnh sát chận các ngõ không cho xe hơi đi vào khu sinh hoạt ĐHTM.
 
Tối thứ Năm cỡ 6pm, lễ khai mạc. Sáng thứ Sáu bắt đầu Thánh Lễ, mọi người lục tục mang ghế (xếp) ra giành chỗ trước khán đài.
 
Thánh Lễ rất long trọng, có tới 3 Giám Mục hành lễ, trong đó có một Giám Mục đến từ VN. Dĩ nhiên phải có mặt vị Giám Mục cai quản giáo xứ sở tại (người Mỹ). Một ca đoàn hùng hậu, mà ca viên từ giáo xứ của các tiểu bang khắp nước Mỹ tham gia.
 
Đứng dưới khu vực gần khán đài, tôi thấy bên cánh trái có cả trăm Cha mặc áo chùng trắng, mỗi Cha có một em trai hay một em gái đứng sát bên phụ việc.
 
Trong suốt buổi lễ, tôi chăm chú nghe, cho tới khi mọi người nhận bánh Thánh, thì tôi mới vỡ lẽ. Phải cần cả trăm Cha, mới đủ len lỏi khắp các hàng ghế bên dưới cho mọi người nhận bánh Thánh.
 
Thánh Lễ cử hành buổi sáng, buổi chiều mọi người tự do. Nhìn vào chương trình, có buổi nói chuyện của Cha Phạm Quang Hồng, Cha Bùi Thế Toàn, Cha Nguyễn Khắc Hy.
 
Dù ngoại đạo, tôi  vẫn nghe các Cha nói chuyện trên Youtube. Bữa nay mới thực sự được diện kiến nhìn thấy các Cha bằng xương bằng thịt, thật là hãnh diện. Tôi gọi khoe với các bạn Công Giáo, các Cha nói chuyện vui ơi là vui.
 
Sáng thứ Bảy là lễ cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. Không thể tưởng tượng đoàn người lũ lượt đi theo kiệu rước, kiên nhẫn như thế nào. Rước kiệu quanh khu vực làm lễ, không biết bao nhiêu cây số, có đủ các đoàn thể từ các tiểu bang trong nước MỸ, và Canada. Người bệnh, cụ già ngồi xe lăn, có cả xe đẩy em bé. Mọi người vừa đi vừa đọc kinh dưới trời nắng chang chang.
 
Đi ĐHTM Missouri để thán phục, ngưỡng mộ tất cả mọi người có mặt ở đó. Từ những Cha quyền cao đức trọng, cho đến những người phục vụ không ai nề hà so bì nặng nhọc. Nét mặt ai cũng hân hoan, không ai quản ngại dọn nhà vệ sinh hay hốt rác.
 
Tất cả đều cho tha nhân. Ai cũng có niềm tin tuyệt đối Đức Mẹ giang tay bảo vệ đàn con dưới trần, bằng cớ là buổi tối thứ Sáu, mưa giông mù mịt, trong lều phải dồn ghế tránh chỗ dột. Sấm sét ầm ầm, nước tuôn như thác lũ, vậy mà điện không tắt, gần sáng trời quang mây tạnh, như không hề có chuyện gì xảy ra tối qua.
 
Chỉ khán đài mới có mái che,còn tất cả con chiên đều ngồi che dù dưới sân. Mưa suốt đêm, gần sáng ngưng hẳn, mọi người lại tíu tít gọi nhau đi rước kiệu. Tối thứ Bảy còn có các ca sĩ của Thúy Nga Paris tới tham gia biểu diễn.
 
Chỉ đến tận nơi mới cảm nhận được lòng cảm phục, sự quyết tâm của các Cha dòng Đồng Công mang giáo dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, rồi lại bôn ba xứ người sau 75. Với biết bao khó khăn chồng chất, các Cha vẫn gầy dựng lại được một nơi, là điểm hẹn cho mọi người Công Giáo mỗi năm vào đầu tháng Tám đến Missouri để cung nghinh Đức Mẹ.
 
Nếu giáo xứ nơi bạn ở không có tổ chức, thì bạn hỏi thăm tiểu bang nào có nhà thờ tổ chức, xin đi theo, bay qua đó, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Nhiều gia đình mướn các xe RV (có chỗ đậu đàng hoàng) lái tới đó, khỏi cần ngủ lều.
 
Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết.
 
Riêng tôi ở NJ, bay qua Ohio. Nhà thờ VN ở Ohio Cincinnati nơi em dâu tôi ở, năm nào cũng tổ chức tham dự ĐHTM Missouri (suốt 20 năm), đi bằng xe buýt 12 tiếng, vậy mà vẫn có nhiều cụ già  chịu ngồi bó giò trên xe, cũng đủ khâm phục quyết tâm của các cụ.
 
Lều và ghế do ban tổ chức đại hội cung cấp. Tiền xe và lều là 200 USD, nếu muốn nằm ghế bố trả thêm 25đô. Cô em dâu và tôi hà tiện nằm đất, nhờ mang theo tấm nylon. Hihi đất lồi lõm, đá lởm chởm, đau lưng, vì tội keo kiệt, không hề nghĩ kiến bò, mưa ngập, tha hồ đứng. May sao có 2 ghế bố bỏ trống, cũng đỡ khổ.
 
Lều nào cũng rất kiên cố, được giữ bằng các cọc sắt lớn, dài cỡ nửa thước. Nhà thờ chỉ lo phần xe. Trong mỗi lều có 2 trụ điện với nhiều ổ cắm, người ta cắm chi chít đủ thứ đồ dùng xài điện: ấm nấu nước sôi để uống cà phê hay ăn mì gói. Nồi cơm, quạt bàn…có lều còn mang theo freezer đựng thức ăn.
 
Có gia đình không mướn xe RV, dùng xe Van, gỡ tấm kính phía ghế cạnh chỗ tài xế. Gắn cái máy lạnh nhỏ rồi dùng băng keo dán chung quanh, mang theo dây nối, cắm vô trụ điện. Họ chỉ trả tiền lều và ghế bố thôi. Cái xe này sẽ là căn phòng có máy lạnh cho con nít. Ban tổ chức dành một phòng có máy lạnh cho các cụ lớn tuổi không chịu nổi sức nóng bên ngoài, nhưng con cháu không được ở chung.
 
Rất nhiều người đã tìm ra được người quen trong dịp đi dự đại hội,do tình cờ hay nhờ gọi nhau trước, quả là nhất cử tam tứ tiện. Ban tổ chức dự trù mọi tình huống có thể xảy ra, có phòng y tế, phòng thông tin. Các con chiên được lo chu đáo như Đức Mẹ lo cho đàn con nhỏ.
 
Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri.
 
Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi.
 

Lại thị Mơ

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
05/07/202419:04:05
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay..
04/07/202402:08:52
Khách
Bà/ông chỉ nghe người ta nói thôi (nhiều khi cố tình để bôi bác). Cha mẹ ông bà mỗi khi nói chuyện với con là linh mục thì thường xưng mẹ, bố và gọi người con linh mục là cha, hoặc là con như những người con khác (vì là một danh từ chung chỉ một vị linh mục Công Giáo), và xưng là mẹ hoặc bố. Thí dụ: Cha cầm cho mẹ cái chén. Hay người bố bảo: Cha cứ ăn trước đi, chút nữa bố ăn sau vì đi có chút việc. Anh chị em trong nhà cũng vậy. Thường thì các anh chị em khi nói với vị linh mục thì xưng anh và em với nhau. Những lúc bố hoặc mẹ gọi bằng cha cách trịnh trọng là những lời đọc và thưa cùng với cộng đoàn trong thánh lễ mà thôi. Các linh mục khi nói với ông bà, cha mẹ luôn luôn xưng mình là con cháu như những người khác, chứ làm gì có sự láo lếu là xưng tôi với các bậc bề trên như bạn nghĩ.
03/06/202402:01:42
Khách
Tôi có nghe mà không biết có đúng không thì cha mẹ các linh mục VN phải xưng con và gọi nguời con linh mục là cha, trong khi linh mục nói chuyện với cha mẹ thì xưng tôi. Bạn bè thân từ nhỏ nguời không có đạo thì vẫn quen xưng mày tao với ông linh mục. Chỉ có tiếng Việt là có vấn đề ngôi thứ vi` tiếng ngoại quốc chỉ có I, You, Je, Tu, Moi (Moa), Toi (Toa).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,132
Chúng tôi đến phim trường khoảng năm giờ chiều, một tiếng trước giờ quay. Khoảng ba mươi phút sau, đạo diễn chương trình bước lên sân khấu để giúp mọi người làm nóng chuẩn bị cho buổi quay. Ông đạo diễn dặn rằng nếu thấy cái bảng đèn điện có chữ "Applause", mọi người khán giả chúng tôi nhớ vỗ tay thật lớn. Nếu cái bảng "Noise" chớp đèn, chúng tôi nhớ la hét điên cuồng. Nếu bảng "Stand" chớp đèn, mọi người nhớ đứng lên. Vì là lần đầu tiên được tham gia chương trình ghi hình trực tiếp, tôi không hiểu tại sao đạo diễn dặn chúng tôi những điều này để làm gì. Tôi cảm thấy buồn cười khi đạo diễn ra hiệu cho nhân viên điều khiển ba cái bảng trên lần lượt chớp để chúng tôi thực tập. Chúng tôi ngoan ngoãn làm theo: hết vỗ tay đến la hét rồi đứng lên. Khi chương trình quay hình bắt đầu, cả ba cái bảng đều chớp lia lịa ngay lúc Dennis Miller bước ra sân khấu. Tất cả mọi người trong trường quay đều đứng lên, vừa la hét vừa vỗ tay long trời lở đất.
- Ôi, tội nghiệp quá. Rồi sao nữa chị? - Mẹ của Lộc muốn em làm theo ý của mình là học ngành điện toán hay khoa học, nhưng Lộc lại giấu mẹ theo học về hội họa. Sau khi mẹ em biết được, bà buồn, thất vọng và có thể chì chiết gì đó nên Lộc đã mua súng để tự bắn mình. - Chuyện xảy ra khi nào vậy chị? - Cách đây vài tuần. Sau lễ Thanksgiving. - Trời!
Thời gian vụt như thoi đưa ngoài khung cửa. Mới đầu Tết Quý Mão đó mà bây giờ đã sắp hết năm chuẩn bị đón xuân Giáp Thìn. Mấy hôm nay được nhiều nơi biếu lịch, tôi ngạc nhiên chỉ thấy in toàn hình con Mèo mà không phải con Rồng. Vào ông Google tìm hiểu thắc mắc của mình nhưng không thấy trang Web nào đề cập. Nhìn hình lịch toàn những con Mèo đen, trắng, xám, nâu thật xinh” thì ra con Mèo được người ta quý trọng như vậy. Tôi nghĩ đến ông chồng tuổi Mão, bất ngờ cảm hứng muốn viết đôi điều về người chồng đã chung sống với mình gần 40 năm...Xin phép cho tôi được gọi Chàng là con Mèo cho gọn. Con Mèo này không hề phá làng phá xóm hay làm mất lòng ai, nên được bà con thương mến cảm tình.
Năm 2023 đã qua đi và để lại cho thế giới cũng như Hoa Kỳ những hệ lụy, những biến động vì thiên tai, biến đổi khí hậu, tác động của Covid-19, lạm phát tăng cao, kinh tế trì trệ và cả chiến tranh, các cuộc xung đột của Nga - Ukraine và Palestine - Israel. Năm qua, bang California chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của vấn nạn trộm cướp, đập phá, đặc biệt là những vụ bạo lực gây náo động xã hội. Các công ty, doanh nghiệp bán lẻ ghi nhận sự gia tăng đáng kể về tổn thất tài chính liên quan đến nạn trộm cắp. Các công ty, doanh nghiệp bán lẻ đã phải tăng cường đội ngũ an ninh, thuê thêm nhân viên bảo vệ, thay đổi sản phẩm, cất giữ hàng hóa có giá trị trong các hộp khóa, giảm giờ hoạt động hoặc buộc phải đóng cửa các cơ sở, cửa hàng.
Tổng Thống Abraham Lincoln đã có một câu nói nổi tiếng: You can fool all of the people some of time; you can fool some of the people all of the time, but you can't fool all the people all the time.” Tạm dịch: Bạn có thể đánh lừa tất cả mọi người một lúc nào đó; bạn có thể lừa dối một vài người nhiều lần, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi được”. Nhà Phật có thuyết nhân qủa, trong Thánh Kinh Thiên Chúa nói: Điều gì con không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm cho người ta. Đó là những ràng buộc tâm linh về lẽ công bằng. Hướng dẫn mọi người hãy cố sống cho phải đạo.
Hôm nay tôi có họp và tiệc cuối năm với cấp trên, có cả màn ảo thuật đặc biệt giúp vui ở phần cuối nên buổi tiệc kết thúc hơi trễ, mãi 9 giờ tối mới lò mò về. Khi lái xe về gần đến nhà, tôi nhớ ra hôm nay cũng là ngày trong tuần County đi lấy rác. Mùa đông trời tối sớm. Thời tiết mấy hổm rày lại nhiều gió và lạnh âm độ C, nên thật nhát ra ngoài trời. Tôi tưởng tượng sau khi mang cặp giỏ đi làm vào nhà, tôi sẽ phải đẩy hai thùng rác vào trong. Nhưng khi đến nhà, tôi ngạc nhiên không thấy thùng rác của mình nằm bên lề đường đợi. Lái xe vào sâu bên trong driveway thì thấy thùng rác đã nằm ngay ngắn ở chỗ của chúng.
Tâm hồn đang mơ say với giấc mộng đẹp còn vương lại từ đêm hôm qua. Bỗng nghe tiếng gọi của dì Thu, tôi giật mình tỉnh giấc rồi mà lòng vẫn còn luyến tiếc mộng mị an lành vừa thoáng tan đi. Chợt nhớ lại, hôm nay Huấn sẽ đến đón hai dì cháu chúng tôi đi biển. Sau nhiều lần chàng mời, dì Thu cứ nấn ná mãi cho đến gần ngày lễ ra trường của tôi, dì mới nhận lời để cả hai dì cháu đi chơi chung với anh hôm nay, và dì cháu tôi cũng nhận lời mời sẽ đến thăm gia đình bên ấy nhân ngày đọc kinh giỗ cho cha của chàng vào thứ bảy tuần tới.
Anh Nghê Minh Hiệp sinh và lớn lên tại Saigon, trong một gia đình có thân phụ là một sĩ quan từng phục vụ các Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh, với chức vụ sau cùng là Thiếu Tá thuộc SĐ 21 BB, và 3 người anh em cũng là quân nhân, với người anh cả phục vụ trong Tiểu Đoàn 35 Biệt Động Quân, người anh kế là một phi công trực thăng, và người em rể cũng là một phi công trực thăng vỏ trang – cả 2 người này đều tốt nghiệp phi hành từ Hoa Kỳ. Do sống gần thân phụ, Hiệp chuyển trường nhiều lần, học qua các trường trung học Vĩnh Bình và trung học Tống Phước Hiệp, ở Vĩnh Long. Sau khi đậu Tú Tài vào năm 1968, Hiệp tình nguyện đầu quân vào Không Quân VNCH khi anh vừa tròn tuổi 19. Vào năm 1969, Hiệp được gởi sang Hoa Kỳ học bay. Tháng 11, năm 1971, sau khi hoàn tất chương trình học lái máy bay phản lực trong một năm rưỡi, Hiệp trở về Việt Nam, và được đưa ra Đà Nẵng phục vu Phi Đoàn 516, lái khu trục phản lực A 37. Cuối năm 1972, Hiệp được điều vào Biên Hòa học lái chiến đấu cơ phản lực F5. Xong khóa học
Ngày đầu năm, năm đó, cả nhà cô Ba gồm mười mấy người lớn nhỏ ra tiệm ăn cơm Tàu. Đại gia đình sống trong một thành phố nhỏ, chỉ có mỗi nhà hàng Tàu này mà thôi. Tiệm đắc lắm, có món lạp xưởng hết sẩy, đang thèm mà. Trong tiệm đầy khách ăn nói xôn xao vui vẻ. Sự ồn ào y như mấy quán ăn hồi còn ở Việt Nam. Làm như tất cả những những người gốc Á Đông sống xung quanh đều tụ lại đây hay sao ta? Đang ăn, bỗng dưng cô Ba thấy quặn đau một cái, ngưng nhai, đợi, rồi tỉnh bơ nhai tiếp. Đau quặn thêm cái nữa, cũng đợi, ngừng tay gắp, làm thinh, chịu đau.
Những lời thằng Eddie chạm vào điểm nhạy cảm của Steven, điều nó nói cũng là ý nghĩ vốn có trong đầu Steven. Người Việt hải ngoại không còn mấy ai đọc sách, tầng lớp trí thức gốc Việt chỉ đọc sách tiếng Anh có liên quan đến vấn đề chuyên môn của công việc, lớp trẻ sanh ra hay lớn lên ở hải ngoại chỉ đọc sách tiếng Anh vì đâu đọc được tiếng Việt. Tầng lớp bình dân làm móng, lao động tay chân thì không đọc sách dù là tiếng Anh hay tiếng Việt, cả đời không đụng đến sách báo. May ra chỉ còn một số ít ỏi yêu thích văn chương là chịu đọc. Sách tiếng Việt ở hải ngoại coi như cùng đường, đang thoi thóp hấp hối. Sách có in ra thì cũng chỉ để tặng quanh quẩn một nhóm người trong giới viết lách, yêu thích văn chương. Sách phát hành trên Amazon cũng chỉ để khoe mẽ cho vui chứ có ma nào mua. Viết lách chẳng những không được gì mà còn phải tốn tiền làm bìa, tiền dàn trang, tiền in, tiền để được lên mạng Amazon… Một thực tế đen tối và phũ phàng nhưng người viết vẫn cặm cụi, vẫn miệt mài. Viết là nỗi
Nhạc sĩ Cung Tiến