Hôm nay,  

Lần Gặp Định Mệnh

15/05/202412:58:00(Xem: 2535)
05152024 Thang Chu
Nhạc sĩ Lam Phương và Thu Chan - tháng 9/2018

 

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.


*

                              

Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.

 

Cô giáo cũ chúng tôi ở Việt Nam gặp lại ở đất Mỹ sau mấy mươi năm nhưng tôi vẫn nhận ra liền vì cô không thay đổi mấy. Có lẽ nhờ cô lấy chồng lính Navy Mỹ, cộng thêm cô là giáo viên thể dục thể thao nên tuổi 72 mà eo ếch như con gái, bắp thịt như con trai. Hai đời chồng của cô ông nào cũng trẻ hơn cô 10 tuổi. Bạn đừng cười nhạo nha.  Bạn mà cười là tôi không viết nữa đấy. Chuyện thật một trăm phần trăm theo trí nhớ mà.

 

Cô rất sinh động và rất thông minh và rất hiếu khách. Rất hiếu khách. Cô tổ chức họp mặt mỗi Sunday tại nhà riêng ở Westminster, Cali. Có one-man-band biết chơi đủ loại nhạc Mỹ, Mễ, Việt. Tha hồ khách hát, ngoại trừ vọng cổ. Ăn uống free luôn, nhưng toàn cà-rốt, củ cải, rau quả, nên bọn tôi háu ăn steak chẳng mấy người đến dự.

 

Nhưng đặc biệt hôm đó, cô chiêu đãi một cô bạn cũng lấy chồng lính Navy Mỹ như cô từ San Diego đến chơi cùng đoàn tùy tùng họ. Cô có mời tôi cả tuần rồi và nói cô có mời nhiều bạn thổ địa của cô phụ đem thức ăn đủ loại. [Hình như cô đánh hơi tôi không thích ăn cà-rốt.]

 

Nhưng tôi không đi không phải vì ghét ăn cà-rốt bữa đó mà vì không thích đám đông.

“Bạn mà không đi thì tụi mình về đó nha,” đám bạn gọi tôi reo réo trên điện thoại.  “Tụi mình đang ở nhà cô nè.  Cô có mời cả đám sư-phạm mình mà chỉ có lèo tèo mấy đứa đến. Bạn đến ngay nha. Thiếu bạn là mất vui đó nha.”

 

Nó nói vậy thì chẳng ai “say NO” được. Chà, đông quá. Hơn 40 người. 

Đến phần văn nghệ là vui nhất. Lúc nào cũng vậy. Nơi nào cũng vậy. Thậm chí chốn tù đày. Ngoại trừ địa ngục. Âm nhạc là universal language mà. 

“Mời chủ nhà hát một bản đi,” ai đó lên tiếng.  Rồi cả đám phụ họa theo, “Please, please.”

 

“Không biết sao tôi thích bản nhạc này đến nỗi thuộc lòng, và chỉ thuộc mỗi bài này nhưng lại không nhớ tựa,” cô lên tiếng vui vẻ lẫn ngạc nhiên lẫn xúc động.  “Tôi cũng không biết tác giả là ai luôn.  Rê thứ nha thầy đàn.”

 

Khách vỗ tay rầm rầm.

“Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về, thăm quê xưa với vườn cau thề . . . Dường như em nghe đời nặng trĩu trong màu đen, đen như man áo buồn chưa quen . . . Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van, kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển . . . Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay . . . Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm . . . Bao năm giải phóng như thế này phải không anh.”

 

Tiếng đàn đã dứt phần solo sau điệp khúc chờ ca sỹ hát câu cuối.  Nhưng tiếng hát vẫn im bặt. Cả phòng đều im bặt.  Chỉ còn tiếng đàn xập xình cố câu giờ chờ ca sĩ.

“Sorry . . . Sorry,” cô vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt rồi chùi vào áo.

 

Mọi người yên lặng tôn trọng giây phút xúc động như làn điện truyền khắp không gian. Bỗng một người cất to tiếng, “Bài Chiều Tây Đô đó.  Tác giả bài đó đang ngồi trước mặt chị đó.”

 

“Ồ, Lam Phương kìa, Lam Phương kìa,” mọi người cùng nhao nhao ồn ào nhào lại để giành nhau chụp hình với ông ngồi xe lăn, lúc nào miệng cũng như mỉm cười, còn khuôn mặt luôn tỏa sáng hiền hậu.  Nhạc sĩ đến trễ nên ngồi phía sau khuất bóng nhưng giờ thì được mọi người đẩy xe lăn đặt vào giữa phòng.

 

Thu Chan là người cuối cùng chụp hình với nhạc sỹ Lam Phương. 

“Tôi có thể đến thăm anh được không? Tôi muốn học hỏi cách sáng tác nhạc từ anh,” Thu Chan ngập ngừng nhẹ tiếng. 

 

“Được chứ.  Tôi ở nhà hoài à.  Bạn bè chẳng còn ai cũng buồn,” Lam Phương mỉm cười vui vẻ đáp như bắt được điều gì vừa ý.  “Anh đến thì gọi trước em gái tôi là Bảy ra mở cửa nha. Chứ tôi thì chết dí ở xe này.”

 

Chưa từng có ai hiếu khách như Lam Phương. Dù nhà đang sửa bề bộn không còn chỗ cho phòng khách, Lam Phương vẫn tiếp nhóm Thu Chan ngay trong phòng ngủ của ông.

 

“Đây là một số tập nhạc tôi còn sót lại,” Lam Phương lôi ra những kỷ niệm thời vàng son. “Đây là tập ảnh tôi thời trẻ. Gì rồi cũng qua. Chỉ còn lại bài ca thiết tha.”

“Xin phép nhạc sĩ cho tụi em gọi nhạc sĩ là anh nha.  Cô Bảy em út anh cũng cách anh một thế hệ 25 năm mà,” Thu Chan vừa nói vừa chỉ cô Bảy đang lăng xăng rót nước mời khách.

“Không sao, không sao, cứ gọi tôi là anh cho trẻ lại những ngày xưa. À, mà Bảy nó tốt lắm nha. Nó chăm sóc tôi cực khổ mà không hề than thở. Không có em Bảy chắc tôi chết lâu rồi,” Lam Phương nói trong xúc động. “Vợ rồi cũng đi, con rồi cũng đi, bạn bè rồi cũng đi. Tôi cô đơn lắm.”

 

Từ đó, Thu Chan thường xuyên đến nhà Lam Phương ở Fountain Valley, có vài lần dùng bữa trưa thân mật. Dù cách nhau cả một thế hệ tuổi tác, nhưng thời gian không ngăn cản được tâm hồn âm nhạc không hình hài vật lý. Cả hai ít nói nhưng như hiểu nhau nhiều. Và chỉ nói khi cần nói để dành thời giờ cho tư tưởng suy tư và tâm hồn thăng hoa.

 

“Mình sáng tác nhạc thì nên viết lời trước hay nhạc trước hả anh?” Thu Chan hỏi.

“Tùy người. Tôi thì cả hai ra cùng lúc,” Lam Phương thản nhiên đáp. “Có khi phải cả tháng mới ra được một bản nhạc. Có khi chỉ một tuần.”

 

“Làm sao sáng tác được bản nhạc hay?  Quan trọng nhất là gì?”

 

“Nhạc phải từ tim. Làm riết rồi quen. Mình nghe hay là hay,” Lam Phương đáp không chần chừ như thể đây là điều tâm niệm của cả cuộc đời mấy mươi năm sáng tác nhạc Vàng bất hủ đến thiên thu.

 

“Nhưng sáng tác không ai dạy được.  Như tôi học nhạc với bậc thầy Lê Thương, mà ổng chỉ sáng tác vài bài Hòn Vọng Phu bất hủ,” Lam Phương tiếp.  “Sáng tác là Trời cho.”

 

“Trời cho tức là thiên tài,” Thu Chan nhẹ tiếng. “Như vậy sao Mỹ không chỉ nhiều sáng tác mới mà còn ra nhiều thể loại nhạc mới  Ban nhạc nào khắp thế giới muốn nổi tiếng là phải qua Mỹ. Mỹ thật lắm thiên tài.”

 

Thế là Thu Chan lao vào đọc cả chục sách Mỹ về sáng tác nhạc.

Nguyên tắc sách sáng tác Mỹ: Nắm nhạc lý căn bản. Không chờ hứng. [Nếu chờ, các kệ sách sẽ trống, các dĩa nhạc sẽ thưa. Nên, mỗi ngày phải viết ít nhất vài trường canh nhạc.] Nguyên tắc sáng tác Lam Phương: Từ tim.  Làm riết rồi quen.  Mình nghe hay là hay.  

 

Thế là trong một năm Thu Chan sáng tác gần trăm bản nhạc. Độc đáo có bài “Nhạc Sĩ từ Tim” riêng tặng, phải gọi là tri ân, nhạc sỹ Lam Phương trong buổi “Nhạc Lam Phương” của nhóm ái hữu Sư Phạm Sài-gòn với khách mời danh dự là Lam Phương ngày 1/12/2018.

 

Gọi là bản nhạc tri ân vì Lam Phương đã cống hiến quá lớn lao cho nền nhạc Vàng Việt Nam đến nỗi dân ta vẫn hát cho đến mãi hôm nay sau hơn 70 năm. 

“Tôi rất xúc động vì tôi làm nhạc đem vui cho mọi người, mà nay mới được một người làm nhạc đem vui cho tôi,” Lam Phương tâm sự.  “Tôi thích lời bài hát này.  Thank you.”

05152024 Thang Chu 2
Lam Phương và Nhóm Ái Hữu Sư Phạm ngày 1/12/2018

       

Nhạc-Sỹ từ Tim – Thu Chan viết tặng Nhạc-sĩ Lam Phương:

“Tặng anh nhạc sĩ viết từ tim, bài ca hậu thế cuối cuộc đời

Từ tim anh sáng tác lúc tuổi mười lăm

Không xúi căm thù

Không nịnh người

Không lệnh trên

Nhưng đến từ tim.

Nhạc của Việt Nam, bài hát trữ tình

Nhạc được hát vang ba miền đất nước

Nhạc Lam Phương, nhạc yêu đương,  nhạc tình thương

Nhạc của tâm hồn, tuổi hồn nhiên, tuổi cao niên, người lính chiến.

Nhạc Lam Phương, NHẠC từ TIM.”

 

Hai năm sau Lam Phương qua đời.  Để lại riêng cho Thu Chan nguồn cảm hứng sáng tác với nguyên tắc sáng tác: Từ tim.  Làm riết rồi quen.  Mình nghe hay là hay.

 

Hai tháng sau.

 

“Sao rồi em, mấy bản nhạc anh sáng tác nhờ em hát sao rồi mà im re vậy,” Thu Chan gọi qua WhatsApp với ca sĩ bên kia bờ đai dương.

 

“Trời ơi, mỗi lần anh gọi là em hết hồn,” ca sĩ lí nhí nói. “Bộ anh muốn em làm tù nhân lương tâm hay sao mà mướn em hát mấy bài này. Trả em $5,000 một bài em cũng lạy không hát chứ đừng nói $100 một bài. Cái gì mà ‘Một tù nhân lương tâm, đem tài năng cống hiến cho đời, bị lũ bò đần ghen tức nhốt trong nơi lao tù, tra tấn với tinh vi, những đòn thù vô tri, giết lương tâm dân tộc Việt Nam ta.’

 

Nhạc phải từ tim em ơi. Nhạc sĩ Lam Phương dạy anh vậy đó. Anh thấy YouTube em nổi tiếng nhờ hát nhạc Lam Phương nên mới nhờ em đó.”

 

“Thôi đi cha nội. Hết rồi anh ơi.  ụi em giờ hát nhạc phải từ chim. Từ tim thì tù.  Bye anh.”

 

Hai tuần sau.

 

“Sao rồi em, mấy bản nhạc anh sáng tác nhờ em hát sao rồi mà im re vậy,” Thu Chan gọi một ca sĩ Mỹ gốc Việt được người bạn giới thiệu.

 

“Trời ơi, mỗi lần anh gọi là em hết hồn.  Bộ anh muốn em hết về Việt Nam ăn Tết hay sao mà mướn em hát mấy bài này,” giọng ca sĩ the thé.  “Cái gì mà ‘Đoàn Bò vào thành phố, ngơ ngơ, ngác ngác, dính rác đôi dép râu …Thành phố từ đấy không còn người, vì lũ Bò dẫm nát ruộng nương, dẫm nát nhà thờ, dẫm nát chùa chiên, dẫm nát văn minh.’”

“Thì anh thấy em hay mặc áo quê hương ta cờ vàng ba miền sọc đỏ nên mới nhờ em hát nhạc từ tim.”

“Trời!  Em là ca sĩ phải mặc theo mốt anh ơi. Em còn mấy cái show bên đó mà.  Nhạc bây giờ từ tim lỗi thời rồi anh.  Nhạc phải từ kim.”

“Là sao em?”

“Là kim cương đó anh. I wish you a good luck. Bye anh.”

Mộng sáng tác nhạc của Thu Chan tưởng chừng tan theo mây khói. Mộng vực dậy làn sóng sáng tác nhạc hải ngoại của Thu Chan chỉ là ngọn gió hiu hắt không đủ lay nổi một lá cây mùa thu.

 

Tắt máy điện thoại rồi mà lời cô ca sĩ hải ngoại còn vang vang.

 

Bỗng đâu đó như thể tiếng Lam Phương vọng lại, “Sáng tác phải từ tim. Làm riếc rồi quen. Mình nghe hay là hay.”

“Mình nghe hay là hay,” Thu Chan lẩm nhẩm nguyên tắc ba. “Mà từ tim thì phải hay thôi.  Lam Phương để lại ba nguyên tắc bất tử thật.  Thank you đại nhạc sỹ Lam Phương.”

 

Nhạc Vàng bất tử có Lam Phương.  Nhạc Đỏ đã chết không kịp ngáp. 

Giờ thêm một loại nhạc nữa sau 50 năm dân tộc bị Cộng Sản nô lệ hóa là Nhạc Đen:

 

“Chẳng từ chim thì chìm.

Cứ từ tim thì tù. 

Nhạc từ chim. 

Nhạc từ kim.” 

 

May thay nước Mỹ siêu cường đầy tình người vì có những nhạc sĩ từ tim như Lam Phương.

 

Xin gửi về Lam Phương bài thơ này:

 

Đại nhạc sĩ Lam Phương người thế kỷ

Viết từ tim bài hát chỉ từ tim

Đem tự tình dân tộc lượn cánh chim

Tự do thả hồn bay tìm sự sống.

 

Tim nhạc sĩ hoà trái tim ước mộng

Của triệu người dân Việt giống Lạc Hồng

Khát tự do thèm độc lập cha ông

Mượn tiếng nhạc trải lòng không khuất phục.

 

Tim nhạc sỹ lồng trong lòng dân tộc

Thổn thức tình chồng vợ, khóc trẻ thơ,

Nhớ người yêu say đắm buổi dại khờ

Lệ chung thủy vẫn trông chờ chưa ráo.

 

Tiễn Lam Phương áo tha hương

Thành Phố Buồn quá mây vương lệ chiều

Thu Sầu Phút Cuối vẫn yêu

Ngày về gửi xác một Chiều Tây Đô.

Thắng Chu

Ý kiến bạn đọc
19/07/202418:06:10
Khách
Ngày nào ca sĩ hải ngoại còn đi VN hát là còn lệ thuộc vào vịt cộng.
Nếu họ có bản lãnh, có một nghề chuyên môn, và chỉ hát như nghề tay trái, không cần đi VN hát, có tư tưởng pro-democracy mạnh mẽ thì họ mới có gan hát những bài hát từ tim như những bài của Thu Chan, vì họ không hề mang tâm lý lệ thuộc vào vịt cộng .
Suy ra cộng đồng VN vẫn có một số ( không biết bao nhiêu % ) không có backbone, mang tâm lý "sợ" vịt cộng mà có thể tạm gọi là "hèn".
09/07/202420:33:38
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
21/05/202413:13:35
Khách
Bây giờ Thuý Nga, Asia, và các nhóm nhạc như TDGS, Nhạc Lính, đã đưa nhạc lên YouTube và đuợc huởng tiền về views. Sau 1975 thì nhạc hải ngoại không hay như nhạc truớc 1975, nhạc trong nuớc bị kiểm duyệt mất tự do nên nhạc sĩ không có tâm hồn để tạo nhạc như nhạc sĩ miền Nam truớc 1975. Ngay cả Phạm thế Mỹ, Trịnh Công Sơn, Thanh Sơn, truớc 1975 nổi tiếng nhung sau 1975 bị kiểm soát tư tuởng nên họ không có rung động để làm nhạc hay. Vì vậy mà nhạc VN tàn lụi. Nhạc Mỹ hay nhất thế giới vì nghệ sĩ làm nhạc theo cảm hứng run g động tự nhiên có khi nhạc trái với luân lý xã hội nhưng lại thành top hit vì nhờ tự do phóng khoáng.
18/05/202405:27:09
Khách
Thật đáng buồn khi âm nhạc hải ngoại đã chết vì chúng ta kẹo quá, không chịu bỏ tiền, dù chỉ 25 đô, mua băng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến