Hôm nay,  

Chiếc Áo Dài Cưới

06/10/202223:19:00(Xem: 3052)

7-10-2022-_20-pages-AB-A1-FULL-COLOR-3
Tác giả Võ Phú nhận giải Danh Dự VVNM năm 2019 (hình đầu tiên từ phía trái).


Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

*
 
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng.  Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh.  Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học.  Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don.  Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University.  Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh.  Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà.  Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai.  Don là người gốc Mỹ gốc Việt.  Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.  Nhưng sau khi thi vào quốc tịch Mỹ, chàng đổi tên Đức thành Don cho người bản xứ dễ gọi.  Jen quen Don sau một buổi dạ vũ của Hội Sinh Viên Việt Nam tại trường qua sự giới thiệu của một người bạn, An.  An, cô bạn chung phòng ký túc xá với nàng khi cả hai cùng học năm đầu.  Một sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay do duyên số mà trường đã sắp xếp cho nàng ở chung với một cô sinh viên nhỏ con có mái tóc dài người Á Đông.  Chắc có lẽ giữa nàng và An có vài điều gì đó hợp nhau, nên mới chia sẻ cùng nhau căn phòng ký túc xá chật hẹp ở năm đầu đại.  Và thật vậy, sau một năm học ở chung, cả hai càng thân nhau.  Nàng giúp An cách phát âm tiếng Anh theo đúng giọng của người bản.  Còn An tập cho nàng ăn những món ăn của người Việt.  Những món như Phở, Bún Bò Huế, nước mắm, bánh hỏi heo quay…  An cũng cho nàng ăn thử trứng vịt lộn, mắm nêm, và cả sầu riêng, những món có mùi khá nặng đối với người bản xứ như Jen.  Vào những dịp rảnh rỗi cuối tuần, không bận học bài thi, nàng thích cùng bạn lái xe đến khu thương mại Eden thăm nhà và để mua thức ăn của người Việt đem về trường.

Khi hội sinh viên tổ chức đêm văn nghệ Tết, với sự rủ reng của An, nàng cũng tham dự trong một tiết mục múa nón.  Nàng trong chiếc áo dài trắng, mái tóc vàng óng ả, nửa tây nửa ta, trông ngồ ngộ và rất dễ thương.  Sau lần trình diễn đó, nàng đâm ra mê chiếc áo dài của người Việt.  Nàng nói chiếc áo dài của người Việt nhìn mềm mại, trang nhã, tôn vinh vóc dáng của người thiếu nữ. Nghe Jen khen chiếc áo dài của người Việt mình, An chọc bạn rằng sẽ tìm cho Jen một người chồng Việt để nàng được mặc áo dài cho thoải thích.  Cứ tưởng đâu nhỏ bạn người Việt nói chơi ai dè, bạn làm thiệt và An đã giới thiệu Don với Jen. 

Hôm đó, sau buổi tiệc dạ vũ đêm văn nghệ tại trường, khi mọi người ra về hết, Don ở lại giúp các bạn sinh viên dọn dẹp.  Don là cựu hội trưởng hội sinh viên, nên chàng quen với rất nhiều sinh viên người Việt.  Thường những dịp văn nghệ sinh viên chàng đều tham gia, như mấy tháng vừa rồi chàng bận làm luận án và tìm nơi thực tập, nên Don ít có dịp sinh hoạt với hội sinh viên.  Những buổi tập dợt có Jen vừa qua chàng đều vắng mặt, nên không biết sự hiện diện của Jen cho đến đêm văn nghệ. Đang thu dọn bãi chiến trường, thì An nắm tay Jen đến giới thiệu cùng Don:

- Chào anh Don...  Đây là bạn của em, tên Jennifer.  Và đây là Don.  Don Tran.  Anh ấy cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường.  Anh Don là anh trai của An đó...

Jen đưa tay ra bắt lấy tay Don và nói:

- Hi, Don.  Jen. Jen McKenna.  Rất hân hạnh được làm quen.

Don nhìn Jen, gật đầu chào và khen:

- Hồi nãy Jen trình diễn tiết mục múa nón đẹp lắm.  Rất hân hạnh được làm quen với Jen.

Jen quay qua An, hỏi:

- Anh ấy là anh của bạn thật à?

An cười rồi trả lời bạn:

- Không, không phải anh ruột, nhưng người Việt chúng tôi cứ ai lớn thì gọi bằng anh, như một sự lễ phép.

- Ồ... Vậy chào... Anh Don.

- Chào... Em, Jen...

Cả ba cùng cười...

Sau khi quét dọn và sắp xếp lại bàn ghế ở hội trường xong, cả nhóm trong ban tổ chức đêm văn nghệ và dạ vũ với gần hai mươi người rủ nhau đi ăn khuya để chúc mừng cho buổi văn nghệ và dạ vũ thành công.  Kể từ đó hai người quen nhau.

Mấy tháng sau, Don tốt nghiệp đại học và làm việc cho hãng Philip Morris, cách trường đại học chừng nửa giờ đồng hồ .  Mỗi ngày sau khi đi làm về, chàng đều ghé lại chung cư của nàng để đón Jen đi ăn tối.  Thỉnh thoảng, chàng cũng ở lại chung cư của nàng và được nàng đãi những món ăn do nàng nấu... Tình yêu của hai người ngọt ngào và tươi mát như cơn mưa đầu mùa xuân.  Cả hai dự định sẽ làm đám cưới sau khi Jen tốt nghiệp đại học, nhưng rồi biến cố ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cuộc đời của nàng. 

Hôm đó nàng đang ngồi trong giảng trường, nghe giáo sư giảng bài về một môn học, thì mới hay tin quân khủng bố đã tấn công hai tòa trung tâm thương mại thế giới Hoa Kỳ.  Ông giáo sư già, vội mở Tivi qua màn hình rộng để cả lớp cùng coi tin tức.  Khi thấy cảnh chiếc phi cơ đâm đầu vào tòa cao ốc, cả lớp ai cũng há mồm, che mắt kêu Trời, gọi Chúa....

Buổi sáng hôm đó, nhà trường đều cho tất cả sinh viên nghỉ học...

Biến cố ngày 11 tháng 9, Don lúc đó chỉ mới hai mươi bảy tuổi, cũng chỉ vừa mới ra trường và đi làm được một năm.  Chàng bỏ việc làm và xin phép gia đình ghi danh vào quân đội để bảo vệ cho quê hương thứ hai của mình. Chàng nói với Jen rằng, chàng phải đi. Chàng đi lính ngoài mục đích bảo vệ cho sự bình yên của đất nước này ra, chàng còn muốn đền ơn đất nước đã cưu mang gia đình chàng.  Mặc dầu Jen và gia đình không muốn để chàng đi, nhưng nàng vẫn ủng hộ lý tưởng của chàng.  Jen nói với Don rằng nàng sẽ để cho chàng đi với điều kiện là phải cưới nàng trước khi đi tòng quân.  Don nghe xong, chàng cự tuyệt và không đồng ý với nàng.  Chàng sợ nếu có mệnh hệ gì thì nàng sẽ trở thành góa bụa.  Vả lại thời gian quá cấp bách, nên chàng không thể làm đám cưới với nàng trong lúc này. Mặc cho Don giải thích đủ điều, nhưng Jen vẫn quyết định làm đám cưới với chàng.  Sau cùng, cả hai quyết định sẽ dời lại việc đám cưới sau khi Jen ra trường, nhưng cả hai cùng đăng ký kết hôn tại tòa thị chính với sự có mặt của An, và cả bố mẹ của Don.

Rời khỏi tòa thị chính thành phố, cả hai chính thức thành vợ chồng.  Jen dọn quần áo, sách vỡ về căn nhà trọ của Don chung sống.  Dọn vào ở chung cùng nhau hơn một tháng thì chàng từ giã nàng để đi đến A Phú Hãn.  Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và A Phú Hãn là một cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ và rất nhiều binh sĩ hy sinh.

Một ngày trung tuần tháng mười hai, cuộc chiến Tora Bora giữa Hoa Kỳ và phiến quân Talaban và Al-Qaeda tại những dãy núi Tuyết vùng phía đông của A Phú Hãn đã cướp đi sinh mạng của Don.  Khi hay tin Don hy sinh vì tổ quốc, cũng là lúc nàng biết mình có mang.  Cuộc đời thật trớ trêu, vui, buồn đều ập xuống cùng một lúc.  Một cô sinh viên chỉ ngoài hai mươi mà phải gánh chịu những tổn thương trong tâm hồn như nàng.  Nhiều lúc, ở nhà một mình, nàng muốn kết thúc cuộc sống nhiều đau thương này.  Nhưng, nghĩ đến con, đến mầm sống của Don một ngày một lớn trong bụng của mình, nàng đành gạt nước mặt, bỏ qua buồn tủi mà tiếp tục hướng tới.  Nàng chú tâm vào sách vỡ, học hành, để tìm quên đi những nỗi buồn mất chồng. 

Người ta thường nói thời gian là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu những vết thương lòng. Sau khi sinh con và ra trường với tấm bằng dược sĩ, nàng làm việc cho hãng bán thuốc CVS.  Và nàng cũng tìm được hạnh phúc bên người chồng bản xứ.  Cuộc sống gia đình của nàng êm đềm trôi qua.

Thoáng đó đã được mười tám năm.  Giờ đây cầm chiếc áo dài trên tay, khuôn mặt của Don chợt hiện ra trong tâm tưởng của nàng.  Quá khứ tưởng như xếp lại theo chiếc áo dài cất kín vào ngăn tủ, nhưng không những hình ảnh của Don vẫn còn đầy ấp trong trí nhớ của nàng.  Jen nâng niu chiếc áo dài, im lặng.  Đôi mắt nàng nhìn xa xăm.  Chợt nàng giật mình khi nghe tiếng con gái gọi:

- Mẹ ơi... Mẹ có sao không?

- Ờ... Ồ... Mẹ... Mẹ không có gì... À, hôm nay sinh nhật mười tám của con và con cũng chuẩn bị vào đại học, mẹ có món quà này tặng cho con. 

- Cái gì vậy mẹ?

- Đây này.  Con xem...

Annie nhận chiếc áo dài từ tay mẹ và mở nó ra coi.  Cô nhìn mẹ, chờ đợi.  Jen nhìn con trìu mến rồi giải thích cho con hiểu kỷ vật mà nàng đang trao tặng con.  Annie ôm chầm lấy mẹ.  Hai mẹ con cùng khóc.  Những giọt nước mắt hạnh phúc.  Nàng nói với con:

- Mẹ hy vọng một ngày nào đó, khi con lấy chồng, con có thể mặc chiếc áo này thay mẹ.  Mẹ biết hình ảnh ba ruột của con rất mơ hồ trong tâm trí của con.  Nhưng mẹ hy vọng rằng, con hãy nhớ về nguồn cội của mình.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Mỗi năm tết đến, không riêng thời tiết, không gian đầy hoài niệm vì sắp thêm một năm nữa đi qua, lòng người cũng bâng khuâng trước tương lai năm mới sắp đến, luyến tiếc mất còn trong năm cũ sắp hết và đặc biệt là không bao giờ trở lại. Rồi năm mới đến sẽ ra sao với tuổi đời ngày càng chồng chất những lo toan, muộn phiền. Thế là hoài niệm cứ tuôn chảy, nhìn về tương lai như bầu trời xám bên ngoài khung cửa. Còn chăng những vui buồn đã qua, những buồn vui không mong sẽ đến.
Không biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.
Đã từ lâu, tôi thường lấy ngày nghỉ để ở nhà suốt từ Giáng Sinh qua năm mới, Tết Việt cũng nghỉ ở nhà, dù chẳng làm gì hay phải đi đâu? Lý do nghỉ chỉ đơn giản là đi làm hoài sẽ hết việc cho người khác. Nhưng ở nhà, ở không lại hay nhớ nhà, nhớ quê với thời tiết, không gian cuối năm thường gợi nhớ. Biết nhớ nhiều không phải là tốt, nhưng quên hết liệu có phải là quên hay cố quên tức là nhớ nhất, nhớ nhất tức là quên thật rồi. Nhớ câu thơ của Bùi tiên sinh, “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Câu thơ lý giải thế nào là tri kỷ, tri âm hay nhất mà tôi từng đọc được. Nhưng nhớ tri kỷ khác với nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ quê. Người ta, ai cũng cần một nơi để về thì đó chính là nhà mình, quê mình. Ai cũng có đặc thù văn hoá của dân tộc mình thì đặc thù văn hoá của người Việt là Tết, nên nhớ Tết là cảm giác chung của người Việt xa quê chứ không riêng gì ai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Hai năm đại dịch tác giả ngưng bút ít viết, quay trở lại tác giả gởi một lúc ba bài đầu năm 2022 - Mong tác giả năm Nhâm Dần thăng tiến nhiều hứng khởi viết nhiều, viết khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 chúng tôi bị giới hạn đi chơi nhưng nay Minnesota được thả lỏng hơn và kế hoạch đi du lịch lại được bàn đến (lúc này Omicron chưa xuất hiện). Ngay lúc đó khoảng mùa xuân năm 2021 Hãng Hỏa Xa Hoa Kỳ Amtrak quảng cáo hạ giá vé xe lửa vì số hành khách giảm nguyên do chính là đại dịch COVID-19 gây ra. Vé đi 10 chuyến trong một tháng chỉ mất 299 đô la hạng bình dân (coach). Chúng tôi không bỏ lỡ dịp may hiếm có này nên chụp ngay cơ hội làm một chuyến khám phá nước Mỹ bằng cách cưỡi con ngựa sắt vĩ đại vì dân Mỹ gọi xe lửa là “great iron horse”.
Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến. Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên).
Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây / Đường xa không thể đến đây, để nhỉn / "Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình / Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên.
Dù những cơn gió lành lạnh cuối đông vẫn đang chờn vờn trên những ngọn cây, nhưng không khí của mùa xuân hình như đã bắt đầu man mác trong không gian. Bên cạnh những nhánh cây khẳng khiu trơ trụi đã có một vài búp lá xanh non đâm chồi nẩy lộc .Vạn vật như đang chờ đón những làn gió ấm cho những đóa cúc vàng tươi rực rỡ , cho những cánh mai nhẹ nhàng rung trong nắng sớm. Mùa xuân đã hiện hữu nơi đây để lòng mình vui như trẩy hội và theo truyền thống, các bạn hãy cùng tôi khai bút đầu năm, bạn nhé .
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất ông viết về chuyện đời thăng trầm của người đàn ông từ Việt Sang Mỹ trở lại Việt Nam.
Nhạc sĩ Cung Tiến