Hôm nay,  

Chiếc Áo Dài Cưới

06/10/202223:19:00(Xem: 3048)

7-10-2022-_20-pages-AB-A1-FULL-COLOR-3
Tác giả Võ Phú nhận giải Danh Dự VVNM năm 2019 (hình đầu tiên từ phía trái).


Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

*
 
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng.  Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh.  Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học.  Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don.  Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University.  Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh.  Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà.  Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai.  Don là người gốc Mỹ gốc Việt.  Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.  Nhưng sau khi thi vào quốc tịch Mỹ, chàng đổi tên Đức thành Don cho người bản xứ dễ gọi.  Jen quen Don sau một buổi dạ vũ của Hội Sinh Viên Việt Nam tại trường qua sự giới thiệu của một người bạn, An.  An, cô bạn chung phòng ký túc xá với nàng khi cả hai cùng học năm đầu.  Một sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay do duyên số mà trường đã sắp xếp cho nàng ở chung với một cô sinh viên nhỏ con có mái tóc dài người Á Đông.  Chắc có lẽ giữa nàng và An có vài điều gì đó hợp nhau, nên mới chia sẻ cùng nhau căn phòng ký túc xá chật hẹp ở năm đầu đại.  Và thật vậy, sau một năm học ở chung, cả hai càng thân nhau.  Nàng giúp An cách phát âm tiếng Anh theo đúng giọng của người bản.  Còn An tập cho nàng ăn những món ăn của người Việt.  Những món như Phở, Bún Bò Huế, nước mắm, bánh hỏi heo quay…  An cũng cho nàng ăn thử trứng vịt lộn, mắm nêm, và cả sầu riêng, những món có mùi khá nặng đối với người bản xứ như Jen.  Vào những dịp rảnh rỗi cuối tuần, không bận học bài thi, nàng thích cùng bạn lái xe đến khu thương mại Eden thăm nhà và để mua thức ăn của người Việt đem về trường.

Khi hội sinh viên tổ chức đêm văn nghệ Tết, với sự rủ reng của An, nàng cũng tham dự trong một tiết mục múa nón.  Nàng trong chiếc áo dài trắng, mái tóc vàng óng ả, nửa tây nửa ta, trông ngồ ngộ và rất dễ thương.  Sau lần trình diễn đó, nàng đâm ra mê chiếc áo dài của người Việt.  Nàng nói chiếc áo dài của người Việt nhìn mềm mại, trang nhã, tôn vinh vóc dáng của người thiếu nữ. Nghe Jen khen chiếc áo dài của người Việt mình, An chọc bạn rằng sẽ tìm cho Jen một người chồng Việt để nàng được mặc áo dài cho thoải thích.  Cứ tưởng đâu nhỏ bạn người Việt nói chơi ai dè, bạn làm thiệt và An đã giới thiệu Don với Jen. 

Hôm đó, sau buổi tiệc dạ vũ đêm văn nghệ tại trường, khi mọi người ra về hết, Don ở lại giúp các bạn sinh viên dọn dẹp.  Don là cựu hội trưởng hội sinh viên, nên chàng quen với rất nhiều sinh viên người Việt.  Thường những dịp văn nghệ sinh viên chàng đều tham gia, như mấy tháng vừa rồi chàng bận làm luận án và tìm nơi thực tập, nên Don ít có dịp sinh hoạt với hội sinh viên.  Những buổi tập dợt có Jen vừa qua chàng đều vắng mặt, nên không biết sự hiện diện của Jen cho đến đêm văn nghệ. Đang thu dọn bãi chiến trường, thì An nắm tay Jen đến giới thiệu cùng Don:

- Chào anh Don...  Đây là bạn của em, tên Jennifer.  Và đây là Don.  Don Tran.  Anh ấy cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường.  Anh Don là anh trai của An đó...

Jen đưa tay ra bắt lấy tay Don và nói:

- Hi, Don.  Jen. Jen McKenna.  Rất hân hạnh được làm quen.

Don nhìn Jen, gật đầu chào và khen:

- Hồi nãy Jen trình diễn tiết mục múa nón đẹp lắm.  Rất hân hạnh được làm quen với Jen.

Jen quay qua An, hỏi:

- Anh ấy là anh của bạn thật à?

An cười rồi trả lời bạn:

- Không, không phải anh ruột, nhưng người Việt chúng tôi cứ ai lớn thì gọi bằng anh, như một sự lễ phép.

- Ồ... Vậy chào... Anh Don.

- Chào... Em, Jen...

Cả ba cùng cười...

Sau khi quét dọn và sắp xếp lại bàn ghế ở hội trường xong, cả nhóm trong ban tổ chức đêm văn nghệ và dạ vũ với gần hai mươi người rủ nhau đi ăn khuya để chúc mừng cho buổi văn nghệ và dạ vũ thành công.  Kể từ đó hai người quen nhau.

Mấy tháng sau, Don tốt nghiệp đại học và làm việc cho hãng Philip Morris, cách trường đại học chừng nửa giờ đồng hồ .  Mỗi ngày sau khi đi làm về, chàng đều ghé lại chung cư của nàng để đón Jen đi ăn tối.  Thỉnh thoảng, chàng cũng ở lại chung cư của nàng và được nàng đãi những món ăn do nàng nấu... Tình yêu của hai người ngọt ngào và tươi mát như cơn mưa đầu mùa xuân.  Cả hai dự định sẽ làm đám cưới sau khi Jen tốt nghiệp đại học, nhưng rồi biến cố ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cuộc đời của nàng. 

Hôm đó nàng đang ngồi trong giảng trường, nghe giáo sư giảng bài về một môn học, thì mới hay tin quân khủng bố đã tấn công hai tòa trung tâm thương mại thế giới Hoa Kỳ.  Ông giáo sư già, vội mở Tivi qua màn hình rộng để cả lớp cùng coi tin tức.  Khi thấy cảnh chiếc phi cơ đâm đầu vào tòa cao ốc, cả lớp ai cũng há mồm, che mắt kêu Trời, gọi Chúa....

Buổi sáng hôm đó, nhà trường đều cho tất cả sinh viên nghỉ học...

Biến cố ngày 11 tháng 9, Don lúc đó chỉ mới hai mươi bảy tuổi, cũng chỉ vừa mới ra trường và đi làm được một năm.  Chàng bỏ việc làm và xin phép gia đình ghi danh vào quân đội để bảo vệ cho quê hương thứ hai của mình. Chàng nói với Jen rằng, chàng phải đi. Chàng đi lính ngoài mục đích bảo vệ cho sự bình yên của đất nước này ra, chàng còn muốn đền ơn đất nước đã cưu mang gia đình chàng.  Mặc dầu Jen và gia đình không muốn để chàng đi, nhưng nàng vẫn ủng hộ lý tưởng của chàng.  Jen nói với Don rằng nàng sẽ để cho chàng đi với điều kiện là phải cưới nàng trước khi đi tòng quân.  Don nghe xong, chàng cự tuyệt và không đồng ý với nàng.  Chàng sợ nếu có mệnh hệ gì thì nàng sẽ trở thành góa bụa.  Vả lại thời gian quá cấp bách, nên chàng không thể làm đám cưới với nàng trong lúc này. Mặc cho Don giải thích đủ điều, nhưng Jen vẫn quyết định làm đám cưới với chàng.  Sau cùng, cả hai quyết định sẽ dời lại việc đám cưới sau khi Jen ra trường, nhưng cả hai cùng đăng ký kết hôn tại tòa thị chính với sự có mặt của An, và cả bố mẹ của Don.

Rời khỏi tòa thị chính thành phố, cả hai chính thức thành vợ chồng.  Jen dọn quần áo, sách vỡ về căn nhà trọ của Don chung sống.  Dọn vào ở chung cùng nhau hơn một tháng thì chàng từ giã nàng để đi đến A Phú Hãn.  Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và A Phú Hãn là một cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ và rất nhiều binh sĩ hy sinh.

Một ngày trung tuần tháng mười hai, cuộc chiến Tora Bora giữa Hoa Kỳ và phiến quân Talaban và Al-Qaeda tại những dãy núi Tuyết vùng phía đông của A Phú Hãn đã cướp đi sinh mạng của Don.  Khi hay tin Don hy sinh vì tổ quốc, cũng là lúc nàng biết mình có mang.  Cuộc đời thật trớ trêu, vui, buồn đều ập xuống cùng một lúc.  Một cô sinh viên chỉ ngoài hai mươi mà phải gánh chịu những tổn thương trong tâm hồn như nàng.  Nhiều lúc, ở nhà một mình, nàng muốn kết thúc cuộc sống nhiều đau thương này.  Nhưng, nghĩ đến con, đến mầm sống của Don một ngày một lớn trong bụng của mình, nàng đành gạt nước mặt, bỏ qua buồn tủi mà tiếp tục hướng tới.  Nàng chú tâm vào sách vỡ, học hành, để tìm quên đi những nỗi buồn mất chồng. 

Người ta thường nói thời gian là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu những vết thương lòng. Sau khi sinh con và ra trường với tấm bằng dược sĩ, nàng làm việc cho hãng bán thuốc CVS.  Và nàng cũng tìm được hạnh phúc bên người chồng bản xứ.  Cuộc sống gia đình của nàng êm đềm trôi qua.

Thoáng đó đã được mười tám năm.  Giờ đây cầm chiếc áo dài trên tay, khuôn mặt của Don chợt hiện ra trong tâm tưởng của nàng.  Quá khứ tưởng như xếp lại theo chiếc áo dài cất kín vào ngăn tủ, nhưng không những hình ảnh của Don vẫn còn đầy ấp trong trí nhớ của nàng.  Jen nâng niu chiếc áo dài, im lặng.  Đôi mắt nàng nhìn xa xăm.  Chợt nàng giật mình khi nghe tiếng con gái gọi:

- Mẹ ơi... Mẹ có sao không?

- Ờ... Ồ... Mẹ... Mẹ không có gì... À, hôm nay sinh nhật mười tám của con và con cũng chuẩn bị vào đại học, mẹ có món quà này tặng cho con. 

- Cái gì vậy mẹ?

- Đây này.  Con xem...

Annie nhận chiếc áo dài từ tay mẹ và mở nó ra coi.  Cô nhìn mẹ, chờ đợi.  Jen nhìn con trìu mến rồi giải thích cho con hiểu kỷ vật mà nàng đang trao tặng con.  Annie ôm chầm lấy mẹ.  Hai mẹ con cùng khóc.  Những giọt nước mắt hạnh phúc.  Nàng nói với con:

- Mẹ hy vọng một ngày nào đó, khi con lấy chồng, con có thể mặc chiếc áo này thay mẹ.  Mẹ biết hình ảnh ba ruột của con rất mơ hồ trong tâm trí của con.  Nhưng mẹ hy vọng rằng, con hãy nhớ về nguồn cội của mình.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,788
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến