Hôm nay,  

Chiếc Áo Dài Cưới

06/10/202223:19:00(Xem: 3042)

7-10-2022-_20-pages-AB-A1-FULL-COLOR-3
Tác giả Võ Phú nhận giải Danh Dự VVNM năm 2019 (hình đầu tiên từ phía trái).


Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

*
 
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng.  Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh.  Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học.  Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don.  Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University.  Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh.  Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà.  Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai.  Don là người gốc Mỹ gốc Việt.  Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.  Nhưng sau khi thi vào quốc tịch Mỹ, chàng đổi tên Đức thành Don cho người bản xứ dễ gọi.  Jen quen Don sau một buổi dạ vũ của Hội Sinh Viên Việt Nam tại trường qua sự giới thiệu của một người bạn, An.  An, cô bạn chung phòng ký túc xá với nàng khi cả hai cùng học năm đầu.  Một sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay do duyên số mà trường đã sắp xếp cho nàng ở chung với một cô sinh viên nhỏ con có mái tóc dài người Á Đông.  Chắc có lẽ giữa nàng và An có vài điều gì đó hợp nhau, nên mới chia sẻ cùng nhau căn phòng ký túc xá chật hẹp ở năm đầu đại.  Và thật vậy, sau một năm học ở chung, cả hai càng thân nhau.  Nàng giúp An cách phát âm tiếng Anh theo đúng giọng của người bản.  Còn An tập cho nàng ăn những món ăn của người Việt.  Những món như Phở, Bún Bò Huế, nước mắm, bánh hỏi heo quay…  An cũng cho nàng ăn thử trứng vịt lộn, mắm nêm, và cả sầu riêng, những món có mùi khá nặng đối với người bản xứ như Jen.  Vào những dịp rảnh rỗi cuối tuần, không bận học bài thi, nàng thích cùng bạn lái xe đến khu thương mại Eden thăm nhà và để mua thức ăn của người Việt đem về trường.

Khi hội sinh viên tổ chức đêm văn nghệ Tết, với sự rủ reng của An, nàng cũng tham dự trong một tiết mục múa nón.  Nàng trong chiếc áo dài trắng, mái tóc vàng óng ả, nửa tây nửa ta, trông ngồ ngộ và rất dễ thương.  Sau lần trình diễn đó, nàng đâm ra mê chiếc áo dài của người Việt.  Nàng nói chiếc áo dài của người Việt nhìn mềm mại, trang nhã, tôn vinh vóc dáng của người thiếu nữ. Nghe Jen khen chiếc áo dài của người Việt mình, An chọc bạn rằng sẽ tìm cho Jen một người chồng Việt để nàng được mặc áo dài cho thoải thích.  Cứ tưởng đâu nhỏ bạn người Việt nói chơi ai dè, bạn làm thiệt và An đã giới thiệu Don với Jen. 

Hôm đó, sau buổi tiệc dạ vũ đêm văn nghệ tại trường, khi mọi người ra về hết, Don ở lại giúp các bạn sinh viên dọn dẹp.  Don là cựu hội trưởng hội sinh viên, nên chàng quen với rất nhiều sinh viên người Việt.  Thường những dịp văn nghệ sinh viên chàng đều tham gia, như mấy tháng vừa rồi chàng bận làm luận án và tìm nơi thực tập, nên Don ít có dịp sinh hoạt với hội sinh viên.  Những buổi tập dợt có Jen vừa qua chàng đều vắng mặt, nên không biết sự hiện diện của Jen cho đến đêm văn nghệ. Đang thu dọn bãi chiến trường, thì An nắm tay Jen đến giới thiệu cùng Don:

- Chào anh Don...  Đây là bạn của em, tên Jennifer.  Và đây là Don.  Don Tran.  Anh ấy cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường.  Anh Don là anh trai của An đó...

Jen đưa tay ra bắt lấy tay Don và nói:

- Hi, Don.  Jen. Jen McKenna.  Rất hân hạnh được làm quen.

Don nhìn Jen, gật đầu chào và khen:

- Hồi nãy Jen trình diễn tiết mục múa nón đẹp lắm.  Rất hân hạnh được làm quen với Jen.

Jen quay qua An, hỏi:

- Anh ấy là anh của bạn thật à?

An cười rồi trả lời bạn:

- Không, không phải anh ruột, nhưng người Việt chúng tôi cứ ai lớn thì gọi bằng anh, như một sự lễ phép.

- Ồ... Vậy chào... Anh Don.

- Chào... Em, Jen...

Cả ba cùng cười...

Sau khi quét dọn và sắp xếp lại bàn ghế ở hội trường xong, cả nhóm trong ban tổ chức đêm văn nghệ và dạ vũ với gần hai mươi người rủ nhau đi ăn khuya để chúc mừng cho buổi văn nghệ và dạ vũ thành công.  Kể từ đó hai người quen nhau.

Mấy tháng sau, Don tốt nghiệp đại học và làm việc cho hãng Philip Morris, cách trường đại học chừng nửa giờ đồng hồ .  Mỗi ngày sau khi đi làm về, chàng đều ghé lại chung cư của nàng để đón Jen đi ăn tối.  Thỉnh thoảng, chàng cũng ở lại chung cư của nàng và được nàng đãi những món ăn do nàng nấu... Tình yêu của hai người ngọt ngào và tươi mát như cơn mưa đầu mùa xuân.  Cả hai dự định sẽ làm đám cưới sau khi Jen tốt nghiệp đại học, nhưng rồi biến cố ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cuộc đời của nàng. 

Hôm đó nàng đang ngồi trong giảng trường, nghe giáo sư giảng bài về một môn học, thì mới hay tin quân khủng bố đã tấn công hai tòa trung tâm thương mại thế giới Hoa Kỳ.  Ông giáo sư già, vội mở Tivi qua màn hình rộng để cả lớp cùng coi tin tức.  Khi thấy cảnh chiếc phi cơ đâm đầu vào tòa cao ốc, cả lớp ai cũng há mồm, che mắt kêu Trời, gọi Chúa....

Buổi sáng hôm đó, nhà trường đều cho tất cả sinh viên nghỉ học...

Biến cố ngày 11 tháng 9, Don lúc đó chỉ mới hai mươi bảy tuổi, cũng chỉ vừa mới ra trường và đi làm được một năm.  Chàng bỏ việc làm và xin phép gia đình ghi danh vào quân đội để bảo vệ cho quê hương thứ hai của mình. Chàng nói với Jen rằng, chàng phải đi. Chàng đi lính ngoài mục đích bảo vệ cho sự bình yên của đất nước này ra, chàng còn muốn đền ơn đất nước đã cưu mang gia đình chàng.  Mặc dầu Jen và gia đình không muốn để chàng đi, nhưng nàng vẫn ủng hộ lý tưởng của chàng.  Jen nói với Don rằng nàng sẽ để cho chàng đi với điều kiện là phải cưới nàng trước khi đi tòng quân.  Don nghe xong, chàng cự tuyệt và không đồng ý với nàng.  Chàng sợ nếu có mệnh hệ gì thì nàng sẽ trở thành góa bụa.  Vả lại thời gian quá cấp bách, nên chàng không thể làm đám cưới với nàng trong lúc này. Mặc cho Don giải thích đủ điều, nhưng Jen vẫn quyết định làm đám cưới với chàng.  Sau cùng, cả hai quyết định sẽ dời lại việc đám cưới sau khi Jen ra trường, nhưng cả hai cùng đăng ký kết hôn tại tòa thị chính với sự có mặt của An, và cả bố mẹ của Don.

Rời khỏi tòa thị chính thành phố, cả hai chính thức thành vợ chồng.  Jen dọn quần áo, sách vỡ về căn nhà trọ của Don chung sống.  Dọn vào ở chung cùng nhau hơn một tháng thì chàng từ giã nàng để đi đến A Phú Hãn.  Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và A Phú Hãn là một cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ và rất nhiều binh sĩ hy sinh.

Một ngày trung tuần tháng mười hai, cuộc chiến Tora Bora giữa Hoa Kỳ và phiến quân Talaban và Al-Qaeda tại những dãy núi Tuyết vùng phía đông của A Phú Hãn đã cướp đi sinh mạng của Don.  Khi hay tin Don hy sinh vì tổ quốc, cũng là lúc nàng biết mình có mang.  Cuộc đời thật trớ trêu, vui, buồn đều ập xuống cùng một lúc.  Một cô sinh viên chỉ ngoài hai mươi mà phải gánh chịu những tổn thương trong tâm hồn như nàng.  Nhiều lúc, ở nhà một mình, nàng muốn kết thúc cuộc sống nhiều đau thương này.  Nhưng, nghĩ đến con, đến mầm sống của Don một ngày một lớn trong bụng của mình, nàng đành gạt nước mặt, bỏ qua buồn tủi mà tiếp tục hướng tới.  Nàng chú tâm vào sách vỡ, học hành, để tìm quên đi những nỗi buồn mất chồng. 

Người ta thường nói thời gian là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu những vết thương lòng. Sau khi sinh con và ra trường với tấm bằng dược sĩ, nàng làm việc cho hãng bán thuốc CVS.  Và nàng cũng tìm được hạnh phúc bên người chồng bản xứ.  Cuộc sống gia đình của nàng êm đềm trôi qua.

Thoáng đó đã được mười tám năm.  Giờ đây cầm chiếc áo dài trên tay, khuôn mặt của Don chợt hiện ra trong tâm tưởng của nàng.  Quá khứ tưởng như xếp lại theo chiếc áo dài cất kín vào ngăn tủ, nhưng không những hình ảnh của Don vẫn còn đầy ấp trong trí nhớ của nàng.  Jen nâng niu chiếc áo dài, im lặng.  Đôi mắt nàng nhìn xa xăm.  Chợt nàng giật mình khi nghe tiếng con gái gọi:

- Mẹ ơi... Mẹ có sao không?

- Ờ... Ồ... Mẹ... Mẹ không có gì... À, hôm nay sinh nhật mười tám của con và con cũng chuẩn bị vào đại học, mẹ có món quà này tặng cho con. 

- Cái gì vậy mẹ?

- Đây này.  Con xem...

Annie nhận chiếc áo dài từ tay mẹ và mở nó ra coi.  Cô nhìn mẹ, chờ đợi.  Jen nhìn con trìu mến rồi giải thích cho con hiểu kỷ vật mà nàng đang trao tặng con.  Annie ôm chầm lấy mẹ.  Hai mẹ con cùng khóc.  Những giọt nước mắt hạnh phúc.  Nàng nói với con:

- Mẹ hy vọng một ngày nào đó, khi con lấy chồng, con có thể mặc chiếc áo này thay mẹ.  Mẹ biết hình ảnh ba ruột của con rất mơ hồ trong tâm trí của con.  Nhưng mẹ hy vọng rằng, con hãy nhớ về nguồn cội của mình.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,744
Dưới ánh nắng chiều chói chang, nhìn những quân nhân huấn luyện oai vệ với tác phong nghiêm chỉnh, các nam nữ tân binh mạnh mẽ, nhanh lẹ trong quân phục của người lính, ba-lô nặng trĩu trên vai đi đứng thao tác gọn gàng ngoài sân trường, các cô cậu học sinh thích thú xầm xì to nhỏ với người thân. Đi ngang cổng chính chúng tôi thấy câu phương châm của trường được ghi đậm trên cao “ We will not lie, steal, or cheat, nor tolerate among us anyone who does ” như một huấn từ của khóa sinh. Kế tiếp, chúng tôi được đưa tới sân cờ nơi có một bức tường đá đen dài gần ba thước hơi uốn cong có ghi tên các sĩ quan tử trận trong chiến tranh với dòng chữ được khắc như sau “ In Memory Of Our Fellow Graduates Who Have Fallen in Battle.” để mặc niệm!
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều, lần cuối trong đời cha được ôm chặt bé Bi vào lòng nghe con khẽ gọi hai tiếng “Cha ơi!…”
Quốc Kỳ của một quốc gia dĩ nhiên luôn luôn phải được tôn kính, yêu mến và trân trọng từ người dân của đất nước đó, bởi mỗi một đất nước vĩnh viễn chỉ có một Tổ Quốc và một Màu Cờ, nhưng bất hạnh thay lịch sử đã ghi lại biết bao nhiêu quốc gia sau cơn binh biến, hay sau những cuộc chiến tàn khốc, đất nước đã phải thay tên đổi họ, và lá quốc kỳ cũng đành ngậm ngùi thay hình đổi dáng cho phù hợp với tình trạng đất nước. Việt Nam của Thu Quỳnh cũng cùng chung số phận bi đát đau thương như thế khi cuộc chiến Nam Bắc tương tàn vừa kết thúc.
Thằng tôi lại lợi dụng mùa đông lạnh lẽo cùng với mùa đại dịch Cô Vi dai dẳng bị nằm nhà tù lỏng nên lấy sơn dầu, khung vải và cọ vẽ vung vít làm vui. Có chị bạn rất thích tranh tôi trưng lên Facebook và than ông trời bất công quá vì tài vẽ vời và viết văn vớ va vớ vẩn của tôi. Thật ra ai cũng có tài năng không ít thì nhiều mà nếu không dùng và luyện tập thì tài năng có hay chi mấy cũng bị hao mòn và mất mát. Nên tôi sáng tác hơi nhiều tranh, chất đầy trong phòng ngủ của cậu con trai đã dọn đi San Francisco làm thầy lang. Hai chúng tôi đã phải bàn nhau “xuất cảng” số lượng tranh trong nhà. Bạn bè ai biết thưởng thức nghệ thuật của mình thì cho không biếu không, khi thì trưng bán trên mạng saachiart.com và Instagram, bầy tranh bán khi mùa garage sale bắt đầu và có khi liều lĩnh dựng lều bán tại các Hội Chợ nghệ thuật địa phương để ai ngưỡng mộ tranh của mình thì khuân về nhà giùm.
Còn niềm sung sướng nào bằng khi được tiếp xúc các đàn chị đàn anh, bậc thầy cô xuất chúng. Mỗi ngày tôi được tắm gội trong biển thơ, và tưởi tẩm suối văn chương. Đọc tác phẩm nào cũng đều thấy có cái hay riêng để học hỏi, tác giả này có lối văn trong sáng, tác giả kia ý tưởng hay, tác giả nọ nội dung câu chuyện luôn hướng thiện, tác giả khác sưu tập những tài liệu bổ ích..v..v...Ngoài ra hội có nhiều trò chơi thú vị như làm thơ nối tiếp vần cuối, nạp bài về chủ đề này hay chủ đề nọ để ra sách, đóng góp câu chuyện ngắn dưới 100 chữ, hoặc mục tán gẫu đùa giỡn của 2 hội đàn bà.
Ông bà trùm Nguyện là một trong những người sáng lập ra họ đạo lẻ này. Ông bà đã bước vào lứa tuổi “bát thập cổ lai hy”, định cư ở đây từ những ngày còn chân ướt chân ráo, hoang mang lẫn vui mừng, bắt đầu cuộc sống mới, tự do trên đất nước được mệnh danh là Vùng Đất của những người Can Đảm (Land of the Braves). Ông Nguyện là một cựu hạ sĩ quan ngành truyền tin của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vượt biển và đến Mỹ năm 1980. Bà Hồng, vợ ông, cùng 2 con vượt biển 3 năm sau đó rồi đoàn tụ với ông vào năm 1984. Nhiều người tỵ nạn Việt Nam khác cũng dần tìm về đây, họ sống yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Thấm thoát cho đến nay, khi cộng đồng người Việt tại Nam California phát triển không ngừng, người kéo đến “đất lành chim đậu” ngày càng tăng, các chị đã là những nhân viên thâm niên kỳ cựu tại đây, rành rẽ các luật welfare, an sinh xã hội, góp phần giúp cộng đồng Mỹ và cộng đồng Việt bằng những kinh nghiệm và bằng niềm yêu thích công việc. Nghe các chị kể nhiều câu chuyện, nhiều mảnh đời đó đây mà công việc đã cho cơ hội gặp gỡ, với tất cả niềm vui và hãnh diện, tôi cảm thấy đó cũng là sự thành công trong nghề nghiệp của các chị.
Chồng bà đánh cá ngoài biển, rồi theo người ta vượt biên đi mất. Một tay bà ở lại chèo chống nuôi con. Thời gian đầu không có tin tức gì của ông ấy. Gần chục năm sau mới thấy thơ về, nói ổng đã lấy vợ khác rồi. Ổng xin lỗi bà mong bà thông cảm, vì cuộc sống nơi xứ người khó khăn và bơ vơ quá. Bà kêu thằng hai viết thơ trả lời ba, rằng “Má hiểu hoàn cảnh của ba. Má không buồn đâu. Ba đừng lo, ráng giữ gìn sức khỏe“. Khi đọc những lời đó cho con, mắt bà ráo hoảnh. Nhưng buổi tối bà ngồi nhìn ngọn đèn dầu leo lét, nước mắt ở đâu mà cứ tuôn hoài.
Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ củ
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Nhạc sĩ Cung Tiến