Hôm nay,  

Từ Vòng Tròn Đến Đường Tròn

17/01/202210:42:00(Xem: 2249)
mít

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhìn...



Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới của ông. 

 
*

  

Hơn bốn ngàn năm, từ khi vua Hùng dựng nước, từ chữ Hán Việt đến thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ tiếng Hán Nôm càng ngày hoàn thiện... Đến khi giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1593-1660), dùng mẫu tự La Tinh (Alphabet: a,b,c...) viết tiếng Việt Nam. Từ đó tiếng Việt Nam rất dễ dàng để học hỏi cho mọi người, kể cả người ngoại quốc. Dùng mẫu tự Alphabet ở Á Đông chỉ có hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam mà thôi.

 

Nhân đọc một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, khi ông giải thích lý do mà trong toán học nên dùng chữ "đường tròn" thay thế cho chữ "vòng tròn": vì trong toán học có đường thẳng, đọan thẳng,... thì đường tròn (thay cho vòng tròn) sẽ làm cho học trò, thầy giáo dễ, hiểu dễ nhớ hơn.

Nhớ thời trung học, trong giờ Việt Văn, môn chánh tả chúng tôi thường viết sai: dấu hỏi dấu ngã, chữ C chữ T, có G không G... Trong một lần viết văn tôi viết câu "sóng vổ vô bờ", ông thầy Nguyễn Hoài nói tôi viết sai phải viết là "sóng vỗ vô bờ".

 

Tôi giải thích:

- Chữ vổ có dấu hỏi vì: vổ là vô (theo luật bằng trắc: "không, sắc, hỏi"- "huyền, nặng, ngã")

 

Thầy nói:

- Chữ vỗ ở đây có nghĩa là đập, nên chữ vỗ phải có dấu ngã.

 

Thầy dạy là muốn viết đúng phải hiểu rõ nghĩa chữ mình muốn viết: 

- Như chữ "lặn sâu" thì không có G, vì lặn nên không còn chữ G. Chữ "nghỉ ngơi" có dấu hỏi, còn chữ "suy nghĩ" có dấu ngã vì suy nghĩ phải nằm để suy nghĩ.

 

Khi vào ĐH, trong một bài tiểu luận về "sinh hoạt kinh tế", tôi bị điểm dưới trung bình, trong giờ nghỉ giải lao tôi đến hỏi thầy Hữu Làn:

 

- Thưa thầy: bài của em bị rớt, có phải do có nhiều lỗi chánh tả? Thầy giải thích:

 

- Không đúng, thầy viết tiếng Việt Nam cũng như em cũng không đúng, nhứt là dấu hỏi, dấu ngã thầy luôn bỏ dấu hỏi! Điều quan trọng là khi viết ra phải chính xác, không viết những gì mình không biết rõ ràng rồi phóng đại ra, chứng tỏ ta đây tài năng hơn người... Người đọc là những người thầy hãy lắng nghe, học hỏi.

 

Những lời thầy dạy em vẫn nhớ đến ngày nay, thâm thuý.

 

Năm 1975, chúng tôi khăn gói lên đường học tập hai tuần lễ, nhưng qua hai tuần lại quên ngày về, đổi chỗ nhiều nơi... Có vài người cùng một tổ, đội... họ "học" rất nhanh qua cách dùng chữ làm chúng tôi bất ngờ: chủ trì, hoành tráng, bức xúc, khẩn trương,... nhưng họ không hòa nhập được, sau nầy khi qua Mỹ, không ai liên lạc được với họ?

 

Theo qui luật của tạo hóa: có sinh thì có diệt để tạo sự cân bằng bền vững, nhưng những cái hay cái đẹp là hương thơm vẫn trường tồn.

 

Sư huynh Mang Hoài ở Seattle, WA là người nặng tình nặng nghĩa, hằng năm nhận tiền của các ân nhân gởi về quê nhà trợ giúp cho những thương phế binh VNCH. Huynh lập danh sách rõ ràng:

 

- Tên họ của những ân nhân, số tiền.

- Tên họ của người nhận: số quân, học khóa nào, cấp bậc, chức vụ, đơn vị,... là thương phế binh: cụt tay, cụt chân, mù mắt,... Địa chỉ 

hiện nay, số điện thoại đã nhận bao nhiêu ($50, $100,...)

 

Có lần huynh gởi email cho tôi một danh sách, trong đó có tên người nhận là nghĩa quân viên. Sao lạ quá, ngày xưa các tiểu khu, chi khu, phân chi khu có các TĐ, ĐĐ biệt lập, trung đội nghĩa quân. Trung đội nghĩa quân, có trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và nghĩa quân. Tôi thắc mắc hỏi huynh:

 

- Ngày xưa chỉ có nghĩa quân sao nay lại có thêm nghĩa quân Viên, chắc ông nầy bà con với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên? Huynh chỉ cười trừ.

 

Thời gian lặng lẽ trôi qua, thế hệ trẻ trưởng thành là niềm vui của những người lính già. 

Một ngày cuối tuần tôi cùng gia đình đi chợ Food Town, Nam Florida nơi có đông người Việt Nam định cư, được tiếp chuyện với hai người Việt trẻ tuổi. Hai cháu cho biết từ California qua đây được vài năm... cháu hỏi tôi ở đây lâu chưa, làm chủ được mấy căn nhà? Làm tôi bất ngờ, ngạc nhiên. Thế hệ "Millennial" có khác, cố gắng làm, mua nhà đất góp phần làm cho thị trường thêm náo nhiệt.

 

Trong một lần khác, tôi được tiếp chuyện với Lê đến từ Tampa, Florida, cô đến Mỹ khi còn học trung học; cháu rất mê trái cây Việt Nam nhất là mít, vải,... thấy vậy tôi tặng cháu một trái mít chín. Cháu giỏi tiếng Việt, sẵn dịp tôi đưa bài thơ về trái mít cho cháu xem, khi đọc xong bài thơ cháu nói tôi viết sai chánh tả: chữ QUÍ phải viết là QUÝ mới đúng! Tôi bất ngờ, chắc là Lê không quen với cách dùng chữ của người xưa.

Hương xuân vội vã qua nhanh

Nhớ ơi là nhớ mái xanh, ngày nào

Chồi non, lộc biếc vươn cao

Lắm mơ, nhiều mộng, ngọt ngào tuổi thơ.

 

Trời cao, mây trắng lững lờ

Ngày đêm nóng ẩm, đón chờ hè sang

Vườn cây trái chín ửng vàng

Chờ người biết quí, trái vàng trên cây.

 

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhỉn

"Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình

Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên

 

Đem vô, cắt xéo, cắt xuyên

Múi vàng ngọt lịệm, ăn liền quá ngon.

Trên cây, trái chín vẫn còn

Vui lòng, đem đến người cần, làm ơn...

 

Mỗi khi trời đất giận hờn

Cuồng phong bão lũ, không còn thứ chi 

Ba sáu năm ngày, thắm thoát qua đi

Hương xuân ngày ấy, có gì cho nhau.

 

Người ơi, còn nhớ xuân nào?

Bao nhiêu mộng ước, ngọt ngào đi qua

Nhớ ơi là nhớ, xuân xa

Người đi, kẻ đến thấy gần mà thật xa

 

Mưa giăng giăng, bóng ai nhạt nhòa...

 

 

Một buổi chiều, tôi đi làm về, thì đứa con gọi cho biết là có người đến mua mít, nhưng chạy loanh quanh không tìm ra nhà, có thể do trời tối, tôi vội vàng ra trước đường để đón. Một cháu trai, từ Bắc CA, qua Mỹ từ năm 1990, đang làm ở Miami Children Hospital, gần nhà tôi. Cháu không nói ra nhưng qua phong cách, nếu tôi không lầm thì cháu là MD. Cháu nói làm ở đây khá lâu, nhưng tìm người Việt Nam để nói chuyện quá khó.

 

Sau khi đem mấy trái mít ra xe, nhìn hai cây vú sữa, tôi nói:

- Cây lớn tôi trồng trên 10 năm nhưng không có hoa trái gì hết, chắc là vú sữa đực (đực làm sao ra trái, cây đu đủ đực cũng vậy).

- Còn cây nhỏ do nhà tôi trồng được 5 năm, năm rồi có hoa, hy vọng năm nay sẽ có trái.

 

Tôi đem chuyện lớp trẻ ngày nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam kể lại cho người bạn vừa qua Mỹ định cư gần đây; theo ý của bạn là tôi cần phải học thêm để dễ dàng trò chuyện với người Việt sau nầy, vì họ càng ngày càng nhiều, chúng ta càng ngày càng ít đi!


Tôi chỉ còn thốt lên đâu rồi: đường tròn, đường thẳng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trân trọng giải thích khi dùng chữ "vòng tròn thành đường tròn".

 

Y Châu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Ngày ban tổ chức làm lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ, tôi và ông xã xem qua hình ảnh, và vài ngày sau được xem cả chương trình qua đài SBTN mà một thân hữu gửi link. Buổi lễ trang trọng, ấm cúng, phần ca nhạc là những nhạc phẩm giá trị được trình bày qua những tiếng hát có nội lực. Tôi được thấy những khuôn mặt xưa nay chỉ biết tên qua các bài dự thi, được biết thêm nhiều điều rất thú vị. Thấy tôi ngẩn ngơ tiếc nuối, ông xã tôi lại… khơi mào: - Lần trước em gửi chục bài, vậy lần này còn …ý tưởng gì để dự thi nữa không? Tôi ỡm ờ: - Dĩ nhiên là vẫn còn, anh...đợi đấy...!
Mỗi năm tết đến, không riêng thời tiết, không gian đầy hoài niệm vì sắp thêm một năm nữa đi qua, lòng người cũng bâng khuâng trước tương lai năm mới sắp đến, luyến tiếc mất còn trong năm cũ sắp hết và đặc biệt là không bao giờ trở lại. Rồi năm mới đến sẽ ra sao với tuổi đời ngày càng chồng chất những lo toan, muộn phiền. Thế là hoài niệm cứ tuôn chảy, nhìn về tương lai như bầu trời xám bên ngoài khung cửa. Còn chăng những vui buồn đã qua, những buồn vui không mong sẽ đến.
Không biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.
Đã từ lâu, tôi thường lấy ngày nghỉ để ở nhà suốt từ Giáng Sinh qua năm mới, Tết Việt cũng nghỉ ở nhà, dù chẳng làm gì hay phải đi đâu? Lý do nghỉ chỉ đơn giản là đi làm hoài sẽ hết việc cho người khác. Nhưng ở nhà, ở không lại hay nhớ nhà, nhớ quê với thời tiết, không gian cuối năm thường gợi nhớ. Biết nhớ nhiều không phải là tốt, nhưng quên hết liệu có phải là quên hay cố quên tức là nhớ nhất, nhớ nhất tức là quên thật rồi. Nhớ câu thơ của Bùi tiên sinh, “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Câu thơ lý giải thế nào là tri kỷ, tri âm hay nhất mà tôi từng đọc được. Nhưng nhớ tri kỷ khác với nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ quê. Người ta, ai cũng cần một nơi để về thì đó chính là nhà mình, quê mình. Ai cũng có đặc thù văn hoá của dân tộc mình thì đặc thù văn hoá của người Việt là Tết, nên nhớ Tết là cảm giác chung của người Việt xa quê chứ không riêng gì ai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Hai năm đại dịch tác giả ngưng bút ít viết, quay trở lại tác giả gởi một lúc ba bài đầu năm 2022 - Mong tác giả năm Nhâm Dần thăng tiến nhiều hứng khởi viết nhiều, viết khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 chúng tôi bị giới hạn đi chơi nhưng nay Minnesota được thả lỏng hơn và kế hoạch đi du lịch lại được bàn đến (lúc này Omicron chưa xuất hiện). Ngay lúc đó khoảng mùa xuân năm 2021 Hãng Hỏa Xa Hoa Kỳ Amtrak quảng cáo hạ giá vé xe lửa vì số hành khách giảm nguyên do chính là đại dịch COVID-19 gây ra. Vé đi 10 chuyến trong một tháng chỉ mất 299 đô la hạng bình dân (coach). Chúng tôi không bỏ lỡ dịp may hiếm có này nên chụp ngay cơ hội làm một chuyến khám phá nước Mỹ bằng cách cưỡi con ngựa sắt vĩ đại vì dân Mỹ gọi xe lửa là “great iron horse”.
Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến. Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên).
Dù những cơn gió lành lạnh cuối đông vẫn đang chờn vờn trên những ngọn cây, nhưng không khí của mùa xuân hình như đã bắt đầu man mác trong không gian. Bên cạnh những nhánh cây khẳng khiu trơ trụi đã có một vài búp lá xanh non đâm chồi nẩy lộc .Vạn vật như đang chờ đón những làn gió ấm cho những đóa cúc vàng tươi rực rỡ , cho những cánh mai nhẹ nhàng rung trong nắng sớm. Mùa xuân đã hiện hữu nơi đây để lòng mình vui như trẩy hội và theo truyền thống, các bạn hãy cùng tôi khai bút đầu năm, bạn nhé .
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất ông viết về chuyện đời thăng trầm của người đàn ông từ Việt Sang Mỹ trở lại Việt Nam.
Nhạc sĩ Cung Tiến