Hôm nay,  

Từ Vòng Tròn Đến Đường Tròn

17/01/202210:42:00(Xem: 2250)
mít

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhìn...



Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới của ông. 

 
*

  

Hơn bốn ngàn năm, từ khi vua Hùng dựng nước, từ chữ Hán Việt đến thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ tiếng Hán Nôm càng ngày hoàn thiện... Đến khi giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1593-1660), dùng mẫu tự La Tinh (Alphabet: a,b,c...) viết tiếng Việt Nam. Từ đó tiếng Việt Nam rất dễ dàng để học hỏi cho mọi người, kể cả người ngoại quốc. Dùng mẫu tự Alphabet ở Á Đông chỉ có hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam mà thôi.

 

Nhân đọc một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, khi ông giải thích lý do mà trong toán học nên dùng chữ "đường tròn" thay thế cho chữ "vòng tròn": vì trong toán học có đường thẳng, đọan thẳng,... thì đường tròn (thay cho vòng tròn) sẽ làm cho học trò, thầy giáo dễ, hiểu dễ nhớ hơn.

Nhớ thời trung học, trong giờ Việt Văn, môn chánh tả chúng tôi thường viết sai: dấu hỏi dấu ngã, chữ C chữ T, có G không G... Trong một lần viết văn tôi viết câu "sóng vổ vô bờ", ông thầy Nguyễn Hoài nói tôi viết sai phải viết là "sóng vỗ vô bờ".

 

Tôi giải thích:

- Chữ vổ có dấu hỏi vì: vổ là vô (theo luật bằng trắc: "không, sắc, hỏi"- "huyền, nặng, ngã")

 

Thầy nói:

- Chữ vỗ ở đây có nghĩa là đập, nên chữ vỗ phải có dấu ngã.

 

Thầy dạy là muốn viết đúng phải hiểu rõ nghĩa chữ mình muốn viết: 

- Như chữ "lặn sâu" thì không có G, vì lặn nên không còn chữ G. Chữ "nghỉ ngơi" có dấu hỏi, còn chữ "suy nghĩ" có dấu ngã vì suy nghĩ phải nằm để suy nghĩ.

 

Khi vào ĐH, trong một bài tiểu luận về "sinh hoạt kinh tế", tôi bị điểm dưới trung bình, trong giờ nghỉ giải lao tôi đến hỏi thầy Hữu Làn:

 

- Thưa thầy: bài của em bị rớt, có phải do có nhiều lỗi chánh tả? Thầy giải thích:

 

- Không đúng, thầy viết tiếng Việt Nam cũng như em cũng không đúng, nhứt là dấu hỏi, dấu ngã thầy luôn bỏ dấu hỏi! Điều quan trọng là khi viết ra phải chính xác, không viết những gì mình không biết rõ ràng rồi phóng đại ra, chứng tỏ ta đây tài năng hơn người... Người đọc là những người thầy hãy lắng nghe, học hỏi.

 

Những lời thầy dạy em vẫn nhớ đến ngày nay, thâm thuý.

 

Năm 1975, chúng tôi khăn gói lên đường học tập hai tuần lễ, nhưng qua hai tuần lại quên ngày về, đổi chỗ nhiều nơi... Có vài người cùng một tổ, đội... họ "học" rất nhanh qua cách dùng chữ làm chúng tôi bất ngờ: chủ trì, hoành tráng, bức xúc, khẩn trương,... nhưng họ không hòa nhập được, sau nầy khi qua Mỹ, không ai liên lạc được với họ?

 

Theo qui luật của tạo hóa: có sinh thì có diệt để tạo sự cân bằng bền vững, nhưng những cái hay cái đẹp là hương thơm vẫn trường tồn.

 

Sư huynh Mang Hoài ở Seattle, WA là người nặng tình nặng nghĩa, hằng năm nhận tiền của các ân nhân gởi về quê nhà trợ giúp cho những thương phế binh VNCH. Huynh lập danh sách rõ ràng:

 

- Tên họ của những ân nhân, số tiền.

- Tên họ của người nhận: số quân, học khóa nào, cấp bậc, chức vụ, đơn vị,... là thương phế binh: cụt tay, cụt chân, mù mắt,... Địa chỉ 

hiện nay, số điện thoại đã nhận bao nhiêu ($50, $100,...)

 

Có lần huynh gởi email cho tôi một danh sách, trong đó có tên người nhận là nghĩa quân viên. Sao lạ quá, ngày xưa các tiểu khu, chi khu, phân chi khu có các TĐ, ĐĐ biệt lập, trung đội nghĩa quân. Trung đội nghĩa quân, có trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và nghĩa quân. Tôi thắc mắc hỏi huynh:

 

- Ngày xưa chỉ có nghĩa quân sao nay lại có thêm nghĩa quân Viên, chắc ông nầy bà con với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên? Huynh chỉ cười trừ.

 

Thời gian lặng lẽ trôi qua, thế hệ trẻ trưởng thành là niềm vui của những người lính già. 

Một ngày cuối tuần tôi cùng gia đình đi chợ Food Town, Nam Florida nơi có đông người Việt Nam định cư, được tiếp chuyện với hai người Việt trẻ tuổi. Hai cháu cho biết từ California qua đây được vài năm... cháu hỏi tôi ở đây lâu chưa, làm chủ được mấy căn nhà? Làm tôi bất ngờ, ngạc nhiên. Thế hệ "Millennial" có khác, cố gắng làm, mua nhà đất góp phần làm cho thị trường thêm náo nhiệt.

 

Trong một lần khác, tôi được tiếp chuyện với Lê đến từ Tampa, Florida, cô đến Mỹ khi còn học trung học; cháu rất mê trái cây Việt Nam nhất là mít, vải,... thấy vậy tôi tặng cháu một trái mít chín. Cháu giỏi tiếng Việt, sẵn dịp tôi đưa bài thơ về trái mít cho cháu xem, khi đọc xong bài thơ cháu nói tôi viết sai chánh tả: chữ QUÍ phải viết là QUÝ mới đúng! Tôi bất ngờ, chắc là Lê không quen với cách dùng chữ của người xưa.

Hương xuân vội vã qua nhanh

Nhớ ơi là nhớ mái xanh, ngày nào

Chồi non, lộc biếc vươn cao

Lắm mơ, nhiều mộng, ngọt ngào tuổi thơ.

 

Trời cao, mây trắng lững lờ

Ngày đêm nóng ẩm, đón chờ hè sang

Vườn cây trái chín ửng vàng

Chờ người biết quí, trái vàng trên cây.

 

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhỉn

"Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình

Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên

 

Đem vô, cắt xéo, cắt xuyên

Múi vàng ngọt lịệm, ăn liền quá ngon.

Trên cây, trái chín vẫn còn

Vui lòng, đem đến người cần, làm ơn...

 

Mỗi khi trời đất giận hờn

Cuồng phong bão lũ, không còn thứ chi 

Ba sáu năm ngày, thắm thoát qua đi

Hương xuân ngày ấy, có gì cho nhau.

 

Người ơi, còn nhớ xuân nào?

Bao nhiêu mộng ước, ngọt ngào đi qua

Nhớ ơi là nhớ, xuân xa

Người đi, kẻ đến thấy gần mà thật xa

 

Mưa giăng giăng, bóng ai nhạt nhòa...

 

 

Một buổi chiều, tôi đi làm về, thì đứa con gọi cho biết là có người đến mua mít, nhưng chạy loanh quanh không tìm ra nhà, có thể do trời tối, tôi vội vàng ra trước đường để đón. Một cháu trai, từ Bắc CA, qua Mỹ từ năm 1990, đang làm ở Miami Children Hospital, gần nhà tôi. Cháu không nói ra nhưng qua phong cách, nếu tôi không lầm thì cháu là MD. Cháu nói làm ở đây khá lâu, nhưng tìm người Việt Nam để nói chuyện quá khó.

 

Sau khi đem mấy trái mít ra xe, nhìn hai cây vú sữa, tôi nói:

- Cây lớn tôi trồng trên 10 năm nhưng không có hoa trái gì hết, chắc là vú sữa đực (đực làm sao ra trái, cây đu đủ đực cũng vậy).

- Còn cây nhỏ do nhà tôi trồng được 5 năm, năm rồi có hoa, hy vọng năm nay sẽ có trái.

 

Tôi đem chuyện lớp trẻ ngày nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam kể lại cho người bạn vừa qua Mỹ định cư gần đây; theo ý của bạn là tôi cần phải học thêm để dễ dàng trò chuyện với người Việt sau nầy, vì họ càng ngày càng nhiều, chúng ta càng ngày càng ít đi!


Tôi chỉ còn thốt lên đâu rồi: đường tròn, đường thẳng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trân trọng giải thích khi dùng chữ "vòng tròn thành đường tròn".

 

Y Châu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,382
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Trong một ngày, căn cứ vào mặt trời, phải phân biệt ba thời điểm: sáng, trưa, chiều. Buổi sáng mặt trời chưa mọc hoặc mới lên, cá thường lên gần mặt nước. Đến khi mặt trời lên cao, ánh nắng gay gắt, cá lặn xuống sâu hơn. Đến chiều thì trở lại tình trạng ban sáng. Từ quy luật đó, người đi câu mới chỉnh lại vị trí lưỡi câu cho thích hợp. Sáng sớm hoặc chiều tối thường câu được nhiều cá hơn buổi trưa.
Thiệt tình mà nói, nếu gần mười năm về trước khi tuổi đời mấp mé 65, là tuổi chính thức được hưởng medicare và đồng thời nhận được tiền an sinh xã hội. Nếu có bạn bè nào cắc cớ hỏi: “Đã sẵn sàng về hưu chưa bà bạn?” Tôi sẽ từ tốn trả lời, “Dạ chưa bao giờ nghĩ đến.” Tôi rất thích công việc làm trong bịnh viện, săn sóc an ủi bịnh nhân và nhất là không khí dễ chịu. Đối xử như trong gia đình của những bạn đồng nghiệp, trẻ cũng như già, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau từ vật chất đến tinh thần! Làm sao tôi quên được trong tuần lễ đầu nhận việc tháng 7, năm 1975. Những ân cần chỉ bảo tận tình trong nghề điều dưỡng của các bậc đàn anh đàn chị. Dù tôi đã may mắn theo học ngành này tại Mỹ từ năm 1970 đến 1974. Rồi tốt nghiệp và về lại Việt Nam làm việc. Cho đến lúc dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4 năm 75, tôi đã ra đi giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Với đôi bàn tay trắng, như hàng triệu đồng bào khác đã chọn hai chữ “TỰ DO” làm lẽ sống.
Hắn đứng bên trụ điện ngã tư đường, dưới chân để một cái ba lô kiểu học trò. Khi đèn đỏ bật lên, xe dừng lại, hắn bước ra, chìa một tấm bìa cứng vào cửa kính xe - bên phía người lái - trên đó nguệch ngoạc mấy chữ: Homeless … No Job… Hungry – Need help! God Bless You! Khách qua đường, có người hạ cửa kính, cho hắn tiền, hắn nhét tiền vào túi, rồi giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ hài lòng; có người không hạ kính, im lặng, nhìn thẳng – coi như không có hắn bên cạnh. Hắn bỏ đi và tiếp tục chìa tấm bảng vào cửa kính xe sau. Người khách hạ kính, nói gì với hắn không ai nghe rõ, nhưng không cho tiền. Hắn bỏ đi với vẻ mặt không vui…
Thời gian đi nhanh quá! Gia đình tôi đã được định cư ở Mỹ vào ngày song thập năm 1980, khi đó tôi mới có hai mươi tám tuổi, vậy mà bây giờ tuổi đời tôi đã thành thất thập cổ lai hy! Muôn vàn cảm ơn nước Mỹ, Quê Hương thứ hai đã cưu mang gia đình tôi, cho chúng tôi đời sống yên bình, an cư lạc nghiệp nơi miền đất Hoa Kỳ Tự Do Dân Chủ và được hưởng nhiều phúc lợi Y Tế tân tiến bậc nhất thế giới, hạnh phúc ấm vui tràn đầy.
Theo thống kê của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết cứ 40 giây trôi qua thì nhân loại có một người tự tử, mỗi năm có khoảng một triệu người tự kết liễu đời mình (trung bình 2.900 người/ngày)! Con số tử vong này nhiều hơn do: sốt rét, ung thư vú, chiến tranh và tội ác gộp lại, người ta còn cho biết có từ 10 - 20 triệu ca được cứu sống mỗi năm! Hiện khoảng 350 triệu người trên thế giới đang mắc chứng trầm cảm (riêng tại Việt Nam là khoảng 25%); những dòng chữ rất khẩn thiết như: “Hãy cứu lấy người trầm cảm”, "Người tự tử không chạy trốn, mà bởi họ không còn có thể chạy trốn" vẫn thấy đây đó trên các mạng xã hội! Nhưng dường như cả thế giới đã bất lực trước “Stress” và Trầm cảm!!?
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.
Cách nay mấy năm, khi vợ chồng tôi đang ở Nha Trang, thì vào hôm trước lễ Giáng Sinh, chúng tôi nhận được tin Bambi mất. Vợ chồng tôi rất thương Bambi. Chúng tôi không có con, nên nuôi Bambi và xem nó như là con của mình. Nay nghe tin Bambi không còn nữa, cả hai chúng tôi đều rất đau lòng. Tôi huỷ bỏ các chương trình đi chơi và thăm viếng. Hai vợ chồng tôi nằm ở khách sạn, chờ ngày về lại Mỹ. Trong những ngày chờ đợi, tôi cố gắng dấu nỗi đau trong lòng và tìm cách làm cho vợ tôi quên chuyện Bambi. Nhưng tôi không thể làm cho vợ tôi tránh khỏi đớn đau. Làm sao tôi có thể an ủi được vợ tôi khi chính tôi cũng đau nhói trong tim. Hầu như cả ngày hai vợ chồng tôi nằm ôm nhau khóc. Rồi khóc... Lại khóc... Chúng tôi thấy thương và tội Bambi vô cùng! Năm ấy vợ chồng tôi đón Giáng Sinh bằng nước mắt.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Hai nước Canada và Mỹ có hầu hết những ngày Lễ giống nhau. Bên cạnh mùa Lễ lớn như Giáng Sinh, New Year, còn có chung nhiều ngày Lễ khác như Halloween, Mothers Day, Fathers Day, Memorial Day, Veterant (Remenberance Day)… nhưng có hai mùa Lễ khác ngày riêng biệt, đó là Thanksgiving Canada mừng vào ngày Thứ Hai tuần lễ thứ hai của Tháng Mười trong khi bên Mỹ mừng vào Thứ Năm tuần thứ tư của Tháng Mười Một, và dĩ nhiên ngày Quốc Khánh cũng không giống nhau.
Nhạc sĩ Cung Tiến