Hôm nay,  

Từ Vòng Tròn Đến Đường Tròn

17/01/202210:42:00(Xem: 2248)
mít

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhìn...



Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới của ông. 

 
*

  

Hơn bốn ngàn năm, từ khi vua Hùng dựng nước, từ chữ Hán Việt đến thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ tiếng Hán Nôm càng ngày hoàn thiện... Đến khi giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1593-1660), dùng mẫu tự La Tinh (Alphabet: a,b,c...) viết tiếng Việt Nam. Từ đó tiếng Việt Nam rất dễ dàng để học hỏi cho mọi người, kể cả người ngoại quốc. Dùng mẫu tự Alphabet ở Á Đông chỉ có hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam mà thôi.

 

Nhân đọc một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, khi ông giải thích lý do mà trong toán học nên dùng chữ "đường tròn" thay thế cho chữ "vòng tròn": vì trong toán học có đường thẳng, đọan thẳng,... thì đường tròn (thay cho vòng tròn) sẽ làm cho học trò, thầy giáo dễ, hiểu dễ nhớ hơn.

Nhớ thời trung học, trong giờ Việt Văn, môn chánh tả chúng tôi thường viết sai: dấu hỏi dấu ngã, chữ C chữ T, có G không G... Trong một lần viết văn tôi viết câu "sóng vổ vô bờ", ông thầy Nguyễn Hoài nói tôi viết sai phải viết là "sóng vỗ vô bờ".

 

Tôi giải thích:

- Chữ vổ có dấu hỏi vì: vổ là vô (theo luật bằng trắc: "không, sắc, hỏi"- "huyền, nặng, ngã")

 

Thầy nói:

- Chữ vỗ ở đây có nghĩa là đập, nên chữ vỗ phải có dấu ngã.

 

Thầy dạy là muốn viết đúng phải hiểu rõ nghĩa chữ mình muốn viết: 

- Như chữ "lặn sâu" thì không có G, vì lặn nên không còn chữ G. Chữ "nghỉ ngơi" có dấu hỏi, còn chữ "suy nghĩ" có dấu ngã vì suy nghĩ phải nằm để suy nghĩ.

 

Khi vào ĐH, trong một bài tiểu luận về "sinh hoạt kinh tế", tôi bị điểm dưới trung bình, trong giờ nghỉ giải lao tôi đến hỏi thầy Hữu Làn:

 

- Thưa thầy: bài của em bị rớt, có phải do có nhiều lỗi chánh tả? Thầy giải thích:

 

- Không đúng, thầy viết tiếng Việt Nam cũng như em cũng không đúng, nhứt là dấu hỏi, dấu ngã thầy luôn bỏ dấu hỏi! Điều quan trọng là khi viết ra phải chính xác, không viết những gì mình không biết rõ ràng rồi phóng đại ra, chứng tỏ ta đây tài năng hơn người... Người đọc là những người thầy hãy lắng nghe, học hỏi.

 

Những lời thầy dạy em vẫn nhớ đến ngày nay, thâm thuý.

 

Năm 1975, chúng tôi khăn gói lên đường học tập hai tuần lễ, nhưng qua hai tuần lại quên ngày về, đổi chỗ nhiều nơi... Có vài người cùng một tổ, đội... họ "học" rất nhanh qua cách dùng chữ làm chúng tôi bất ngờ: chủ trì, hoành tráng, bức xúc, khẩn trương,... nhưng họ không hòa nhập được, sau nầy khi qua Mỹ, không ai liên lạc được với họ?

 

Theo qui luật của tạo hóa: có sinh thì có diệt để tạo sự cân bằng bền vững, nhưng những cái hay cái đẹp là hương thơm vẫn trường tồn.

 

Sư huynh Mang Hoài ở Seattle, WA là người nặng tình nặng nghĩa, hằng năm nhận tiền của các ân nhân gởi về quê nhà trợ giúp cho những thương phế binh VNCH. Huynh lập danh sách rõ ràng:

 

- Tên họ của những ân nhân, số tiền.

- Tên họ của người nhận: số quân, học khóa nào, cấp bậc, chức vụ, đơn vị,... là thương phế binh: cụt tay, cụt chân, mù mắt,... Địa chỉ 

hiện nay, số điện thoại đã nhận bao nhiêu ($50, $100,...)

 

Có lần huynh gởi email cho tôi một danh sách, trong đó có tên người nhận là nghĩa quân viên. Sao lạ quá, ngày xưa các tiểu khu, chi khu, phân chi khu có các TĐ, ĐĐ biệt lập, trung đội nghĩa quân. Trung đội nghĩa quân, có trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và nghĩa quân. Tôi thắc mắc hỏi huynh:

 

- Ngày xưa chỉ có nghĩa quân sao nay lại có thêm nghĩa quân Viên, chắc ông nầy bà con với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên? Huynh chỉ cười trừ.

 

Thời gian lặng lẽ trôi qua, thế hệ trẻ trưởng thành là niềm vui của những người lính già. 

Một ngày cuối tuần tôi cùng gia đình đi chợ Food Town, Nam Florida nơi có đông người Việt Nam định cư, được tiếp chuyện với hai người Việt trẻ tuổi. Hai cháu cho biết từ California qua đây được vài năm... cháu hỏi tôi ở đây lâu chưa, làm chủ được mấy căn nhà? Làm tôi bất ngờ, ngạc nhiên. Thế hệ "Millennial" có khác, cố gắng làm, mua nhà đất góp phần làm cho thị trường thêm náo nhiệt.

 

Trong một lần khác, tôi được tiếp chuyện với Lê đến từ Tampa, Florida, cô đến Mỹ khi còn học trung học; cháu rất mê trái cây Việt Nam nhất là mít, vải,... thấy vậy tôi tặng cháu một trái mít chín. Cháu giỏi tiếng Việt, sẵn dịp tôi đưa bài thơ về trái mít cho cháu xem, khi đọc xong bài thơ cháu nói tôi viết sai chánh tả: chữ QUÍ phải viết là QUÝ mới đúng! Tôi bất ngờ, chắc là Lê không quen với cách dùng chữ của người xưa.

Hương xuân vội vã qua nhanh

Nhớ ơi là nhớ mái xanh, ngày nào

Chồi non, lộc biếc vươn cao

Lắm mơ, nhiều mộng, ngọt ngào tuổi thơ.

 

Trời cao, mây trắng lững lờ

Ngày đêm nóng ẩm, đón chờ hè sang

Vườn cây trái chín ửng vàng

Chờ người biết quí, trái vàng trên cây.

 

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhỉn

"Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình

Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên

 

Đem vô, cắt xéo, cắt xuyên

Múi vàng ngọt lịệm, ăn liền quá ngon.

Trên cây, trái chín vẫn còn

Vui lòng, đem đến người cần, làm ơn...

 

Mỗi khi trời đất giận hờn

Cuồng phong bão lũ, không còn thứ chi 

Ba sáu năm ngày, thắm thoát qua đi

Hương xuân ngày ấy, có gì cho nhau.

 

Người ơi, còn nhớ xuân nào?

Bao nhiêu mộng ước, ngọt ngào đi qua

Nhớ ơi là nhớ, xuân xa

Người đi, kẻ đến thấy gần mà thật xa

 

Mưa giăng giăng, bóng ai nhạt nhòa...

 

 

Một buổi chiều, tôi đi làm về, thì đứa con gọi cho biết là có người đến mua mít, nhưng chạy loanh quanh không tìm ra nhà, có thể do trời tối, tôi vội vàng ra trước đường để đón. Một cháu trai, từ Bắc CA, qua Mỹ từ năm 1990, đang làm ở Miami Children Hospital, gần nhà tôi. Cháu không nói ra nhưng qua phong cách, nếu tôi không lầm thì cháu là MD. Cháu nói làm ở đây khá lâu, nhưng tìm người Việt Nam để nói chuyện quá khó.

 

Sau khi đem mấy trái mít ra xe, nhìn hai cây vú sữa, tôi nói:

- Cây lớn tôi trồng trên 10 năm nhưng không có hoa trái gì hết, chắc là vú sữa đực (đực làm sao ra trái, cây đu đủ đực cũng vậy).

- Còn cây nhỏ do nhà tôi trồng được 5 năm, năm rồi có hoa, hy vọng năm nay sẽ có trái.

 

Tôi đem chuyện lớp trẻ ngày nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam kể lại cho người bạn vừa qua Mỹ định cư gần đây; theo ý của bạn là tôi cần phải học thêm để dễ dàng trò chuyện với người Việt sau nầy, vì họ càng ngày càng nhiều, chúng ta càng ngày càng ít đi!


Tôi chỉ còn thốt lên đâu rồi: đường tròn, đường thẳng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trân trọng giải thích khi dùng chữ "vòng tròn thành đường tròn".

 

Y Châu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,705
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến