Hôm nay,  

Từ Vòng Tròn Đến Đường Tròn

17/01/202210:42:00(Xem: 2251)
mít

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhìn...



Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới của ông. 

 
*

  

Hơn bốn ngàn năm, từ khi vua Hùng dựng nước, từ chữ Hán Việt đến thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ tiếng Hán Nôm càng ngày hoàn thiện... Đến khi giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1593-1660), dùng mẫu tự La Tinh (Alphabet: a,b,c...) viết tiếng Việt Nam. Từ đó tiếng Việt Nam rất dễ dàng để học hỏi cho mọi người, kể cả người ngoại quốc. Dùng mẫu tự Alphabet ở Á Đông chỉ có hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam mà thôi.

 

Nhân đọc một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, khi ông giải thích lý do mà trong toán học nên dùng chữ "đường tròn" thay thế cho chữ "vòng tròn": vì trong toán học có đường thẳng, đọan thẳng,... thì đường tròn (thay cho vòng tròn) sẽ làm cho học trò, thầy giáo dễ, hiểu dễ nhớ hơn.

Nhớ thời trung học, trong giờ Việt Văn, môn chánh tả chúng tôi thường viết sai: dấu hỏi dấu ngã, chữ C chữ T, có G không G... Trong một lần viết văn tôi viết câu "sóng vổ vô bờ", ông thầy Nguyễn Hoài nói tôi viết sai phải viết là "sóng vỗ vô bờ".

 

Tôi giải thích:

- Chữ vổ có dấu hỏi vì: vổ là vô (theo luật bằng trắc: "không, sắc, hỏi"- "huyền, nặng, ngã")

 

Thầy nói:

- Chữ vỗ ở đây có nghĩa là đập, nên chữ vỗ phải có dấu ngã.

 

Thầy dạy là muốn viết đúng phải hiểu rõ nghĩa chữ mình muốn viết: 

- Như chữ "lặn sâu" thì không có G, vì lặn nên không còn chữ G. Chữ "nghỉ ngơi" có dấu hỏi, còn chữ "suy nghĩ" có dấu ngã vì suy nghĩ phải nằm để suy nghĩ.

 

Khi vào ĐH, trong một bài tiểu luận về "sinh hoạt kinh tế", tôi bị điểm dưới trung bình, trong giờ nghỉ giải lao tôi đến hỏi thầy Hữu Làn:

 

- Thưa thầy: bài của em bị rớt, có phải do có nhiều lỗi chánh tả? Thầy giải thích:

 

- Không đúng, thầy viết tiếng Việt Nam cũng như em cũng không đúng, nhứt là dấu hỏi, dấu ngã thầy luôn bỏ dấu hỏi! Điều quan trọng là khi viết ra phải chính xác, không viết những gì mình không biết rõ ràng rồi phóng đại ra, chứng tỏ ta đây tài năng hơn người... Người đọc là những người thầy hãy lắng nghe, học hỏi.

 

Những lời thầy dạy em vẫn nhớ đến ngày nay, thâm thuý.

 

Năm 1975, chúng tôi khăn gói lên đường học tập hai tuần lễ, nhưng qua hai tuần lại quên ngày về, đổi chỗ nhiều nơi... Có vài người cùng một tổ, đội... họ "học" rất nhanh qua cách dùng chữ làm chúng tôi bất ngờ: chủ trì, hoành tráng, bức xúc, khẩn trương,... nhưng họ không hòa nhập được, sau nầy khi qua Mỹ, không ai liên lạc được với họ?

 

Theo qui luật của tạo hóa: có sinh thì có diệt để tạo sự cân bằng bền vững, nhưng những cái hay cái đẹp là hương thơm vẫn trường tồn.

 

Sư huynh Mang Hoài ở Seattle, WA là người nặng tình nặng nghĩa, hằng năm nhận tiền của các ân nhân gởi về quê nhà trợ giúp cho những thương phế binh VNCH. Huynh lập danh sách rõ ràng:

 

- Tên họ của những ân nhân, số tiền.

- Tên họ của người nhận: số quân, học khóa nào, cấp bậc, chức vụ, đơn vị,... là thương phế binh: cụt tay, cụt chân, mù mắt,... Địa chỉ 

hiện nay, số điện thoại đã nhận bao nhiêu ($50, $100,...)

 

Có lần huynh gởi email cho tôi một danh sách, trong đó có tên người nhận là nghĩa quân viên. Sao lạ quá, ngày xưa các tiểu khu, chi khu, phân chi khu có các TĐ, ĐĐ biệt lập, trung đội nghĩa quân. Trung đội nghĩa quân, có trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và nghĩa quân. Tôi thắc mắc hỏi huynh:

 

- Ngày xưa chỉ có nghĩa quân sao nay lại có thêm nghĩa quân Viên, chắc ông nầy bà con với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên? Huynh chỉ cười trừ.

 

Thời gian lặng lẽ trôi qua, thế hệ trẻ trưởng thành là niềm vui của những người lính già. 

Một ngày cuối tuần tôi cùng gia đình đi chợ Food Town, Nam Florida nơi có đông người Việt Nam định cư, được tiếp chuyện với hai người Việt trẻ tuổi. Hai cháu cho biết từ California qua đây được vài năm... cháu hỏi tôi ở đây lâu chưa, làm chủ được mấy căn nhà? Làm tôi bất ngờ, ngạc nhiên. Thế hệ "Millennial" có khác, cố gắng làm, mua nhà đất góp phần làm cho thị trường thêm náo nhiệt.

 

Trong một lần khác, tôi được tiếp chuyện với Lê đến từ Tampa, Florida, cô đến Mỹ khi còn học trung học; cháu rất mê trái cây Việt Nam nhất là mít, vải,... thấy vậy tôi tặng cháu một trái mít chín. Cháu giỏi tiếng Việt, sẵn dịp tôi đưa bài thơ về trái mít cho cháu xem, khi đọc xong bài thơ cháu nói tôi viết sai chánh tả: chữ QUÍ phải viết là QUÝ mới đúng! Tôi bất ngờ, chắc là Lê không quen với cách dùng chữ của người xưa.

Hương xuân vội vã qua nhanh

Nhớ ơi là nhớ mái xanh, ngày nào

Chồi non, lộc biếc vươn cao

Lắm mơ, nhiều mộng, ngọt ngào tuổi thơ.

 

Trời cao, mây trắng lững lờ

Ngày đêm nóng ẩm, đón chờ hè sang

Vườn cây trái chín ửng vàng

Chờ người biết quí, trái vàng trên cây.

 

Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây

Đường xa không thể đến đây, để nhỉn

"Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình

Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên

 

Đem vô, cắt xéo, cắt xuyên

Múi vàng ngọt lịệm, ăn liền quá ngon.

Trên cây, trái chín vẫn còn

Vui lòng, đem đến người cần, làm ơn...

 

Mỗi khi trời đất giận hờn

Cuồng phong bão lũ, không còn thứ chi 

Ba sáu năm ngày, thắm thoát qua đi

Hương xuân ngày ấy, có gì cho nhau.

 

Người ơi, còn nhớ xuân nào?

Bao nhiêu mộng ước, ngọt ngào đi qua

Nhớ ơi là nhớ, xuân xa

Người đi, kẻ đến thấy gần mà thật xa

 

Mưa giăng giăng, bóng ai nhạt nhòa...

 

 

Một buổi chiều, tôi đi làm về, thì đứa con gọi cho biết là có người đến mua mít, nhưng chạy loanh quanh không tìm ra nhà, có thể do trời tối, tôi vội vàng ra trước đường để đón. Một cháu trai, từ Bắc CA, qua Mỹ từ năm 1990, đang làm ở Miami Children Hospital, gần nhà tôi. Cháu không nói ra nhưng qua phong cách, nếu tôi không lầm thì cháu là MD. Cháu nói làm ở đây khá lâu, nhưng tìm người Việt Nam để nói chuyện quá khó.

 

Sau khi đem mấy trái mít ra xe, nhìn hai cây vú sữa, tôi nói:

- Cây lớn tôi trồng trên 10 năm nhưng không có hoa trái gì hết, chắc là vú sữa đực (đực làm sao ra trái, cây đu đủ đực cũng vậy).

- Còn cây nhỏ do nhà tôi trồng được 5 năm, năm rồi có hoa, hy vọng năm nay sẽ có trái.

 

Tôi đem chuyện lớp trẻ ngày nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam kể lại cho người bạn vừa qua Mỹ định cư gần đây; theo ý của bạn là tôi cần phải học thêm để dễ dàng trò chuyện với người Việt sau nầy, vì họ càng ngày càng nhiều, chúng ta càng ngày càng ít đi!


Tôi chỉ còn thốt lên đâu rồi: đường tròn, đường thẳng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trân trọng giải thích khi dùng chữ "vòng tròn thành đường tròn".

 

Y Châu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,382
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến