Hôm nay,  

Chiếc Áo Dài Cưới

06/10/202223:19:00(Xem: 3051)

7-10-2022-_20-pages-AB-A1-FULL-COLOR-3
Tác giả Võ Phú nhận giải Danh Dự VVNM năm 2019 (hình đầu tiên từ phía trái).


Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

*
 
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng.  Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh.  Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học.  Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don.  Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University.  Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh.  Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà.  Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai.  Don là người gốc Mỹ gốc Việt.  Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.  Nhưng sau khi thi vào quốc tịch Mỹ, chàng đổi tên Đức thành Don cho người bản xứ dễ gọi.  Jen quen Don sau một buổi dạ vũ của Hội Sinh Viên Việt Nam tại trường qua sự giới thiệu của một người bạn, An.  An, cô bạn chung phòng ký túc xá với nàng khi cả hai cùng học năm đầu.  Một sự tình cờ, ngẫu nhiên, hay do duyên số mà trường đã sắp xếp cho nàng ở chung với một cô sinh viên nhỏ con có mái tóc dài người Á Đông.  Chắc có lẽ giữa nàng và An có vài điều gì đó hợp nhau, nên mới chia sẻ cùng nhau căn phòng ký túc xá chật hẹp ở năm đầu đại.  Và thật vậy, sau một năm học ở chung, cả hai càng thân nhau.  Nàng giúp An cách phát âm tiếng Anh theo đúng giọng của người bản.  Còn An tập cho nàng ăn những món ăn của người Việt.  Những món như Phở, Bún Bò Huế, nước mắm, bánh hỏi heo quay…  An cũng cho nàng ăn thử trứng vịt lộn, mắm nêm, và cả sầu riêng, những món có mùi khá nặng đối với người bản xứ như Jen.  Vào những dịp rảnh rỗi cuối tuần, không bận học bài thi, nàng thích cùng bạn lái xe đến khu thương mại Eden thăm nhà và để mua thức ăn của người Việt đem về trường.

Khi hội sinh viên tổ chức đêm văn nghệ Tết, với sự rủ reng của An, nàng cũng tham dự trong một tiết mục múa nón.  Nàng trong chiếc áo dài trắng, mái tóc vàng óng ả, nửa tây nửa ta, trông ngồ ngộ và rất dễ thương.  Sau lần trình diễn đó, nàng đâm ra mê chiếc áo dài của người Việt.  Nàng nói chiếc áo dài của người Việt nhìn mềm mại, trang nhã, tôn vinh vóc dáng của người thiếu nữ. Nghe Jen khen chiếc áo dài của người Việt mình, An chọc bạn rằng sẽ tìm cho Jen một người chồng Việt để nàng được mặc áo dài cho thoải thích.  Cứ tưởng đâu nhỏ bạn người Việt nói chơi ai dè, bạn làm thiệt và An đã giới thiệu Don với Jen. 

Hôm đó, sau buổi tiệc dạ vũ đêm văn nghệ tại trường, khi mọi người ra về hết, Don ở lại giúp các bạn sinh viên dọn dẹp.  Don là cựu hội trưởng hội sinh viên, nên chàng quen với rất nhiều sinh viên người Việt.  Thường những dịp văn nghệ sinh viên chàng đều tham gia, như mấy tháng vừa rồi chàng bận làm luận án và tìm nơi thực tập, nên Don ít có dịp sinh hoạt với hội sinh viên.  Những buổi tập dợt có Jen vừa qua chàng đều vắng mặt, nên không biết sự hiện diện của Jen cho đến đêm văn nghệ. Đang thu dọn bãi chiến trường, thì An nắm tay Jen đến giới thiệu cùng Don:

- Chào anh Don...  Đây là bạn của em, tên Jennifer.  Và đây là Don.  Don Tran.  Anh ấy cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường.  Anh Don là anh trai của An đó...

Jen đưa tay ra bắt lấy tay Don và nói:

- Hi, Don.  Jen. Jen McKenna.  Rất hân hạnh được làm quen.

Don nhìn Jen, gật đầu chào và khen:

- Hồi nãy Jen trình diễn tiết mục múa nón đẹp lắm.  Rất hân hạnh được làm quen với Jen.

Jen quay qua An, hỏi:

- Anh ấy là anh của bạn thật à?

An cười rồi trả lời bạn:

- Không, không phải anh ruột, nhưng người Việt chúng tôi cứ ai lớn thì gọi bằng anh, như một sự lễ phép.

- Ồ... Vậy chào... Anh Don.

- Chào... Em, Jen...

Cả ba cùng cười...

Sau khi quét dọn và sắp xếp lại bàn ghế ở hội trường xong, cả nhóm trong ban tổ chức đêm văn nghệ và dạ vũ với gần hai mươi người rủ nhau đi ăn khuya để chúc mừng cho buổi văn nghệ và dạ vũ thành công.  Kể từ đó hai người quen nhau.

Mấy tháng sau, Don tốt nghiệp đại học và làm việc cho hãng Philip Morris, cách trường đại học chừng nửa giờ đồng hồ .  Mỗi ngày sau khi đi làm về, chàng đều ghé lại chung cư của nàng để đón Jen đi ăn tối.  Thỉnh thoảng, chàng cũng ở lại chung cư của nàng và được nàng đãi những món ăn do nàng nấu... Tình yêu của hai người ngọt ngào và tươi mát như cơn mưa đầu mùa xuân.  Cả hai dự định sẽ làm đám cưới sau khi Jen tốt nghiệp đại học, nhưng rồi biến cố ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cuộc đời của nàng. 

Hôm đó nàng đang ngồi trong giảng trường, nghe giáo sư giảng bài về một môn học, thì mới hay tin quân khủng bố đã tấn công hai tòa trung tâm thương mại thế giới Hoa Kỳ.  Ông giáo sư già, vội mở Tivi qua màn hình rộng để cả lớp cùng coi tin tức.  Khi thấy cảnh chiếc phi cơ đâm đầu vào tòa cao ốc, cả lớp ai cũng há mồm, che mắt kêu Trời, gọi Chúa....

Buổi sáng hôm đó, nhà trường đều cho tất cả sinh viên nghỉ học...

Biến cố ngày 11 tháng 9, Don lúc đó chỉ mới hai mươi bảy tuổi, cũng chỉ vừa mới ra trường và đi làm được một năm.  Chàng bỏ việc làm và xin phép gia đình ghi danh vào quân đội để bảo vệ cho quê hương thứ hai của mình. Chàng nói với Jen rằng, chàng phải đi. Chàng đi lính ngoài mục đích bảo vệ cho sự bình yên của đất nước này ra, chàng còn muốn đền ơn đất nước đã cưu mang gia đình chàng.  Mặc dầu Jen và gia đình không muốn để chàng đi, nhưng nàng vẫn ủng hộ lý tưởng của chàng.  Jen nói với Don rằng nàng sẽ để cho chàng đi với điều kiện là phải cưới nàng trước khi đi tòng quân.  Don nghe xong, chàng cự tuyệt và không đồng ý với nàng.  Chàng sợ nếu có mệnh hệ gì thì nàng sẽ trở thành góa bụa.  Vả lại thời gian quá cấp bách, nên chàng không thể làm đám cưới với nàng trong lúc này. Mặc cho Don giải thích đủ điều, nhưng Jen vẫn quyết định làm đám cưới với chàng.  Sau cùng, cả hai quyết định sẽ dời lại việc đám cưới sau khi Jen ra trường, nhưng cả hai cùng đăng ký kết hôn tại tòa thị chính với sự có mặt của An, và cả bố mẹ của Don.

Rời khỏi tòa thị chính thành phố, cả hai chính thức thành vợ chồng.  Jen dọn quần áo, sách vỡ về căn nhà trọ của Don chung sống.  Dọn vào ở chung cùng nhau hơn một tháng thì chàng từ giã nàng để đi đến A Phú Hãn.  Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và A Phú Hãn là một cuộc chiến dài nhất lịch sử nước Mỹ và rất nhiều binh sĩ hy sinh.

Một ngày trung tuần tháng mười hai, cuộc chiến Tora Bora giữa Hoa Kỳ và phiến quân Talaban và Al-Qaeda tại những dãy núi Tuyết vùng phía đông của A Phú Hãn đã cướp đi sinh mạng của Don.  Khi hay tin Don hy sinh vì tổ quốc, cũng là lúc nàng biết mình có mang.  Cuộc đời thật trớ trêu, vui, buồn đều ập xuống cùng một lúc.  Một cô sinh viên chỉ ngoài hai mươi mà phải gánh chịu những tổn thương trong tâm hồn như nàng.  Nhiều lúc, ở nhà một mình, nàng muốn kết thúc cuộc sống nhiều đau thương này.  Nhưng, nghĩ đến con, đến mầm sống của Don một ngày một lớn trong bụng của mình, nàng đành gạt nước mặt, bỏ qua buồn tủi mà tiếp tục hướng tới.  Nàng chú tâm vào sách vỡ, học hành, để tìm quên đi những nỗi buồn mất chồng. 

Người ta thường nói thời gian là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu những vết thương lòng. Sau khi sinh con và ra trường với tấm bằng dược sĩ, nàng làm việc cho hãng bán thuốc CVS.  Và nàng cũng tìm được hạnh phúc bên người chồng bản xứ.  Cuộc sống gia đình của nàng êm đềm trôi qua.

Thoáng đó đã được mười tám năm.  Giờ đây cầm chiếc áo dài trên tay, khuôn mặt của Don chợt hiện ra trong tâm tưởng của nàng.  Quá khứ tưởng như xếp lại theo chiếc áo dài cất kín vào ngăn tủ, nhưng không những hình ảnh của Don vẫn còn đầy ấp trong trí nhớ của nàng.  Jen nâng niu chiếc áo dài, im lặng.  Đôi mắt nàng nhìn xa xăm.  Chợt nàng giật mình khi nghe tiếng con gái gọi:

- Mẹ ơi... Mẹ có sao không?

- Ờ... Ồ... Mẹ... Mẹ không có gì... À, hôm nay sinh nhật mười tám của con và con cũng chuẩn bị vào đại học, mẹ có món quà này tặng cho con. 

- Cái gì vậy mẹ?

- Đây này.  Con xem...

Annie nhận chiếc áo dài từ tay mẹ và mở nó ra coi.  Cô nhìn mẹ, chờ đợi.  Jen nhìn con trìu mến rồi giải thích cho con hiểu kỷ vật mà nàng đang trao tặng con.  Annie ôm chầm lấy mẹ.  Hai mẹ con cùng khóc.  Những giọt nước mắt hạnh phúc.  Nàng nói với con:

- Mẹ hy vọng một ngày nào đó, khi con lấy chồng, con có thể mặc chiếc áo này thay mẹ.  Mẹ biết hình ảnh ba ruột của con rất mơ hồ trong tâm trí của con.  Nhưng mẹ hy vọng rằng, con hãy nhớ về nguồn cội của mình.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Nhập ngũ vào Thủ Đức sau biến cố Mậu Thân 1968 khi đang theo học năm thứ hai Cao Học Sử Địa tại Văn Khoa Saigon, anh được chọn vào Không Quân, và có lẽ do bản chất yêu thích văn nghệ với sở trường ca hát và đờn địch, anh vào làm việc trong ban Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa, đi từ cấp bậc Chuẩn Úy cho đến Đại Úy. Đầu năm 1975, anh lấy vợ, một nữ quân nhân phục vụ trong phòng Xã Hội cũng tại sư đoàn 3 Không Quân. Vợ chồng anh ở trong trại sĩ quan của đơn vị cho đến ngày mất nước. Khi anh vào tù, chị trở về quê sống với cha mẹ chị gần Cần Thơ.
Phải nhìn nhận rằng Lão là con người hiền lành, rất hiền lành! Nói theo kiểu người mình hay nói là hiền như cục đất! Lão hiền từ trong nhà ra tới ngoài đường. Chưa bao giờ lão lớn tiếng, hay nói những lời nóng nảy, cộc cằn với bất cứ ai! Cái tâm lão cũng vô cùng là hiền, hiền cả với cây cỏ, với thú vật! Lân la ngoài vườn nhiều khi thấy ớt con hoặc é quế mọc nhiều quá, mụ vợ nhổ quăng bớt. Nếu thấy được lão nhặt chúng đem đi chỗ khác trồng! Mụ kền rền, lão bảo: “Chúng nó cũng muốn sống mà!” Bất cứ con bọ nào bất chợt lọt vào trong nhà là lão túm lấy mở cửa quăng ra ngoài, vừa quăng lão vừa nói: - Đi về nhà mày đi, ở đây lâu là có cơ hội xuống ống cống đấy! Ý lão ám chỉ mụ! Mụ ghét nhất bất cứ con gì chui vào nhà, trông thấy là mụ quăng ngay vào bồn cầu, giật nước mất tích luôn!
Hôm nay trời trong, nắng vàng rực rỡ nhưng lạnh. Hàn thử biểu cho thấy buổi sáng 47độ và trưa được 54 độ F. Vào buổi chiều 16 giờ khí tượng cho biết sẽ có mưa. Từ hôm qua các con đã khuyến khích tôi đi xem hoa đào vì sợ sau cơn mưa, phần lớn hoa sẽ rơi rụng, tơi tả không còn đẹp nữa. Qua video người bạn gửi cho xem thấy hoa đào ở Tidal Basin thủ đô Hoa Thinh Đốn đã nở rộ.
Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, ban bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng - Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết - quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông …Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng, nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy. Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời …”
Hồi tôi ở trại tỵ nạn, trầy trật bốn năm trời mới vượt qua cuộc thanh lọc đáng ghét, và khi gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn thì bị từ chối, mặc dù tôi có đầy đủ gia đình ở bển. Còn chồng tôi, cả giòng họ rủ nhau đi vượt biên rất sớm, năm 1977 khi cả miền Nam đang vào cơn tàn tạ dưới bàn tay của “bên thắng cuộc”. Trong khi ở trại Mã Lai chờ phái đoàn Mỹ, thì phái đoàn Canada lơn tơn xuất hiện, gia đình chồng tôi nôn nóng thoát khỏi cuộc sống tù túng ở trại nên nhắm mắt đưa chân qua Canada định cư luôn một lèo. Sau đó, chồng tôi đi học, vào cấp ba rồi Đại Học, quyết chí thực hiện giấc mơ Mỹ Quốc năm xưa, bèn nộp vào trường Đại Học tại New York. Khi nộp đơn thì hào hứng, đến khi được nhận thì bị bà má chồng “bàn ra”, vì sợ tốn kém với số “student loan” quá lớn, chồng tôi cũng bị nản chí, không qua đó học nữa.
Thời gian gần đây, tôi đọc được bài ký sự sống động đã cho tôi một bài học trân quý về nền giáo dục của Hoa Kỳ từ tác giả Hạ Vũ, với câu chuyện “Tôi làm Cô giáo nhà trẻ Mỹ” trên mục VVNM trang Việt Báo. Tác giả kể chi tiết từng hoạt động và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ tại lớp học. Từ việc chuẩn bị môi trường sạch sẽ, an toàn và cách cho trẻ ăn uống, vệ sinh đến giấc ngủ trưa yên lành; ngay cả việc vệ sinh cho bé cũng phải hết sức kiên nhẫn và luôn dùng chữ “please” để khởi đầu và cho biết mình sắp làm gì đó cho trẻ, chữ “thank you” để cảm ơn trẻ đã cộng tác, dù việc đó là phục vụ cho chính các em.
Trong 53 năm, chúng tôi kề cận, nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc nhau để cùng xây dựng cuộc sống riêng sau khi cả hai chúng tôi học xong đại học. Chúng tôi đã có một gia đình nhỏ an vui với hai con trai. Và từ khi chúng tôi đem hai cô con gái nhà người dưng, mang về làm hai con gái ruột nhà mình thì gia đình chúng tôi có thêm ba đứa cháu. Nay, các con đã thành nhân, các cháu thì đã có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai con trai của chúng tôi đã có nghề nghiệp vững vàng, chúng đã có nhà riêng. Chúng tôi già dặn hơn cùng với sự trưởng thành của con cháu. Hai chúng tôi đã về hưu, vẫn cùng có nhau, tiếp tục nhường nhịn, chăm lo cho nhau trong những năm tháng cuối đời...
Dallas mới qua một đợt lạnh khủng hoảng sau lễ tình yêu, nghỉ học nghỉ làm tuyết đá đầy đường. Hy vọng là đợt lạnh cuối mùa vì thời tiết Texas khó đoán bởi đôi khi sang tháng tư còn tuyết. Tội nghiệp những người thích trồng, họ thường gieo hạt giống trong garage từ cuối tháng hai để sang tháng ba là đậu bắp đã cao được gang tay, cà chua non nhìn mắc ham, những cây ớt xanh mát mắt... Đợi tháng ba cho ra vườn là sớm có ăn, nhưng đầu tháng tư trời lại đổ cho trận tuyết làm cây con chết ráo. Những người mê trồng tính khôn ăn sớm nên gieo hạt trong garage từ cuối tháng hai lại hoá ra ăn muộn vì phải gieo hạt lại lần nữa.
Các nhà khoa học có thể đưa ra tuổi thọ trung bình của một người, nhưng chưa có một thống kê nào cho biết mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi nằm xuống đã ở được khoảng bao nhiêu căn nhà! Điều này có thể nói lên mỗi người có những nhu cầu “xê dịch” rất khác nhau. Sau hiệp định Genève 1954, cuộc sống của người Việt Quốc Gia chỉ trong phạm vi từ vĩ tuyến 17 cho đến Mũi Cà Mau. Nhưng kể từ năm 1975 cho đến nay thì “nhà Việt Nam” đã có mặt tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Mỗi một căn nhà của người Việt trên quê người gói ghém tất cả những thăng trầm của một đời lưu lạc nơi đất khách; là những vinh nhục, được mất, hy sinh, đánh đổi để tồn tại. Biết bao người bôn ba ra hải ngoại đang sống trong những căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi; nhưng từ trong sâu thẳm họ vẫn không quên được căn nhà cũ của mình trên quê mẹ!
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Nhạc sĩ Cung Tiến