Hôm nay,  

Canada day và independent day

01/07/202200:00:00(Xem: 2307)
 
Các-Tác-Giả-Nhận-Giải-Đặc-BIệt-và-Giải-Danh-Dự-trong-ngày-Lễ-Phát-Giải-VVNM-2021
Các Tác Giả Nhận Giải Đặc BIệt và Giải Danh Dự trong ngày Lễ Phát Giải VVNM 2021
 
Tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
 
*
 
Hai nước Canada và Mỹ có hầu hết những ngày Lễ giống nhau. Bên cạnh mùa Lễ lớn như Giáng Sinh, New Year, còn có chung nhiều ngày Lễ khác như Halloween, Mothers Day, Fathers Day, Memorial Day, Veterant (Remenberance Day)… nhưng có hai mùa Lễ khác ngày riêng biệt, đó là Thanksgiving Canada mừng vào ngày Thứ Hai tuần lễ thứ hai của Tháng Mười trong khi bên Mỹ mừng vào Thứ Năm tuần thứ tư của Tháng Mười Một, và dĩ nhiên ngày Quốc Khánh cũng không giống nhau.
 
Canada Day, còn gọi là ngày Quốc Khánh của Canada, vào ngày 1 tháng Bảy hàng năm, và Ngày Lễ Độc Lập của Mỹ là 4 tháng Bảy. Tại bàn nhậu của mấy ông Cà Na Điên gốc Việt hả hê nâng ly:
 
-          Quốc Khánh của mình là 1 tháng Bảy, còn của “tụi Mỹ” là 4 tháng Bảy, vậy nghĩa là nước Canada ra đời sớm hơn bên đó! Hahaha …
 
Có người nói kiểu khác:

-          Biết đâu Canada và Mỹ là ...anh em, là bà con ruột rà vì hai ngày Quốc Khánh liền kề nhau!
    
Bà chị tôi bên Texas thì nói vui:
 
-          July 1 hay July 4 có khác nhau là bao, nhập hai nước thành một luôn cho rồi, cho gia đình chúng mình khỏi bị cách ngăn.
     
Nghe vậy, nhiều người (trên bàn nhậu) hoặc bàn tiệc karaoke nhao nhao phản đối:
 
-  Nhập sao được mà nhập, nước nào ra nước đó chớ!
 
-  Canada là đất nước hiền hoà yên bình, còn xứ Mỹ được tự do mua súng đạn nên lâu lâu lại có kẻ buồn tình buồn đời ra ngoài …xả đạn cho bớt xì trét. Mới đây vụ xả súng ở trường tiểu học bên Texas nữa kìa! Nguy hiểm quá, có ngày bị lạc đạn như chơi, tôi chẳng ham!
 
 - Mỗi lần tui du lịch qua Châu Âu, khi nhân viên hải quan nhìn passport Canada là nở nụ cười thân ái thoải mái đón chào, còn nghe nói thấy passport Mẽo là họ …lạnh lùng, phớt tỉnh Ăng Lê!

Nhưng cũng có những người khách quan hơn:

- Dù gì thì chẳng ai có thể phủ nhận Mỹ là cường quốc được (hay bị) cả thế giới nhìn ra ngó vào, còn Canada chính sách đối ngoại hiền hoà hơn, mềm dẻo hơn, và nói chung nước nào cũng có cái hay cái dở của nó, tuỳ theo hoàn cảnh và quan điểm cá nhân của từng người thôi.
 
- Sở dĩ nước Mỹ bị …ghét vì nước Mỹ giàu, nước Mỹ giỏi, cũng giống như xã hội mình nè, hễ ai đẹp ai tài giỏi thì chắc chắn có nhiều …kẻ thù, đúng hông quý vị ?
 
- Hãy nhìn về Việt Nam thì rõ, các cán bộ tuyên truyền của “đảng” luôn miệng chê bai Mỹ, chửi bới Mỹ, khoe thành tích “chống Mỹ năm xưa”, nhưng thử hỏi có tên cán bộ nào không có con, cháu đang du học bên Mỹ, làm việc tại Mỹ, thậm chí mua nhà và nhập quốc tịch Mỹ!?
 
Lần nào đề tài này cũng được đem ra tranh luận rất sôi nổi, mỗi nguời một ý, nhưng cũng may, toàn là bạn bè người quen với nhau, nên cuối cùng cũng là màn cụng ly dzô dzô dĩ hoà vi quý, chia tay ai nấy về nhà, người nào ôm cái tức trong bụng thì …mất ngủ ráng chịu.
 
Thực ra, có một số trường hợp người Việt ở Canada không thích nước Mỹ vì hồi ở trại tỵ nạn…không được đi Mỹ, hoặc vì nhiều lý do khác nhau, rồi ở đâu quen đó, rồi tìm ra những lý do không hay của nước Mỹ để... an ủi mình. Mỗi lần rơi vào hoàn cảnh cãi vã xung quanh chuyện Mỹ và Canada, tôi thường im lặng lắng nghe, hoặc ra tay giảng hoà, vì biết nói sao khi cả gia đình tôi ở bên Mỹ, nói không khéo là bị …bầm dập á. Đó là chưa kể, họ chưa biết tôi đang tham gia cuộc thi Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo. Nếu có kẻ “quá khích” hăm dọa vì tôi... cả gan viết về nước Mỹ trong khi đang ăn cơm Canada chắc tôi phải nạp đơn xin “tỵ nạn” bên Mỹ chớ sao! Nói đùa cho vui, dân Việt mình hiền khô, miệng nói thế này thế kia, nhưng trong lòng đâu có “mean” như vậy, đất nước nào là quê hương thứ hai của dân Việt tỵ nạn, có dân chủ tự do, tránh xa Cộng Sản Việt Nam, đều rất đẹp, đều đáng yêu, ở đâu quen đó mà thôi!
 
Nhỏ bạn thân của tôi đã từng cười chọc quê tôi, cảnh báo:

- Nhà ngươi là dân Canada mà bày đặt bon chen viết về nước Mỹ, ca tụng nước Mỹ, hổng sợ có ngày bị ...goánh sao ?
 
Tôi đáp:

- Ai biểu bên đây không có cuộc thi Viết Về Canada? Mà tui có kỷ niệm với nước Mỹ, có gia đình bên Mỹ, thì tui viết, mắc mớ gì... goánh tui!
 
Nói gì thì nói, tôi vốn là người... yếu bóng vía, nhát gan, nên trong các lần tranh cãi về chuyện Mỹ và Canada, có lần tôi phải lớn tiếng dõng dạc, kể cho mọi người nghe lịch sử Canada:
 
- Em nghe nói thưở xa xưa “đế quốc Mỹ” đã từng có ý định thôn tính Canada xinh đẹp của chúng mình đấy! Nhưng toàn quân toàn dân Canada đã quyết tâm đoàn kết, anh dũng chiến đấu đánh đuổi quân Mỹ ra khỏi biên cương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ…
 
Nhờ câu nói này mà tôi được mọi người nhìn với ánh mắt thân mến, không bị... “kỳ thị” nữa.
 
Trở lại chuyện Canada Day, mỗi năm đến ngày này, trên Facebook lại lan truyền một clip ngắn gọn, hài hước, dễ thương để chọc phá người “láng giềng Mỹ”. Trong clip là hai căn nhà kế bên nhau, một bên là dân Mỹ, một bên là dân Canada. Đến ngày Canada Day, nhà bên Canada ra ban-công giăng hoa, treo cờ, bong bóng rộn ràng. Thấy vậy, ông Mỹ hàng xóm ghé mắt qua dòm, tò mò:

- Tụi bay làm gì dzậy?

Ông Canada vênh mặt:

- Chúng tôi ăn mừng ngày Lễ Canada Day!

Ông Mỹ nhíu mày:

- Ca-Na- Da- Day? Là cái quái gì thế?

- Cũng giống như July 4 của bên ông đó, bên này là July 1…

- Nhưng July 4 của Mỹ có nhiều lý do để ăn mừng: nước Mỹ có Eagel, có Freedom, có KFC … Còn tụi bay có gì mà ăn mừng ?

Bấy giờ ông Canada mới thong thả, nháy mắt dí dỏm đầy hãnh diện:
 
- Tụi này có nhiều lắm, kể sơ sơ… nhá hàng thôi nha: thứ nhất, tụi tao có chương trình y tế toàn dân, khi tụi tao bị gẫy chân vẫn có thể ung dung ăn snack trong khi ngồi chờ ở ER, thứ hai là Metric System, hầu như cả thế giới đều xài, trừ …tụi bay, tiếp đến là món poutine là hỗn hợp của gravy, french fries, and cheese curds, nếu thiên thần trên trời mở food trucks thì bảo đảm sẽ có món poutine độc nhất vô nhị tuyệt vời này đấy, ngoài ra tụi tao có real beer, không phải yellow water nhé, …còn nữa nhưng mà thôi ...à quên, phải kể đến môn thể thao Hockey, chúng tôi khai phá ra môn này trước tiên và hiện nay vẫn chơi giỏi nhất…
 
Ông hàng xóm Mỹ nhanh nhẩu ngắt lời:

- Nhưng American teams mới là đội chiến thắng Stanley Cup! Năm nay 2022 Canada bị loại khỏi Stanley Cup rồi đó cưng!

Ông Canada hơi ...quê, nhưng đốp ngay:

- Đúng thế: American Teams, nhưng Canadian Players! Còn cái vụ KFC tụi bay tự hào, tao nói nhỏ cho nghe nè, Colonel Sanders sống ở Canada từ năm 1965 đến 1980 đó nghen cưng!

Trong lúc ông Mỹ đang tẽn tò thì hàng xóm Canada tấn công thêm “quả” cuối cùng:

- Ồ, cũng có thứ bên Mỹ có mà tụi tao hổng có …

Ông Mỹ mừng rỡ:

- Phải thế chớ! Cái gì nào?

- Đó là đồng tiền cắc pennies! Tụi tao đã bỏ cái đám lộn xộn leng keng làm nặng bóp đó từ lâu rồi!

Ông Mỹ lúc này hết dám …cãi, liền tươi cười, giơ ngón tay cái lên, vui vẻ:

-          Yah yah! Chúc mừng Canada Day nha!

Ông Canada cũng tỏ tình thân mến:
 
-          Còn ba ngày nữa là July 4, tui cũng chúc mừng Independent Day tới ông và nước Mỹ luôn nha!
 
Dĩ nhiên, ai cũng biết đó là clip chứng tỏ máu hài hước của dân Canada. Có lẽ vì là hàng xóm thân quen, sát vách nhau, dân hai bên biên giới qua lại như một nhà vì cùng chung ngôn ngữ và chung nền văn hoá Bắc Mỹ, nên người Canada và Mỹ khoái... chọc quê vui vẻ lẫn nhau .
 
Nhớ hồi bầu cử Tổng Thống mấy năm trước đây, khi bác Trump trong chiến dịch quảng cáo có những chiếc nón màu đỏ in slogan: “Make America Great Again” thì bên Canada cũng cho ra đời những chiếc mũ màu đỏ nhân ngày Canada Day với hàng chữ: “Canada is already Great!” (hèn chi trong nhiệm kỳ bốn năm Tổng Thống Trump hổng thèm qua thăm Canada). Sau đó, trong giai đoạn tranh cử nhiệm kỳ hai của Trump, um xùm chuyện bỏ phiếu gian lận giữa hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà, chuyện BLM ồn ào, dân Canada lại vui vẻ kể nhau nghe câu chuyện: Cũng hai ông hàng xóm liền kề Mỹ và Canada trong câu chuyện trên, lần này ông Mỹ được dịp móc lò dân Canada:
 
- Ê Canada!!! Đất nước tụi bay sống êm ả, “boring” quá hen, chẳng có “điểm nhấn” gì ráo trọi, vậy tụi bay làm gì để giải trí ?
 
Ông Canada bốp chát không cần suy nghĩ:
 
- Tụi tao xem kịch…bầu cử và kịch…BLM của tụi bay!
 
Nói gì thì nói, Mỹ và Canada vẫn là hàng xóm với nhau rất hoà bình. Chiến tranh thuở ban sơ mới lập quốc chỉ là chuyện xưa lắc xưa lơ, đã đi vào quên lãng. Hai nước dính liền nhau, gần gũi vô cùng, tuy chính sách ngoại giao, kinh tế, chính trị, xã hội …có thể khác biệt, có chút mâu thuẫn cũng là chuyện thường tình. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, tôi lạc quan mà nói rằng, đa số dân “Cà Na” gốc Việt hay gốc da trắng đều yêu mến nước Mỹ, cũng gần như yêu mến bài Quốc Ca “O Canada” và xứ Lá Phong dấu yêu. Các anh chị tôi bên Mỹ rất yêu bài Quốc Ca Mỹ “The Star-Spangled Banner” và cũng mến xứ sở Lá Phong Canada. Riêng ông xã tôi còn thuộc luôn cả điệu nhạc và lời Quốc Ca Mỹ, vì anh ấy mê thể thao, mà giải nào cũng có ...đội Mỹ thắng, nhất là Olympic, đội Mỹ thắng ào ào như vũ bão, nên có phần trao giải, vinh danh lá cờ và nhạc Quốc Ca hung dũng vang lên, nghe riết rồi ...thuộc luôn hồi nào hổng hay. Bởi vậy bà chị tôi cũng ...có lý, khi từng mơ ước nhập cả hai nước với nhau cho... tiện bề sổ sách!
 
Mà suy cho cùng, Canada Day, Independent Day, 1 tháng Bảy và 4 Tháng Bảy có cách xa là bao?!
 
Edmonton, Canada Tháng 7/2022

Ý kiến bạn đọc
07/07/202202:16:49
Khách
Hoan nghênh dự luật về sở hữu súng đạn của thủ tướng Justin Trudeau:

30/5/22: Thủ tướng Canada Justin Trudeau đưa ra dự luật cấm mua, bán , nhập cảng súng đạn. Cần rà xét lý lịch của người muốn mua súng. Chính phủ sẽ bỏ tiền ra mua lại súng của tư nhân. Bạo hành gia đình hoặc dùng súng để quấy nhiễu người khác là sẽ bị tước quyền sở hữu súng.
Ông Trudeau nói" Khác hơn là xử dụng súng để đi săn hay giải trí, không có lý do gì cần thiết phải có súng trong cuộc sống hàng ngày ở Canada".
Ông bộ trưởng Bill Blair phát biểu " Sở hữu súng là một đặc quyền chớ không phải là một quyền đương nhiên ".

Có nhiều hy vọng rằng Quốc Hội sẽ chấp thuận dự luật này.
07/07/202202:12:48
Khách
1/9/18- Bà Meghan McCain- con gái của thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain- phát biểu " Nước Mỹ của John McCain không có nhu cầu cần tái vĩ đại vì nước Mỹ luôn luôn vĩ đại " "The America of John McCain has no need to be great again because America was always great.”
02/07/202223:52:49
Khách
Hay quá bà Tám Edmonton.
02/07/202222:41:26
Khách
Hay , tìm hiểu và biết được nhiều điều về 2 nước
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là... "học tập cải tạo"! Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề"
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Tháng 4 luôn nhắc nhớ, chúng ta từ đâu đến đây, chúng ta may mắn hơn người còn ở lại VN, hạnh phúc hơn người bỏ xác trên biển, hãy sống xứng đáng với cái giá chúng ta phải trả mới có ngày hôm nay. Hãy tôn trọng và nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình chúng ta, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI đã đón nhận và giúp đỡ chúng ta, nơi đây là điểm dừng cuối đời của chúng ta và là Quê Hương thật sự của con cháu chúng ta.
Nhạc sĩ Cung Tiến