Hôm nay,  

Đổi Nghề Theo Cuộc Đổi Đời

13/05/202200:00:00(Xem: 4320)
05132022 VVNM
Hình tác giả
  
Tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
 
*
 
Đổi đời đây là bước ngoặt tang thương của Miền Nam Việt Nam từ ngày 30/4/1975.

Tôi không có ý thống kê hết các chuyện đổi nghề của dân Miền Nam, mà chỉ viết lại những gì tôi biết trong kiến thức hạn hẹp, bởi ngày “đổi đời” năm xưa ấy, tôi chỉ là cô bé 9 tuổi “ăn chưa no lo còn chưa tới”.

Có thể nói, nhóm người đầu tiên “được” đổi nghề là các sỹ quan, công cán chính của chính quyền VNCH. Từ những người oai hùng gìn giữ non sông đất nước, cho Miền Nam những năm tháng an bình, nay bỗng dưng trở thành tù nhân trong các trại “cải tạo” của “bên thắng cuộc”, một “nghề” bất đắc dĩ, đầy hờn tủi nghẹn ngào.

Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là...   "học tập cải tạo"!

Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề" mới học trong trại tù.

Tiếp theo là những vợ con, gia đình thân nhân của “bên thua cuộc” phải lao đao giữa thời buổi nhiễu nhương mà quân “giải phóng” đã biến xã hội thành vàng thau lẫn lộn. Vào “hợp tác xã” theo chủ trương của nhà nước, đan mây tre lá, tổ hợp mì sợi, kiếm không được bữa cơm no, nên người dân phải chạy chợ trời, một nghề mới cho nhiều gia đình. 

Xóm tôi có thím Ba, chồng là thiếu tá quân y đang trong tù “cải tạo”, một nách nuôi 4 đứa con thơ, thím cũng theo người ta ra chợ trời. Khổ thân, bao nhiêu năm lá ngọc cành vàng, nào biết buôn bán chi, thím cứ ngơ ngác đứng giữa khu thuốc Tây đường Nguyễn Thông, chẳng biết mời chào níu kéo khách, có khi bị bạn hàng tranh mối, chiều tối thím về nhà chẳng kiếm được đồng nào. Và chắc chắn còn rất nhiều người cũng ở hoàn cảnh tương tự, rồi theo thời gian, vì kế mưu sinh, “nghề dạy nghề” mà bám trụ được chờ trời cũng như chợ đời, chờ ngày chồng trở về.
 
Dù sao nhóm người này cũng còn may mắn hơn những gia đình khác, bị chính quyền ép đi kinh tế mới, làm ruộng vườn trong điều kiện khắc nghiệt đói kém, một “nghề” kinh hoàng, thậm chí còn có nhiều người không vượt qua cơn sốt rét, gửi thân xác nơi rừng thiêng nước độc. Số còn lại, trở về thành phố, kẻ may mắn thì còn có nhà, không thì vô gia cư và không có hộ khẩu. Họ gia nhập đội ngũ chạy xích lô, bơm vá xe đạp, mở hàng quán lề đường, thậm chí là bán vé số đắp đổi qua ngày. (Mấy “nghề” này cũng là nghề của một số sĩ quạn đi “cải tạo” về trong cơn bĩ cực mong ngày ...thái lai). Thuở ấy, khách đi xích lô chẳng lạ gì nếu đôi khi gặp người đạp xích lô là giáo sư của chính quyền cũ, nói Tiếng Anh lưu loát, hoặc là những sĩ quan VNCH trở về từ những năm tù “cải tạo”. Họ nhẫn nại chịu đựng từ nhà tù nhỏ đến nhà tù lớn ngoài xã hội.
 
Cướp Miền Nam chưa được bao lâu, các cuộc đổi tiền liên tục giáng xuống, cuộc sống càng thêm khó khăn và với chính sách ngăn sông cấm chợ, nghề đi buôn được các bà các cô, kể cả các ông nhắm tới. Buôn gạo, thịt, đường, nước mắm, thuốc lá.... tóm lại là buôn đủ thứ trên đời, mua hàng từ vùng này mang qua vùng khác bán kiếm lời, từ miền Tây hay từ biên giới Cambodia mang về Sài Gòn.

Người ta còn đi xa hơn, phong trào đi buôn Bắc Nam rầm rộ vì ngày ấy vé xe lửa còn trong thời bao cấp, giá rẻ. Xóm tôi có cả một đội quân chuyên đi buôn kiểu này, người nọ rủ người kia, toàn là các bà hồi nào giờ nội trợ đảm đang bỗng… "đổi đời" thành những “tay lái buôn".  Mua hàng từ Nam mang ra Bắc và mua hàng từ Bắc mang trở về miền Nam. Đi buôn trên những chuyến xe lửa mang tên Thống Nhất nối liền hai miền Nam- Bắc chẳng phải vì mừng vui "đoàn tụ", vì "thống nhất" nghĩa tình nhân dân hai miền mà chỉ vì miếng cơm manh áo đói rách tả tơi do cộng sản gây ra.

Tiếp theo, khi toàn Miền Nam đang thấm mùi “giải phóng”, phong trào vượt biển bất chấp vô vàn hiểm nguy để chạy trốn khỏi thiên đường cộng sản, đi tìm tự do. Dĩ nhiên, đi vượt biên không phải là “nghề”, nhưng nó sản sinh ra những “nghề” của thời cuộc: nghề chợ trời bán đồ "linh tinh" bày vài món đồ cũ xập xệ tầm thường nhưng...mua gì cũng có, chỉ cần người mua kẻ bán nắm bắt được "ý đồ" của nhau, nào máy móc, la bàn đi biển, la bàn đi rừng, phục vụ cho vượt biển vượt rừng đều có đủ, nghề dẫn mối vượt biên, nghề lái ghe “taxi” đưa người ra tàu lớn, nghề tổ chức vượt biên, nghề dạy tiếng Anh, không phải mở mang kiến thức ngoại ngữ như trước kia mà làm hành trang cho người đi xuất cảnh hay người chuẩn bị đi vượt biên, lo xa học hành cho biết vài chữ tiếng Anh tiếng Mỹ mà ăn nói với người ta.

Giữa lúc phong trào vượt biên rầm rộ, cao điểm là những năm 1979-1980, khi hải tặc hoành hành trên biển, có những chiếc ghe không bao giờ tới bến bờ vì hải tặc, vì tai nạn máy móc giữa biển. Ai biết được con số chính xác bao nhiêu người nằm lại nơi biển Đông vì không được “con nuôi má hay má cuôi con” mà là “con nuôi cá”??
"Ăn theo" phong trào này, “nghề” coi bói nảy sinh ào ào như nấm sau mưa, kịp thời phục vụ nhu cầu của bà con. Tôi cũng vài lần tháp tùng mấy bà mấy chị trong xóm, dù trong lòng chẳng tin, nhưng dù sao, các ông bà thầy bói cũng là điểm tựa tinh thần cho những người yếu bóng vía thêm niềm tin và ý chí, vì hầu như theo lời của thầy bói, ai cũng có số xuất ngoại, không thời điểm này thì thời điểm khác, chớ ngu gì nói chuyến đi thất bại, tàu chìm, thì ai còn đến xem bói, thất nghiệp mất miếng cơm sao, các thầy bói chỉ biết ăn ốc nói mò thôi mà!

Thậm chí, còn có thầy bói...specialist "chuyên môn" nhìn hình là biết người trong hình còn sống hay đã chết, để …phục vụ “khách hàng” là những gia đình cho con cháu ra khơi nhưng không có tin tức gì. Chẳng biết thầy nói đúng hay sai, xóm tôi cũng có vài gia đình tìm đến, rồi về nhà hy vọng, đợi chờ, rồi mãi mãi vẫn là chờ đợi!
 
Những chuyến tàu may mắn đến các trại tỵ nạn, rồi người tỵ nạn toả đi định cư các nước thứ ba, mà đông đảo nhất là nước Mỹ, lại hì hục đi học đi làm gửi quà về cho thân nhân có tài chánh cho những chuyến vượt biên tiếp theo, thế là có “nghề” mua đồ Mỹ bán lại, chợ trời bắt đầu khởi sắc. Chợ trời Nguyễn Thông, Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng "hàng ngoại, hàng Mỹ", dù rằng cũng có người lãnh đồ từ Canada, Pháp, Úc, nhưng hàng Mỹ vẫn chiếm đại đa số nên người ta gọi chung là "đồ Mỹ" cho tiện việc sổ sách, vả lại, cứ bảo “đồ Mỹ” thì bán được giá …cao hơn!
 
Viết đến đây tôi bỗng nhớ năm 1986, trước lúc đi vượt biên, tôi có một chuyến ra Hà Nội và vùng quê Hà Nam thăm họ hàng xa. Tôi ghe nói phố Hàng Đào nổi tiếng chuyên bán “đồ ngoại”, nhưng đến nơi mới biết “ngoại” đây là hàng hoá từ khối các nước “XHCN anh em” Đông Âu: xà bông táo Đông Đức, quần áo Liên Xô, nước hoa Tiệp Khắc, hàng gia dụng Hungary …

Tôi và nhỏ bạn diện quần Jeans áo thun Mỹ và áo gió, là mấy món mấy ông anh bên Mỹ gửi về. Vừa lang thang ở phố Hàng Đào, một bà bán hàng tinh ý, nhận ra chúng tôi nói giọng Sài Gòn, nhìn chúng tôi từ đầu đến chân, liền kéo áo tôi:

- Em ơi, chị bảo này, có phải em mặc quần bò áo bay của Mỹ, đúng không?

Tôi ngạc nhiên:

- Quần bò áo bay là gì hở chị?

- Là quần Jeans áo gió đấy!! Ôi thôi đúng rồi, đồ Mỹ nhìn là biết ngay, khác hẳn đồ Liên Xô! Em bán cho chị nhé, cởi ra bán cho chị em nhé, nhé, nhé …!! …

Mấy cái “nhé” của bà ấy làm chúng tôi hoảng sợ, đi vội qua đoạn đường khác, chưa kịp hỏi, cởi đồ ra bán cho chị thì em mặc gì về!
 
Trở lại chuyện chợ trời, bên cạnh hàng hoá, thì nhu cầu tinh thần là nghe nhạc cũng rục rịch trở lại. Chợ trời Tạ Thu Thâu, nơi có địa điểm sang các băng nhạc hải ngoại tuồn về lén lút (vì nếu gửi qua các thùng quà sẽ bị tịch thu, nên đa số các tapes từ các nguồn tàu viễn dương, và dĩ nhiên cũng từ đám hải quan Việt Cộng, chúng tịch thu xong đem ra chợ trời bán). Nghề này cũng rất đắt hàng, tôi đã đến vài lần mua băng nhạc. Tiệm có hàng chục máy cassette làm việc sang băng liên tục. Nếu mình chọn cả tape thì giá khác, còn nếu chọn riêng từng bài của từng tape, gom lại thành một tape theo ý mình thì giá gấp đôi gấp ba, nhưng dân Sài Gòn mình chịu chơi lắm, tốn tiền để có tape nhạc đúng ý thì ngại gì. Nửa đêm, sau một ngày mệt mỏi chạy chợ trời, hoặc đi lao động đào kinh, hoặc nhức đầu từ các buổi họp tổ dân phố, người dân mở đài nghe lén tin tức từ đài VOA, BBC, rồi sau đó là nghe tape những bản nhạc Vàng thưở nào, để đi vào giấc mộng mị đẹp tươi.

Cùng "họ" với nghề sang băng nhạc, có nghề cho thuê sách cũ, tức là sách của thời chính quyền VNCH. Tiệm sách cũng được nguỵ trang y như tiệm băng nhạc, để bên ngoài ít sách của cộng sản, nhưng nếu là mối quen, thì chủ nhà mới dẫn vào trong, cỡ nào loại nào cũng có, từ truyện dịch cho đến chuyện Việt, từ văn phong bà Tùng Long, Lệ Hằng, cho đến Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nhã Ca …đều có đủ, mà cho dù không có trong tiệm, chủ cũng hẹn khách quay lại, vì còn đang cho người khác mướn, hoặc đang đi liên hệ đầu mối khác.
 
Đó là những nỗi buồn, mất mát của người dân miền Nam trong cuộc đổi đời từ 1975.
May mắn thay, những người vượt biển được đi định cư ở các nước tự do dân chủ, nhiều nhất là nước Mỹ. Và càng may mắn thêm nữa, chương trình ODP, đặc biệt là chương trình rất nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ, là H.O, đã làm thay đổi hàng ngàn cuộc đời khi bước chân đến xứ tự do.
 
Lại có những cuộc đổi đời và đổi nghề với bao nhiêu người Việt tỵ nạn và đoàn tụ gia đình tại Mỹ.
Lớp thế hệ trung niên hay lớn tuổi ngày trước ở Việt Nam có thể là ông này bà kia vẫn miệt mài chăm chỉ làm việc dù nghề chân tay lao động hay học hỏi, kinh doanh tùy theo hoàn cảnh. Những người khi còn với chế độ Cộng Sản, vì lý lịch bị trù dập, hoàn cảnh nghèo khó vì Cộng Sản lừa đảo, không được trọn vẹn con đường học vấn, binh nghiệp, thì đất nước Hoa Kỳ đã mở ra những cơ hội thênh thang, tuyệt vời.  Đây là những cuộc đổi nghề và đổi đời ngoạn mục, happy endings, để ngày nay con cháu của họ là những thế hệ lớn lên hay được sinh đẻ tại nước Mỹ được hưởng cuộc sống ấm no, học hành và làm việc trong những điều kiện tốt đẹp.
 
Cũng là đổi nghề sau cuộc đổi đời, nhưng cuộc đổi đời ở bên Mỹ (và các nước tự do khác) là đổi nghề theo hướng đi lên tương lai, còn đổi nghề bên “thiên đường xã hội chủ nghĩa” là đổi đi xuống (như xe xuống dốc không phanh), nhếch nhác, bệ rạc, thậm chí còn phải bán luôn đồ đạc, nhà cửa của …chính mình, mà hồi đó dân mình hay hài hước nói với nhau nghề “chà đồ nhôm”, tức là “chôm đồ nhà”, mới tạm đủ sống qua ngày!
 
Bởi vậy chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mãi mãi không bao giờ quên, lý do tại sao chúng ta phải rời bỏ quê hương, và càng không bao giờ quên những tháng ngày đen tối khi Miền Nam bị cưỡng chiếm, để rồi toàn dân Miền Nam trôi nổi, loạn lạc, vì mưu sinh, nhu cầu cơm áo, đã phải “đổi nghề theo cuộc đổi đời”!
Còn biết bao nhiêu nghề khác nữa nhỉ, xin các bạn cùng liệt kê giúp tôi, để truyền lại cho thế hệ sau này, về tội ác của Cộng Sản Việt Nam, để cùng nhau nhắc nhớ nỗi đau của một đoạn đời mang tên Tháng Tư Đen, như trong bài Thơ sau đây của tôi:
 
 
THƯ GỬI CHỒNG CẢI TẠO
 
Anh ạ, từ khi anh vắng nhà
Hộ khẩu bốn người, nay còn ba
Gạo châu củi quế, đời vất vả
Thương lắm con thơ, tội mẹ già
 
Sổ lương thực, mỗi người 9 ký 
Vừa gạo, vừa khoai, vừa bo bo
Qua ngày đoạn tháng đời dâu bể
Em chạy chợ trời, cũng tạm no
 
Mua miếng thịt, mớ rau, khúc củi
“Xếp Hàng Cả Ngày”, vã mồ hôi
Cô mậu dịch bán hàng phách lối
Mặt xỉa mày sưng. Khổ thêm thôi
 
Chắt chiu, dành dụm chờ thăm nuôi
Tóp mỡ, tôm khô, nếp nấu xôi…
Lệnh đổi tiền bất ngờ giáng xuống
Mất hết gia tài rồi anh ơi
 
Bạn bè, người thân ít gặp nhau
Vì ai cũng đang mang nặng sầu
Thỉnh thoảng nghe tin người “đi thoát”
Mừng giùm họ, em lại ước ao
 
Đánh tư sản, rồi kinh tế mới
Xô đẩy bao thân phận lao đao
Chết tức tưởi trên rừng dưới suối
Em ngậm ngùi lo sợ mai sau
 
Công an khu vực, mắt cú vọ
Tạm trú tạm vắng, rình ngày đêm
Mỗi tháng hội họp tổ dân phố
Khủng bố tinh thần đám dân đen
 
Chân yếu tay mềm, nào yên thân
Phải đi thuỷ lợi, phải đào kênh
Con khóc, con đau cũng đành chịu
Bởi vì “lao động là quang vinh”
 
Mẹ già héo hon, rồi đổ bệnh
“Xuyên tâm liên” uống mãi chẳng lành
Mẹ xuôi tay một chiều mưa lạnh
Hơi thở sắp tàn, kêu tên anh
 
Và còn bao nhiêu điều khác nữa
Em không thể kể hết ra đây
Địa ngục trần gian đang vây bủa
Đồng bào Miền Nam trong đắng cay
 
Anh đọc thư này cẩn thận nha
Công em dấu kỹ trong gói quà
Quản giáo bắt được thì mệt đấy:
Vợ phản động! Chồng đi mút mùa!
 
Mai mốt em lại gửi thư “chui”
Nói hết những cảnh khổ khắp nơi
Anh cứ làm bộ “học tập tốt”
Chờ đọc thư em kể chuyện đời
 
Edmonton, Tháng 4 Đen 2022
KIM LOAN

Ý kiến bạn đọc
07/10/202419:25:20
Khách
<a href=https://enhanceyourlife.mom/>can you buy priligy</a> Monitor Closely 1 budesonide will decrease the level or effect of buspirone by affecting hepatic intestinal enzyme CYP3A4 metabolism
24/08/202410:05:23
Khách
Osteo I suffered a insufficiency sacral fracture after my treatment probably due to my pre existing osteopenia, 28 days pelvic radiation and steroids <a href=https://enhanceyourlife.mom/>can you buy priligy in the u.s.</a> 69; two RCTs; N 250; I 5; low quality evidence
10/06/202411:20:12
Khách
With HPV testing as the primary screening method, PAP or VIA testing can be used to triage to evaluate those with HPV positive test results to plan for appropriate treatment options Above recommendation holds true for women seeking opportunistic services in apex and secondary care levels in public and private sector health facilities where good quality PAP cytology services and molecular testing for HPV DNA are available In the absence of organized cervix cancer screening for the vast women population in rural and urban areas, once in a lifetime, screening by co testing by combined use of cervical cytology and high risk HPV DNA testing would be appropriate Table 7 <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>buy cialis online no prescription</a> Relative quantification of gene expression using the 2 О”О”Ct method was analyzed as previously described 34
26/05/202408:18:47
Khách
In a study of hypertensive patients on chronic diuretic therapy alone n 8 or in combination with other antihypertensive drugs n 54, plasma ANP levels were not different from those in untreated hypertensive patients 13 <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis generic tadalafil</a>
25/05/202419:09:55
Khách
<a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>buy cialis non prescription</a> This will help ensure the success of the treatment
04/11/202303:59:37
Khách
Traditional Asian soy foods contributed little to the total intake of soy isoflavones in these studies it was 3 in Norfolk United Kingdom Grace et al, 2004, 7 in Ultrecht, the Netherlands Keinan Boker et al, 2004, 24 in Germany Linseisen et al, 2004 and 35 in the San Francisco Bay Area, USA Horn Ross et al, 2001 <a href=http://finasterid.cfd>finasteride hair regrowth</a> The risk of stroke, pulmonary embolism, and cataract may be lower with toremifene than with tamoxifen and the risk of pulmonary embolism and deep vein thrombosis lower than with raloxifene
30/06/202303:26:11
Khách
who founded Biogenesis <a href=http://cialiss.buzz>order cialis</a> For back today I did dumbbell rows
15/03/202322:50:02
Khách
Preclinical studies demonstrate that antagonism of neurohormonal activation by chronic ОІ adrenergic receptor blockade or inhibition of GRK2 G protein coupled receptor kinase 2 mediated ОІ adrenergic receptor uncoupling improves RV function, reverses RV remodeling, and restores RV ОІ adrenergic receptor signaling pathways <a href=http://brandviagra.top>women on viagra</a> Digestive Health
22/05/202205:55:00
Khách
Việt Nam ở đâu trên trường Quốc tế? Theo bảng xếp hạng của trang mạng Henley Passport Index 2022, Nhật và Singapore đứng đầu với hộ chiếu được miễn visa ở 191 quốc gia ( tương đương với 191 điểm ).
Đại Hàn và Đức hạng nhì với 189 điểm.
Mỹ, Thụy Sĩ, Na Uy, Bỉ, Tân Tây Lan đồng hạng 6 với 186 điểm.
Mễ, Do Thái đồng hạng 24 với 159 điểm.
Đài Loan hạng 32 với 145 điểm. Trung cộng hạng 64 với 80 điểm.
Chót bảng là Afghanistan với chỉ 26 điểm. Gần chót là Việt nam với 54 điểm. Cam Bốt 53 điểm. Lào 50 điểm !!!

2008- Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Lợi tức tính theo đầu người trong năm 2020:
Việt nam: US$ 2785; Lào: US$ 2629 ; Thái: US$ 7186
Mễ: US$ 8329; Đại Hàn : US$ 31597 ; Nhật: US$ 40193
22/05/202205:49:43
Khách
2014- Nhà văn Dương thu Hương - Sinh trưởng ở miền Bắc. Tham gia Thanh niên xung phong, phục vụ trong đoàn văn công ở vùng Bình Trị Thiên : ” Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ ! “:
"…Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ Nạn Thuyền Nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối. Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được các nước biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ. Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc tới hai từ Việt Nam khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ ...".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Sang Mỹ, Mị thấy các chùa chiền, Thiền viện như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Mỗi cuối tuần các đồng hương có thể tụ về chùa để tu tập, để trò chuyện bằng tiếng Việt, để chia sẻ, để cảm nhận được không khí cộng đồng Việt. Ngày Tết cổ truyền, bà con đồng hương Phật tử xa quê lại có dịp vãn cảnh chùa với những trang trí quen thuộc ngày Tết, có hoa mai, hoa đào. Nhiều chùa chiền và thiền viện còn công phu trang trí cảnh sắc làng quê Việt Nam, để những người con xa xứ tìm chút hương vị quê hương, giúp cho Phật tử thuần thành hay “Phật tử ngang hông” như Mị cảm nhận được thiện ý chan hòa, hoan hỷ. Mái chùa như là nơi chở che hồn Việt. Dù đi chùa để tu học Phật pháp, hay để nương tựa tâm hồn trong những ngày đau khổ chông chênh, hay chỉ đơn giản là ham vui và bớt sân si như Mị thì Mị tin rằng mỗi người khi trở về đều đem theo mình chút niềm vui an lạc trong giai đoạn nhiều bất ổn trên cả thế giới như hiện nay. Mị thấy mình được sống trong môi trường an toàn và tự do...
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Tháng 4 luôn nhắc nhớ, chúng ta từ đâu đến đây, chúng ta may mắn hơn người còn ở lại VN, hạnh phúc hơn người bỏ xác trên biển, hãy sống xứng đáng với cái giá chúng ta phải trả mới có ngày hôm nay. Hãy tôn trọng và nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình chúng ta, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI đã đón nhận và giúp đỡ chúng ta, nơi đây là điểm dừng cuối đời của chúng ta và là Quê Hương thật sự của con cháu chúng ta.
Nhạc sĩ Cung Tiến