Hôm nay,  

Vẫn Ăn Tết Chứ

23/01/202216:41:00(Xem: 2689)

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Chăm chú nhìn vào tờ lịch vạn niên 2022, bà Tâm lẩm bẩm:

 

-       Năm nay tháng Chạp thiếu, Tết lại vội mất thôi.

      

Ngồi đối diện, ông chồng chép miệng: Tết với nhất.

 

Sống ở tiểu bang lạnh, mấy chục năm nay chưa bao giờ có không khí tết ở đây. Nhưng bà Tâm vẫn ăn tết, vì bà cho rằng tết là ngày xum họp gia đình. Có biết bao bài văn, áng thơ nói về nỗi cô đơn của những lữ thứ xa nhà, đêm 30 vẫn còn lang thang phiêu bạt phương xa.

 

Xuân này con không về. Bản nhạc nói về nỗi lòng của người lính phải trấn giữ biên cương, không thể về thăm mẹ, mỗi năm đều vang lên khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại.

 

Đối với người Việt Nam, tết Nguyên Đán là ngày rất thiêng liêng, không phải chỉ có người sống, ngay cả người đã khuất cũng về thăm con cháu.

 

 Có ông bà mới có con cháu, chứ có phải từ " lỗ nẻ" chui ra đâu, bà Tâm vẫn thường nói vậy. Tết nhất phải nhớ đến những người sinh thành ra mình.  Thăm hỏi người sống và thắp hương cho người đã khuất. Tất cả dẫu chỉ là hình thức, nhưng phong tục tập quán nếu không duy trì, dần dần sẽ mai một.

 

Nếu ngày nào cũng là ngày làm việc, thì không ai thấy mình cô độc. Chỉ có khi lễ tết, người ta mới thấy mình lẻ loi, khi ai cũng có người thân bên cạnh. Bởi vậy với những người lớn tuổi, nhất là các cụ ở nhà dưỡng lão, ngày tết chỉ mong gặp được con cháu. Với bạn bè thân quyến cả năm bận rộn, nhưng tết mà không thăm hỏi cũng là điều thiếu xót.

 

Trước kia không gặp được nhau, người ta thường dùng thiệp chúc tết gởi đi. Bây giờ hiếm có người còn giữ được tập tục tốt đẹp này. Nhận được thiệp, nhìn lại nét chữ quen thuộc của người thân hay bạn bè nay đã phai mờ trong ký ức.

 

Mỗi năm vào ngày tết, bà Tâm vẫn mừng tuổi cho các cháu. Gọi là " tiền mừng tuổi" chứ không gọi theo Tàu" tiền lì xì". Lì xì là tiền hoa hồng ( tiền tip) dành cho người phục vụ. Ông bà cho cháu tiền ngày tết, để mừng cho cháu được thêm tuổi, chúc cháu học hành giỏi giang…

 

Tết là ngày mọi người nhớ đến những người thân yêu. Vì vậy có nhiều câu chuyện cảm động được kể cho nhau nghe vào những năm đầu của những boat people. Đêm giao thừa một nhóm người quây quần trên đảo, mắt hướng về phía đại dương, nơi đó đang là giao thừa ở quê nhà.

Không có gì, nhưng họ vẫn gom bã trà nấu nước, và dùng que củi đốt lên làm hương.

 

 Mẹ ơi! Hoa cúc hoa mai nở rồi, mà con mà con vẫn còn lênh đênh.

 

Ở nhiều nơi người Việt  thưa thớt, nhưng họ vẫn cố tìm nhau vào ngày tết. Điều đó chứng tỏ ai cũng muốn giữ truyền thống của dân tộc.

 

Cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã nói:

 

Người Việt còn tiếng Việt còn.

 

Nếu chúng ta khuyến khích con cháu duy trì tiếng Việt, thì cũng không nên để tết đi vào quên lãng.

 

 Từ khi internet phát triển, mỗi dịp tết đến tha hồ nghe nhạc Xuân và thưởng thức đủ món ngon hàm thụ.

 

Còn người nói tiếng Việt thì vẫn còn ăn tết Việt.

 

Ngay từ đời vua Hùng Vương đã có tục gói bánh chưng và cúng tạ đất trời cho mùa màng tươi tốt. Chữ tết bắt nguồn từ chữ " tiết": thời tiết. Dân ta vốn sống bằng nông nghiệp, tết là thời gian mùa màng đã xong.

 

Tết Nguyên Đán là tết âm lịch, hoa mai ở miền Nam và hoa đào ở miền Bắc tự động nở. Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa?

 

Nếu thay tết Ta bằng tết Tây, thời tiết còn đang mùa Đông, hoa chưa nở, lúa chưa gặt làm sao dám nghỉ ngơi, để gọi tháng Giêng là tháng ăn chơi.

 

Mỗi khi có bạn phương xa tới thăm, ông bà Tâm cũng lo thu dọn nhà cửa cho tươm tất. Dù chẳng có gì rộn ràng, bạn đến chơi đây ta với ta.

 

Ông bà Tâm sửa soạn đón Tết như đón bạn phương xa, bạn cố tri đến thăm, để cùng nhau bùi ngùi nhớ về quá khứ.

 

Ôi cố hương xa nửa địa cầu,

Nghìn trùng kỷ niệm nối đuôi nhau.

 

Với những người lớn tuổi, tết là ký ức khó quên, những hình ảnh thân thương như một cuốn phim chầm chậm quay về, từ tuổi thơ với những đồng tiền mừng tuổi cho tới khi xa rời quê nhà yêu dấu. Nói sao cho vừa nỗi nhớ tết và những rộn ràng của mọi người trong thôn xóm chuẩn bị đón năm mới.

 

Trước tết 1 tuần, 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời, ông Tâm phải lau dọn bàn thờ. Ngày xưa còn bé, các anh lớn dùng tro bếp để đánh bóng lư hương và chân đèn. Có tới mấy bàn thờ, trong nhà có bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên, ngoài sân có bàn thờ Thiên. Chứ không phải như ở hải ngoại, gom tất cả vô một chỗ. Trên thờ Phật, dưới là gia tiên, xếp theo thứ tự trên dưới.

 Từ khi chỉ có một bàn thờ, ông Tâm cứ hay ( đùa giỡn ) nhắc nhở: Bà đừng cúng  Phật bánh Trung Thu, hay bánh Pía nhân đậu xanh trứng muối nữa nhé.

 

Nhang tàn khói lạnh là điều tối kị bà Tâm luôn luôn nhắc nhở các con. Để chuẩn bị tết, dọn dẹp bàn thờ là việc không thể thiếu.

 

Chùi bóng lư hương chân đèn xong, ông Tâm còn theo các anh đi tới nghĩa trang giãy mả ông bà. Không có tết, cỏ mọc um tùm mấy ai ghé qua.

 

Ngày cuối cùng của năm gọi là ngày giáp tết, làm cơm mời ông bà về ăn Tết với con cháu.

Đón ông bà xong, còn phải sắp sẵn một mâm hoa quả, chờ tới 12 giờ đêm cúng giao thừa.

Cúng xong mới đi chùa hay đi nhà thờ, tuỳ gia chủ. Người đầu tiên bước vào nhà là người " xông đất", may mắn hay xui xẻo đều dựa vào "vía" của người này. Thường thường chủ nhà xông nhà mình luôn cho tiện. Xui may tuỳ vận hạn của gia chủ.

 

Bởi vậy khi còn nhỏ, bố mẹ dặn trẻ con sáng mùng một chỉ chơi ngoài đường, chớ đi vào nhà nào, nhỡ chưa có ai xông đất mất công họ đổ thừa, nếu năm đó họ gặp chuyện không may.

Mải suy nghĩ miên man, ông  Tâm chẳng hề biết cậu Cả bước vào nhà tay cầm một bó forsythia thật to. Đây là loại cây mọc trồng làm hàng rào, hoa có màu vàng giống hệt hoa mai ở quê nhà. Người ta gọi là mai Mỹ, trông cũng hơi giống nhưng cánh nhỏ hơn mai xứ ta.

 

Cậu bô bô khoe : Bố ơi!  Bên VN 300 ngàn / nhánh nha bố.

 

Forsythia là hoa hàng rào, bay nửa vòng trái đất biến thành hoa" quý tộc", được các đại gia đặt ở nơi trang trọng.

 

Nghe thằng con nói vậy, bà Tâm chợt nghĩ tới mấy anh Việt kiều dỏm,  thuộc loại dân dã về VN " tự phong" là  quý tộc, làm chủ công ty này công ty nọ, chả có ai là cu li. Ngược lại mấy cô bia ôm( giống hoa hàng rào), lấy mấy anh quý tộc này , nghĩ mình là tiểu thư khuê các. Vậy là huề. Nồi nào úp vung nấy.

 

Tuy là bà già, nhưng bà không thích lịch Tàu đặt ra 12 con vật, dù rằng bà sinh năm rồng, chỉ bay trên trời. Rồng là con do trí tưởng tượng, vậy mà nhiều người quá mê tín dị đoan tin rằng mỗi con vật  ảnh hưởng tới vận mạng của mình, ca cẩm than thở:

 

Người ta tuổi ngọ tuổi mùi.

Mà sao tôi lại ngậm ngùi tuổi thân.

Tuổi thân thì mặc tuổi thân.

Sinh phải giờ Dần cũng vẫn làm vua.

 

Sinh vào giờ Dần tốt, nhưng đàn bà tuổi Dần là chuyện tối kị, tình duyên trắc trở.

Ai dùng mấy con thú đặt vô lịch làm chi, cho nhiều cặp không lấy được nhau, vì bị tứ hành xung: dần thân tỵ hợi.

 

Hết năm tuổi, tới tam tai tháng hạn.Thế là người ta kéo nhau tới chùa hái lộc xin xâm, dâng sớ cúng sao giải hạn. Cây cảnh chùa trồng bị hái lộc, trụi lủi cả lá lẫn hoa. Nhang đốt khói bay nghi ngút mù mịt. Người đứng sau vái người đứng trước, chỗ đâu mà vô tới tận chánh điện.

Mùng Một tết cha mùng Ba tết thầy.

 

Đi tết  là tới thăm ( nhưng có mang theo quà biếu).

 

Đi tết trong nước bây giờ giống như hình thức đút lót. Tội nghiệp cho nhiều nhà nghèo, dù chật vật cũng phải ráng lo quà biếu tết cho xếp, kẻo không "bể nồi cơm".

 

Qua xứ người vật chất dư thừa chẳng còn ai giữ tục lệ " đi tết". Cũng chẳng có cảnh hàng xóm í ới gọi nhau "đánh đụng" ( mua chung) một con heo để mang về gói bánh hay làm cỗ.

 

Không biết bây giờ trong nước, người ta còn nhớ tới tập tục tốt đẹp, mà cha ông chúng ta dặn dò con cháu: Vào ngày tết người ta không mắng chửi nhau, dù có nợ nần cũng đợi hết tết mới đòi. Bất cứ cái gì xấu đều không làm, trẻ con dù có lỗi, cũng đợi hết tết mới phạt.

Để khỏi bị " giông" suốt năm, thì ráng làm điều tốt.

 

Ngày xưa có " cây mùa Xuân" để phát quà cho người nghèo, hầu như địa phương nào cũng có. Cây mùa Xuân giờ chắc đã lụi tàn, không thấy ai nhắc nhở chuyện lo cho dân nghèo. Mà chỉ đua nhau trang hoàng đường phố cho thật đẹp, hay lãng phí khoe tài bằng những cái bánh khổng lồ để đạt kỷ lục trong lịch sử. Bánh làm xong đem triển lãm, bánh thiu đem cho heo ăn.

  Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều.

 

Cúng bái xong, con cháu không biết ăn kẹo mứt. Bà Tâm mang bánh chưng ra chia thành từng phần nhỏ, để vào thăm các cụ trong nursing home gần nhà.

 

Bánh chưng và dưa hấu là hai món luôn luôn có trong ngày tết. Hi vọng các cụ nhớ hôm nay là ngày gì.

 

Một tay chống gậy, một tay xách giỏ thức ăn, đi tới khu dưỡng lão của các cụ già. Dù đã chống gậy, bà vẫn thấy mình may mắn hơn người ngồi xe lăn. Người ngồi xe lăn mà đầu óc còn tỉnh táo vẫn hạnh phúc hơn các cụ nằm bẹp trên giường, trí óc đã lu mờ chẳng phân biệt được ngày hay đêm.

 

Cám cảnh cho những cụ già mới thưở nào còn lẫy lừng nơi chiến tuyến, hay rạng rỡ trong lễ đăng quang hoa hậu. Tất cả bây giờ đều im lìm lặng lẽ, vòng sinh bệnh lão tử chẳng chừa ai.

Xuân đến hay đi nào có biết.

 

Một trời hiu quạnh buổi hoàng hôn.

Ngày qua vắng bóng không ai viếng.

Cô lẻ xuân sang tóc bạc đầu.

Hy vọng hổ năm nay sẽ không " hổ ngươi, hổ thẹn", cũng không phải " hổ nhớ rừng":

Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Không nằm dài, không yếm thế, không than thở. Hãy đứng lên diệt giặc Covid. Ta nhất định thắng, giặc nhất định thừa.

 

Vẫn ăn tết chứ.

Tết chẳng riêng ai khắp mọi miền.

 

 

 Lại Thị Mơ

 

Ý kiến bạn đọc
04/02/202220:42:09
Khách
Không ăn Tết, chỉ ăn bánh Tết thôi (bánh chưng, bánh tét, ... ) :)
Bài viết hay, gọn gàn nhưng ̣̣đầy hương vị mùa xuân.
Chúc mừng năm mới!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Sang Mỹ, Mị thấy các chùa chiền, Thiền viện như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Mỗi cuối tuần các đồng hương có thể tụ về chùa để tu tập, để trò chuyện bằng tiếng Việt, để chia sẻ, để cảm nhận được không khí cộng đồng Việt. Ngày Tết cổ truyền, bà con đồng hương Phật tử xa quê lại có dịp vãn cảnh chùa với những trang trí quen thuộc ngày Tết, có hoa mai, hoa đào. Nhiều chùa chiền và thiền viện còn công phu trang trí cảnh sắc làng quê Việt Nam, để những người con xa xứ tìm chút hương vị quê hương, giúp cho Phật tử thuần thành hay “Phật tử ngang hông” như Mị cảm nhận được thiện ý chan hòa, hoan hỷ. Mái chùa như là nơi chở che hồn Việt. Dù đi chùa để tu học Phật pháp, hay để nương tựa tâm hồn trong những ngày đau khổ chông chênh, hay chỉ đơn giản là ham vui và bớt sân si như Mị thì Mị tin rằng mỗi người khi trở về đều đem theo mình chút niềm vui an lạc trong giai đoạn nhiều bất ổn trên cả thế giới như hiện nay. Mị thấy mình được sống trong môi trường an toàn và tự do...
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là... "học tập cải tạo"! Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề"
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến