Hôm nay,  

Anh và Em

28/03/202013:32:51(Xem: 148273)
Anh và em
Anh và Em - Minh họa: Đinh Trường Chinh



Đoàn Thị

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.

 

***

 

Cả tuần ở ẩn, sáng trưa chiều tối, anh và em, hai người không xa lạ 24 giờ trên 24 bốn mắt nhìn nhau quen quen mấy mươi năm nay, bỗng tự giam hãm ta với mình cận kề đến đuối sức.

Ngày hai buổi cơm hai đứa coi TV quanh quẩn dịch bệnh Tàu cộng, thế sự đó đây toàn cầu mang màu tử khí từ vi khuẩn cô vy 19, Tàu tuyên bố hết bệnh, thế giới bước vào dịch bệnh dãy dụa tức tưởi.

 

Nhân gian vật lộn với tử thần, tự cách ly tránh dịch bệnh, anh và em cũng không ngoại lệ, tự giải khoay chui vào chốn nửa thật nửa ngờ, hư ảo từ chiếc laptop vật bất ly thân, gia tài của anh, tài sản của em, mỗi đứa RIÊNG MỘT GÓC TRỜI - MỘT CÕI ĐI VỀ.

 

Anh vùi đầu vào chuyện đại sự cứu 90 triệu dân VN, em rong chơi Chợ Phây (fb) tìm lại bạn cũ. Em kết bạn mới đông vui, dù đôi khi trên phây có ý kiến trái ngược kẻ giận người hờn, may thay cơn  gió hòa giải đã thổi bay lời qua tiếng lại ra tận biển xa.

Giờ cơm đến rồi hai đứa lại gặp nhau, chia sẻ nỗi niềm riêng hé lộ hai phương trời cách biệt về chính trị, thôi đành « anh ở đầu sông em cuối sông » không uống chung giọt nước nào cả.

 

Anh hí hửng khoe vừa kết bạn với một gã, một ả Yêu Nước vô bờ bến đến phải hiến thân cứu nước. Em uể oải ngậm nghe, chả buồn báo tin vui em vừa tìm lại đứa bạn thất lạc nửa thế kỷ trên Phây.

Lòng anh trĩu nặng thương quê mình bị Tàu thâu tóm, đô hộ, tức nghẹn cho dân oan khắp nước than khóc, anh không thể bó tay vô can nhảy vào cuộc ủng hộ hết mình anh chị đấu tranh chống cộng.

Thế là anh kết thêm cả trăm bạn mới, đầu tiên là các vị cứu nước cho đến Fan của họ bất kể trai gái, tuổi tác, anh cảm thấy ấm lòng đứng vào hàng ngũ hải ngoại tìm cách giúp dân VN. 

 

Niềm vui của anh vỡ ào khi một số anh hùng nữ tướng liên lạc nhờ anh chuyển buổi diễn thuyết trực tiếp chống cộng của họ đến khắp nơi từ trạm truyền tải và năm bẩy hội nhóm do anh thành lập.

Từ một thính giả tích cực anh bỗng biến thành cánh tay nối dài, ăng ten truyền tin nhanh toàn cầu được anh chị đấu tranh tín nhiệm nhờ vã, một bất ngờ thú vị anh không thể giữ cho riêng mình.

Anh miên man kể cho em nghe vài nữ tướng xinh đẹp thu hút hàng vạn fan như nam châm mà anh ủng hộ hết mình, anh khen người phụ nữ cao cả hy sinh đời mình vì tổ quốc, đẹp người đẹp nết thật.

 

Em lại ngậm nghe anh và nghe chừng hai đứa bắt đầu lạc mất thâm tình cố kiết, khoảnh khắc ngoài vợ ngoài chồng cấm cọc giữa hai đứa, anh hoan hỷ nỗi niềm riêng quên biến em luôn bên cạnh anh.

Xung đột vỡ ào khi em chê nữ tướng nào đó yếu kém bị bò đỏ xỏ mũi, tự ái đàn ông nổi lên như sóng dữ và lên án em hẹp hòi, trận đấu khẩu nổ tan hoang, ta và địch vỏn vẹn chỉ hai đứa mình thôi.

Anh thách đố, em có giỏi lên diễn đàn thuyết trình như cô ấy chứ đừng chê, lời anh như nhác búa cắt đứt tình tự của hai đứa vốn mong manh mục rữa chực chờ cơn bão lòng là đứt lìa.

 

Em dằn cơn buồn tủi, nhỏ nhẹ đưa anh về thực tại :

- Em không thuyết trình, thuyết phục đồng bào quốc nội như anh chị kia vì em biết thế lực ngầm điều khiển chính trị toàn cầu họ nắm quyền chia chát thị phần thế giới theo từng giai đoạn lịch sử. 

Tề gia rồi mới bình thiên hạ, đấu tranh kiểu anh lắm kẻ đã lỵ dị nhau mà vẫn không cứu nổi vì CSVN đã bán nước cho tàu cộng, tương lai nước Việt nằm trong tay đồng bào trong nước.

 

Chuyện anh và em bốc lửa từ cuộc chiến cứu nước xa xôi dịu vợi thiêu rụi hai quả tim giấy, bên đống hoang tàn hai kẻ chiến bại tự vấn có nên bỏ qua tự ái vá víu lại chuyện chúng mình.

Nhân gian đang bấn loạn vì dịch bệnh tàn phá khắp nơi, anh và em có vô duyên, vô lý đến độ tự hủy diệt vì tự ái và hào quan vu vơ đến đánh mất chính mình.

 

Tâm tình bạn tôi mùa dịch bệnh, ANH & EM vừa khám phá một nửa của mình tầm thường đến độ họ không còn nhận ra nhau.

Hai bạn chưa bị nhiễm Cô Vy 19, chỉ cô kia vừa bước vào đời Anh & Em, nguy hiểm chết người.

 

28 Mars 2020 / Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
26/05/202020:10:57
Khách
Chị viết văn xuôi mà em đọc tưởng như văn vần, cứ tưởng như thơ🤓💐... Lạ heng🤓‼️
30/03/202015:19:46
Khách
Trên các trang mạng ở hải ngoại, từ ngày Trump làm tổng thống, có hiện tượng người Việt hải ngoại chia làm hai phe cuồng Trump và ghét Trump, họ choảng nhau chí chạp còn hơn là họ chửi Cộng sản.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ chỉ có hơn triệu người, con số người thực sự đi bầu còn ít hơn. Thế nhưng ngôn từ họ dùng để chữi nhau làm người ngoài có cảm tưởng như rẳng nếu phe này thắng phe kia thì sẽ có thể làm nghiêng lệch kết quả của cuộc bầu cử vào tháng Mười Một sắp tới. Hic, hãi quá !

Hơn nữa, dùng tiếng Việt để chửi nhau mà họ cứ tưởng như rằng người Mỹ bản xứ cũng có thể hiểu được, và như vậy, những ý kiến của họ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử. Hic, người Mỹ ai mà thèm biết đến các trang mạng của họ nhỉ !
30/03/202006:43:55
Khách
Hiện giờ có đến 233 người - xin xem liệt kê bên dưới - đang quằn quại trong các nhà tù Cộng sản chỉ vì lên tiềng phản đối Tàu cộng chiếm biển, chiếm đảo , phản đối đảng Cộng sản vi phạm nhân quyền ! Tục ngữ Việt có câu " Một con ngựa đau cả tào không ăn cỏ ", nên người Việt hải ngoại, trong phạm vi luật pháp quốc gia sở tại cho phép, có bổn phận phải hợp tác , hỗ trợ cho những người yêu nước quốc nội sớm lật đổ chế độ Cộng sản phản quốc và độc tài , để cứu nước và để những cảnh tù tội không còn diễn ra trên quê hương Việt nam :

Họ là Lê Đình Lượng (20 năm tù), Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù), Đào Quang Thực (14 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Trần Thị Nga (9 năm tù), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (9 năm tù), Phạm Văn Trội (7 năm tù), Trần Anh Kim (14 năm tù), v...v...

Nhiều phụ nữ cũng đã hoặc đang chịu cảnh tù giam như nam giới như : Nguyễn Đặng Minh Mẫn , Trần Thị Nga , Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà , Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Thục Vy, Trần Khải Thanh Thủy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Thị Minh Hằng , Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu , v...v...

Trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông năm ngoái , sinh viên Joshua Wong tuyên bố "Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi". Edward Yeung, 55 tuổi, một tài xế taxi nói với hàng rào cảnh sát trước mặt: "Nếu tôi không đứng lên hôm nay, tôi sẽ ghê tởm bản thân mình trong tương lai. Ngay cả khi phải bị khép tội hình vì hành động này thì đó sẽ là một điều vinh quang”.
v...v...
30/03/202006:23:57
Khách
Trước những tội ác tày trời của đảng Cộng sản - phản quốc, để cho đế quốc Tàu tung hoành Biển Đông chiếm đảo, chiếm biển, bắt bớ những người yêu nước vì họ lên tiếng phản đối bọn Đế quốc; huy động công an, quân đội, du đãng ra tay cướp nhà, cướp đất của dân ; độc tài, bắt giam người dân vì họ kêu đòi dân chủ, tự do , tố cáo Cộng sản tham nhũng; đàn áp các tôn giáo ; bất tài, làm cho nước nghèo dân mạt, lợi tức người dân còn thua cả Lào'; tham nhũng ngập ngụa, v...v...,, chọn thái độ bịt mắt, che tai, im lặng , an nhiên tự tại là đồng lõa với tội ác của chúng.

Văn hào Nga Alexandre Soljenitsyne - Giải Nobel năm 1970- đã nói: ” Tội ác lớn nhất của những người được hưởng tự do là im lặng”.

Nhà vật lý học Albert Einstein đã nói " Im lặng là phạm tội đồng lõa "

Elie Wiesel- giải Nobel về Hòa bình năm 1986- đã nói “Tôi thề sẽ không bao giờ im lặng khi nào và chỗ nào con người phải cam chịu đau đớn và tủi nhục. Chúng ta phải chọn một bên. Thái độ trung lập giúp kẻ đàn áp chứ không bao giờ giúp nạn nhân. Thái độ yên lặng khuyến khích kẻ khủng bố , chứ không khích lệ gì người bị khủng bố ”.
29/03/202008:17:22
Khách
Một bài viết rất thực tế. Chính trị có thể đưa ta đến gần nhau mà cũng có thể làm chia rẻ nhau. Thôi thì hồn ai nấy giữ đi. Lý tưởng , thần tượng của ai nấy giữ , máy anh anh xài , máy em em xài....LÚc này là lúc tâm thần ai cũng giao động , gặp nhau chỉ nói chuyện con , cháu, thời tiết...đừng đụng tới chánh trị. Nhiều gia đình anh chị em không còn liên lạc cũng vì vấn đề này...Rồi mọi việc cũng sẽ trôi qua.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,949
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Nhạc sĩ Cung Tiến