Hôm nay,  

Lễ Tốt Nghiệp Luật, Berkeley, 5-2014

30/05/201400:00:00(Xem: 10523)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 4226-14-29636vb6053014

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ, trong số này có các bài "Coi Dọn Dẹp Xưởng Chế Tạo Hỏa Tiễn," và bài "Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên." Tác giả hiện là cư dân Simi Valley, Nam California, từng có nhiều bài viết và hình ảnh được phổ biến trên mạng http://www.saigonocean.com, một số vừa thành sách “Xin Em Tấm Hình.”

* * *

Tuần vừa rồi tôi được một cậu mời đi dự lễ tốt nghiệp luật sư của cậu ta ở Đại học Berkeley. Berkeley là một thành phố ở phía Bắc California, nằm bên phải của San Francisco. Berkeley cách Los Angeles 374 miles, 600 cây số.

UC Berkeley là đại học công -public- nổi tiếng nhất nước Mỹ, với học phí hàng năm cho bốn năm đầu đại học là $12,864 cho dân California, và $35,742 cho người ngoài tiểu bang California.

Nếu học luật, sau khi ra trường bốn năm, sinh viên phải học thêm ba năm nữa ở một trường dậy luật.

blank
Cảnh lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Tài Ngọc gửi)

Ba trường đại học tư nổi tiếng nhất nước Mỹ về luật và học phí hàng năm là:

1. Yale (tiểu bang Connecticut), $54,650 dollars.

2. Harvard (tiểu bang Massachusetts), $53,308 dollars.

3. Stanford (tiểu bang California), $52,530 dollars.

UC BerkeleyLaw cũng dậy luật. Học phí mỗi năm của ngành luật ở trường công UC Berkeley là $48,058 (cho dân California), và $52,009 (dân sống ngoài California).

Một trong những sự khác biệt giữa trường công và trường tư ở Hoa Kỳ là về học phí: sinh viên đi học ở trường cùng tiểu bang thì học phí nhẹ hơn. Đối với sinh viên ngoại quốc hay sinh viên Mỹ sống ở tiểu bang khác thì học trường công hay trường tư cũng thế vì lệ phí đắt bằng nhau, đắt hơn người sống cùng tiểu bang của trường học đó.

Cho là học phí trung bình hàng năm học luật là $53,000, cộng thêm $22,000 phí tổn dè sẻn về mướn nhà, ăn uống, xe cộ, xăng nhớt..., rồi nhân lên ba năm, một sinh viên sẽ tốn $225,000 dollars sau ba năm học luật. Hầu hết họ phải vay tiền để đi học. Trong trường hợp cậu này tôi biết thì sau khi ra trường, nếu trả $2,400 dollars một tháng thì cậu ấy phải trả 10 năm mới dứt nợ. Ấy là cậu ấy chưa mượn tối đa $225,000 dollars.

Đây là lý do sau khi tốt nghiệp, luật sư bên Mỹ sẽ chém thân chủ không gớm tay. Vợ chồng bên Mỹ không yêu nhau nữa ra mướn luật sư ly dị, khi khám phá phí tổn luật sư mình phải trả thật là "động trời", bảo đảm sẽ hủy bỏ ly dị, yêu nhau hơn múi mít trở lại để khỏi trảtiền luật sư.

Vì Mỹ đất đai rộng lớn, cái gì ở Mỹ cũng to. UC Berkeley rộng 1,232 mẫu, với khu trường học chính ở trên 178 mẫu (so sánh với Đại học Khoa Học Tự Nhiên trên đường Nguyễn Văn Cừ tôi có vào xem hồi tháng 4, tôi đoán rộng lắm là mười mẫu).

Đi dự lễ tốt nghiệp của một trường học thì chán lắm, mất thì giờ nghe đọc tên từng sinh viên lên nhận bằng tốt nghiệp. Rồi phải nghe hết người này đến người khác đọc diễn văn, chán còn hơn theo vợ đi shopping nên tôi không bao giờ đi, trừ khi dự lễ tốt nghiệp của con mình.

Sau khi sinh viên vào chỗ ngồi, bà Khoa trưởng khai mạc buổi lễ, cho biết là có 450 sinh viên tốt nghiệp hôm nay. Trong số này, 57% là phụ nữ, 42% là người không phải da trắng, 288 người là sinh viên Mỹ, và 161 người là sinh viên ngoại quốc.

Bắt đầu gần mười năm nay ở Hoa Kỳ, nữ phái đã hơn nam phái trong số sinh viên tốt nghiệp đại học. Tôi khuyên mấy ông nên lo sốt vó kể từ bây giờ vì theo cái đà này thì chỉ vài năm nữa tất cả mọi việc trên thế giới sẽ do đàn bà chủ động. Đi làm về nhà đàn ông chúng ta phải nấu cơm, giặt ủi quần áo, lau chùi nhà cửa... cho vợ. Trước khi đi ra ngoài dự tiệc, dự đám cưới, mấy ông chồng phải bỏ thêm nhiều thì giờ trang điểm, vợ sẽ càu nhàu mình là lâu quá. Ấy là chưa kể đến bây giờ chúng ta phải mất thêm thì giờ và tiền bạc sắm ví hiệu Chanel, Louis Vuitton bỏ túi quần.

Việc con gái đi học đại học nhiều hơn con trai, và sinh viên da mầu tốt nghiệp càng đông ở Hoa Kỳ thì tôi đã biết. Ở đại học UC Irvine miền Nam California (gần khu phố Bolsa của người Việt và cộng đồng người Hoa ở Irvine), 60% sinh viên là người Á Đông. Sinh viên da trắng nằm trong thành phần thiểu số, 28%.

Điều mà tôi không ngờ là trong số sinh viên tốt nghiệp luật năm nay ở Berkeley, một phần ba là sinh viên ngoại quốc: 288 là sinh viên Mỹ, 161 là sinh viên nước ngoài. Đây là một con số khổng lồ mà tôi nghĩ có lẽ không có đại học nào trên thế giới mà sinh viên ngoại quốc ghi tên học nhiều như vậy (phải bỏ tiền túi trả).

Sau bà Khoa Trưởng thì đại diện sinh viên, đại diện giáo sư đọc diễn văn, rồi đến diễn giả chính mà lớp tốt nghiệp biểu quyết đa số chọn mời đến làm diễn giả. Lý do tôi đi dự lễ tốt nghiệp luật sư của UC Berkeley lần này là vì tôi muốn nghe và nhìn tận mặt diễn giả được mời đến hôm nay. Không phải một mà là đến hai người, cả hai đều là luật sư: Theodore Olson và David Boies, nổi tiếng vào năm 2000.

blank
Từ trái là hai luật sư diễn giả lừng danh: Theodore Olson và David Boies. (Ảnh: Nguyễn Tài Ngọc gửi)

Theodore Olson và David Boies ngồi thứ nhì và ba, từ trái

Trong kỳ bầu cử Tổng Thống năm 2000 giữa Gore và Bush Con, sau khi đếm phiếu của 49 tiểu bang, George Bush Con (đảng Cộng Hòa) thua Al Gore (đảng Dân Chủ) chắc chắn vì Gore hơn nửa triệu phiếu dân cử. Thế nhưng Mỹ bầu Tổng Thống không phải dựa trên đa số tổng số cử tri cả nước (dân Mỹ bây giờ là 310 triệu), mà dựa trên số electoral votes, đại diện cử tri, tổng cộng chỉ có 537 phiếu.

Không tính Florida, Bush được 246 electoral votes, Gore được 266 electoral votes. Số electoral votes của Florida là 25 votes. Không như nhiều tiểu bang số electoral votes chia đều tỷ lệ theo số phiếu cử tri thắng (thí dụ Gore được 4 triệu phiếu thì sẽ được 17electoral votes, Bush được 2 triệu phiếu thì được 8 electoral votes), Florida theo chính sách winner takes all: người thắng lấy tất cả. Có nghĩa là cho dù chỉ hơn có một phiếu, thí dụ như Bush được 3,000,001 phiếu và Gore được 3,000,000 phiếu, Bush sẽ lấy hết 25electoral votes.

Số phiếu của Florida là sáu triệu, và sau khi đếm, Gore chỉ thua Bush có 1,800 phiếu. Vì số phiếu cách biệt quá nhỏ, luật Florida bắt đếm lại. Sau khi đếm lại, số phiếu sai lệch nhỏ hơn nữa, nhưng Bush vẫn thắng: hơn 537 phiếu.

Nếu thắng Florida, Bush sẽ thắng số electoral votes của Florida là 25. Số 25 electoral votes này cộng với 246 phiếu đã có, Bush sẽ thắng chức Tổng Thống với tổng cộng 271 phiếu, hơn Gore 266 phiếu.

Vì thế, đảng Dân Chủ ở Florida thưa lên Tối Cao Pháp Viện Florida, muốn đếm phiếu lại thêm một lần nữa, với hy vọng khi đếm lại kết quả sẽ đổi ngược. Tối Cao Pháp Viện Florida (đa số theo đảng Dân Chủ) đồng ý. Cuộc đếm lại chưa được thi hành thì Đảng Cộng Hòa kháng án lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, cho rằng đã đếm phiếu lại rồi, không cần đếm lại nữa.

Cả Đảng Cộng Hòa lẫn Đảng Dân Chủ mướn hai luật sư nổi tiếng hạng nặng cãi lý cho lập luận của mình. Suốt năm tuần, toàn nước Mỹ dính liền vào TV nghe hai luật sư biện luận sôi nổi như chó với mèo. Trường hợp tòa Bush versus Gore, Bush chống Gore, trở thành một trong những trường hợp luật pháp tranh cãi sôi nổi nhất, nổi tiếng nhất trong lịch sử luật pháp Hoa Kỳ.

Cuối cùng Tối Cao Pháp Viện Mỹ, với số phiếu 5 trên 4, xử Tối Cao Pháp Viện Florida sai, không cần đếm phiếu lại. Do đó Bush thắng Gore ở Florida, và vì thắng Florida cộng thêm 25 electoral votes, Bush thắng chức Tổng Thống (tuy rằng tổng số phiếu dân cử thì Bush thua gần nửa triệu phiếu: Bush được 50,456,002 phiếu, Gore được 50,999,897 phiếu).

Người luật sư đại diện tranh cãi cho đảng Cộng Hòa lúc bấy giờ là Theodore Olson, và đại diện cho đảng Dân Chủ là David Boies. Theodore Olson sau này lên làm Solicitor General (Luật sư Đại diện Chính quyền Liên Bang) cho Tổng Thống Bush Con.

Hai ông này là diễn giả chính, được sinh viên tốt nghiệp mời đến đọc diễn văn. Và đó là lý do tôi đi dự buổi tốt nghiệp hôm nay, để được xem hai ông tận mặt và nghe thử họ nói gì. Cả hai đều là luật sư nổi tiếng thì chắc chắn phải nói lưu loát hơn Bắc Kỳ ăn cá rô ky chúng tôi.

Mặc dù chống đối nhau cực kỳ vào cuộc thi cử Tổng Thống năm 2000, năm 2009 Olson và Boies hợp tác, cùng nhau biện luận thành công trong việc đệ đơn yêu cầu Tối Cao Pháp Viện California hủy bỏ Đạo Luật số 8 của California. Đạo Luật số 8 chỉ công nhận hôn nhân giữa hai người khác phái. Vì tòa xử bác bỏ bất hợp pháp đạo luật này, tiểu bang California bây giờ công nhận hôn nhân giữa hai người khác phái hay cùng phái (nam/nữ hay nam/nam, nữ/nữ).

Nêu ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai người vào lần bầu cử Tổng Thống năm 2000 thế mà bây giờ hai người lại hợp tác với nhau, trở thành đối tác trong việc làm và là bạn thân, cả hai đều khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đừng xem thường đối thủ và nên thấy cái hay của họ. Olson nói: "Một luật sư giỏi sẽ lắng nghe và tôn trọng đối phương. Một người không thể nào thắng nếu không biết được cái mạnh của đối thủ và điểm yếu của mình".

Boies khuyên các luật sư tốt nghiệp nên thấy là chung quanh lúc nào cũng có nhiều ý kiến khác mình, và tuy rằng có rất nhiều điểm mình không đồng ý, ráng tìm một hay hai điểm mình và đối phương có cùng tư tưởng để cả hai có thể thực hiện được vài điều tốt cùng nhau.

Boies nói là sinh viên đến trường học luật có thể vì lý do này hay lý do khác, nhưng đừng quên lý do chính yếu là phục vụ công lý. Nêu ra điểm nước Mỹ là Hiệp chủng quốc, Boies nói dân chúng Hoa Kỳ khác hết tất cả các quốc gia trên thế giới là không cùng một tổ tiên, không cùng một mầu da, không cùng đến từ một nguyên thủy, không cùng nói chung một ngôn ngữ. Thế nhưng Hoa Kỳ có cùng một văn hóa xem mọi người là bình đẳng, cùng một văn hóa tôn trọng tự do, cùng một văn hóa bênh vực cho quyền công dân của mỗi cá nhân, cùng một văn hóa bảo đảm cán cân công lý áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người. Boise nói: "Khi các anh các, chị phục vụ công lý là các anh chị hợp nhất công dân Hoa Kỳ, nơi dân chúng mang nhiều mầu da khác nhau".

Boies nêu ra một điểm nữa là vì tiền lệ phí luật sư quá đắt, người nghèo không có tiền mướn luật sư biện hộ cho mình như người giầu. Do đó ông ta hy vọng những người tốt nghiệp luật sư hôm nay sẽ ráng cải cách để phá vỡ sự bất công đó.

Khi đọc diễn văn, người Mỹ có một cái tài mà người Việt mình ít có. Đó là khôi hài. Nếu một người đứng trên bục gỗ có khả năng chọc cười, cử tọa sẽ mải miết lắng nghe quên cả thời gian. Trái lại, nếu một người nói năng khô khan thì cho dù nói chỉ năm phút, cử tọa sẽ nghĩ là năm thế kỷ.

Cả hai diễn giả đều có óc dí dỏm. Olson là người khôi hài hơn, làm cử tọa cười nhiều trận thích thú. Olson nói trước khi đến đây, ông ta lo ngại soạn thảo diễn văn làm sao cho người nghe nhớ đến mình, nhưng một người bạn nói với ông là đừng lo việc đó. Người bạn đó nói 60 năm trước ông ta tốt nghiệp ở trường Hải Quân Hoa Kỳ. Diễn giả lúc bấy giờ, chưa đắc cử Tổng Thống, là John F. Kennedy. Đến bây giờ ông ta không nhớ John F. Kennedy nói cái gì thì hôm nay cho dù Olson có nói giỏi đến đâu, cũng chẳng có một sinh viên nào để ý.

Tôi thuộc loại người cực kỳ bảo thủ theo đảng Cộng Hòa, nên tôi nhớ vào năm 2000 khi lắng nghe David Boies biện luận cho đảng Dân Chủ với mục đích tối hậu là cho Al Gore thắng, tôi không thích David Boies một tí nào. Nhưng chính tôi cũng nhận thấy David Boies cãi nhau rất lưu loát và vững chắc, có tài có thể thuyết phục người khác, nên mặc dù không thích lập luận của ông ta, tôi thán phục, và vì thế muốn gặp ông ta và Theodore Olson bằng xương bằng thịt hôm nay.

Tôi càng thấy quyết định của mình đi nghe hai người này là đúng khi Theodore Olson, người cùng đảng Cộng Hòa với tôi, có cùng một ý nghĩ như tôi nghĩ:

"Một người không thể nào thắng nếu không biết được cái mạnh của đối thủ và điểm yếu của mình".

Nguyễn Tài Ngọc

Tài liệu tham khảo:

http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings/national-universities/top-public

http://goldsea.com/AAU/irvine.html

http://www.pbs.org/wnet/supremecourt/future/landmark_bush.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,978,297
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến