Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4227-14-29637vb7053114
Tác giả gửi 3 bài dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014, cho biết ông là Trần Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Nhân vật chính trong “Lính Mỹ gốc Nail” có lý lịch đặc biệt: Cha là một ông cách mạng từ Bắc vô Nam, mẹ là một cựu tiểu thư Sàigòn, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân CS, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Sau đó tác giả cho biết thêm, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình thì tôi có cơ may được học bổng của EU để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Bài viết thứ tư của Du Sinh, như tựa đề và bút hiệu được chọn, cho thấy tác giả từng là một du học sinh- từ Việt Nam.
Hồi còn đi học, gần như một trăm phần trăm bọn tôi đều được học rằng: Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước đồng minh anh em, tình thân mến thân. Riêng với Campuchia thì thân thiết hơn vì Việt Nam tiêu diệt Pôn Pốt nên đóng vai là ân nhân của Campuchia. Cũng vì cái vị thế của quân đội giải phóng mà gần như mỗi học sinh của xứ Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) tự cho là dân tộc Việt tiến bộ hơn dân tộc Campuchia. Mỗi khi thấy ai đen đủi và nói 'Việt Kiều Campuchia" với chút khinh thị không những người ta đen hơn mà còn mọi hơn người Việt.
Sau này qua Cali, lên thành phố Long Beach chơi. Nơi đây chỉ cách Little Saigon của Quận Cam có 15-20 phút lái xe, có cảng biển bận rộn nhất nước Mỹ, và cũng có cộng đồng người Campuchia lớn nhất ở hải ngoại nên cũng học được nhiều thứ.
Người Campuchia hải ngoại, mà người miền Nam cũ vẫn gọi là người Miên, không thân thiện với người Việt kiểu tương thân tương ái hay ân nhân như cách tôi được nhồi, dù hai cộng đồng sống khá gần nhau.
Tôi cũng có một đồng nghiệp người Miên tị nạn. Một hôm nổi hứng khoe chuyện Việt Nam giải phóng Campuchia, tôi bị dũa lại như một cú tát vào mặt. Anh ta nói Việt Nam chiếm đất của Campuchia, đưa người Việt qua sống ào ạt, và cộng đồng người Việt ở Campuchia bị khinh thị, nằm trong số người nghèo nhất xung quanh khu vực Biển Hồ. Có rất nhiều bé gái Việt làm công việc của Thúy Kiều, và đưa ra suy nghĩ của người Miên về người Việt khiến tôi khá ngạc nhiên về xứ của người em mà Hà Nội vẫn thường rao giảng. Sau này coi phóng sự của Trung Tâm Vân Sơn và các hội đoàn thiện nguyện bảo vệ phụ nữ trẻ em Việt ở Campuchia, tôi giật mình thấy xấu hổ cho cái nền tảng giáo dục XHCN của mình. Dân Việt ở Campuchia còn bị họ khinh thị, sống chui sống lậu ở Campuchia như công dân hạng hai.
Đó là chưa kể lãnh đạo Campuchia còn khinh thị lãnh đạo nước Việt Nam XHCN ra mặt. Ông Hunsen vừa rồi mới qua thăm Việt Nam cho các cựu chiến binh Việt mỗi người 200 đô la, và có rất nhiều cựu binh gọi là quân giải phóng đến nhận tiền, vì nghèo hay vì không có sĩ diện dân tộc thì không thể quả quyết, nhưng chuyện nhận tiền được đăng lên báo lề phải là có thật.
Còn lãnh đạo đối lập Sam Rainsy thì chửi thẳng cái đảng cầm quyền ở Ba Đình. Dù ghét ông này đi nữa thì cũng phải công nhận là ổng được báo chí phương Tây săn đón hơn, vì ông thừa khả năng họp báo quốc tế và phát biểu tự do, và vì ông này quá giỏi so với bộ tứ quyền lực ở Việt Nam. Ông Rainsy không những có bằng Tiến Sĩ ở Phương Tây mà còn vừa là giáo sư đại học tầm quốc tế.
Trong khi đó, các lãnh đạo Hà Nội đọc diễn văn bằng Tiếng Việt cũng chưa được thông thạo, còn chuyện đối đáp xã giao tức thời với thế giới thì dân Việt có chút liêm sỉ chỉ biết ôm cái mền mà che mặt vì xấu hổ, ông nào ông nấy đều phải đợi thông dịch viên chuyển lời.
Từ nay xin rút lại thái độ coi thường dân Campuchia, vì họ có bầu cử dân chủ phổ thông đầu phiếu và báo chí tự do mấy chục năm nay, chứ không phải "đảng cử dân bầu" kiểu "3 bầu 2" hay "2 không cần bỏ ai" còn lại giới hạn trong bầu cử mấy nghị gật kiểu "ta giám sát mình", ông chủ tịch hay bí thư cũng là ông nghị thì ai giám sát ai. Trò hề chính trị suốt 39 năm mà dân Việt trong nước không biết chán.
Nhìn qua Campuchia thấy hổ thẹn, vì ít ra họ cũng có hai đảng chính trị đối lập để dân bầu trực tiếp thủ tướng.
Để làm được điều này, Việt Nam phải tốn ít nhất mười năm, tức lạc hậu mười năm so với sự phát triển xã hội của Campuchia.
Chưa kể quốc vương Campuchia là dân Tây học, có trình độ và phong cách sang trọng. So với ông vua ở Việt Nam (ông tổng bí thư Đảng hay ông chủ tịch nước) thì cách quá xa về đức độ, sự kính trọng của dân chúng và thế giới.
Còn nghe dân Miên đã chế tạo được xe hơi riêng có thể thương mại hóa, và giáo dục phổ thông của họ được thế giới xếp hạng trên Việt Nam.
Việt Nam có hơn Campuchia, có lẽ hơn về dân số và cao ốc vốn là tiền đầu tư nước ngoài là chủ yếu, và hơn chân dài đại gia nổ và lừa.
Làm học sinh ở xứ XHCN buồn thật. Chẳng có cái gì học về lịch sử chính quyền hay lịch sử thế giới từ giáo trình của Bộ Giáo Dục là đúng cả.
Tủi thân cho thiên đường mù của Dương Thu Hương.
Trần Du Sinh
Bài số 4227-14-29637vb7053114
Tác giả gửi 3 bài dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2014, cho biết ông là Trần Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Nhân vật chính trong “Lính Mỹ gốc Nail” có lý lịch đặc biệt: Cha là một ông cách mạng từ Bắc vô Nam, mẹ là một cựu tiểu thư Sàigòn, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân CS, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Sau đó tác giả cho biết thêm, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình thì tôi có cơ may được học bổng của EU để hòan thành chương trình BA và MBA International Management.” Bài viết thứ tư của Du Sinh, như tựa đề và bút hiệu được chọn, cho thấy tác giả từng là một du học sinh- từ Việt Nam.
* * *
Hồi còn đi học, gần như một trăm phần trăm bọn tôi đều được học rằng: Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước đồng minh anh em, tình thân mến thân. Riêng với Campuchia thì thân thiết hơn vì Việt Nam tiêu diệt Pôn Pốt nên đóng vai là ân nhân của Campuchia. Cũng vì cái vị thế của quân đội giải phóng mà gần như mỗi học sinh của xứ Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) tự cho là dân tộc Việt tiến bộ hơn dân tộc Campuchia. Mỗi khi thấy ai đen đủi và nói 'Việt Kiều Campuchia" với chút khinh thị không những người ta đen hơn mà còn mọi hơn người Việt.
Sau này qua Cali, lên thành phố Long Beach chơi. Nơi đây chỉ cách Little Saigon của Quận Cam có 15-20 phút lái xe, có cảng biển bận rộn nhất nước Mỹ, và cũng có cộng đồng người Campuchia lớn nhất ở hải ngoại nên cũng học được nhiều thứ.
Người Campuchia hải ngoại, mà người miền Nam cũ vẫn gọi là người Miên, không thân thiện với người Việt kiểu tương thân tương ái hay ân nhân như cách tôi được nhồi, dù hai cộng đồng sống khá gần nhau.
Tôi cũng có một đồng nghiệp người Miên tị nạn. Một hôm nổi hứng khoe chuyện Việt Nam giải phóng Campuchia, tôi bị dũa lại như một cú tát vào mặt. Anh ta nói Việt Nam chiếm đất của Campuchia, đưa người Việt qua sống ào ạt, và cộng đồng người Việt ở Campuchia bị khinh thị, nằm trong số người nghèo nhất xung quanh khu vực Biển Hồ. Có rất nhiều bé gái Việt làm công việc của Thúy Kiều, và đưa ra suy nghĩ của người Miên về người Việt khiến tôi khá ngạc nhiên về xứ của người em mà Hà Nội vẫn thường rao giảng. Sau này coi phóng sự của Trung Tâm Vân Sơn và các hội đoàn thiện nguyện bảo vệ phụ nữ trẻ em Việt ở Campuchia, tôi giật mình thấy xấu hổ cho cái nền tảng giáo dục XHCN của mình. Dân Việt ở Campuchia còn bị họ khinh thị, sống chui sống lậu ở Campuchia như công dân hạng hai.
Đó là chưa kể lãnh đạo Campuchia còn khinh thị lãnh đạo nước Việt Nam XHCN ra mặt. Ông Hunsen vừa rồi mới qua thăm Việt Nam cho các cựu chiến binh Việt mỗi người 200 đô la, và có rất nhiều cựu binh gọi là quân giải phóng đến nhận tiền, vì nghèo hay vì không có sĩ diện dân tộc thì không thể quả quyết, nhưng chuyện nhận tiền được đăng lên báo lề phải là có thật.
Còn lãnh đạo đối lập Sam Rainsy thì chửi thẳng cái đảng cầm quyền ở Ba Đình. Dù ghét ông này đi nữa thì cũng phải công nhận là ổng được báo chí phương Tây săn đón hơn, vì ông thừa khả năng họp báo quốc tế và phát biểu tự do, và vì ông này quá giỏi so với bộ tứ quyền lực ở Việt Nam. Ông Rainsy không những có bằng Tiến Sĩ ở Phương Tây mà còn vừa là giáo sư đại học tầm quốc tế.
Trong khi đó, các lãnh đạo Hà Nội đọc diễn văn bằng Tiếng Việt cũng chưa được thông thạo, còn chuyện đối đáp xã giao tức thời với thế giới thì dân Việt có chút liêm sỉ chỉ biết ôm cái mền mà che mặt vì xấu hổ, ông nào ông nấy đều phải đợi thông dịch viên chuyển lời.
Từ nay xin rút lại thái độ coi thường dân Campuchia, vì họ có bầu cử dân chủ phổ thông đầu phiếu và báo chí tự do mấy chục năm nay, chứ không phải "đảng cử dân bầu" kiểu "3 bầu 2" hay "2 không cần bỏ ai" còn lại giới hạn trong bầu cử mấy nghị gật kiểu "ta giám sát mình", ông chủ tịch hay bí thư cũng là ông nghị thì ai giám sát ai. Trò hề chính trị suốt 39 năm mà dân Việt trong nước không biết chán.
Nhìn qua Campuchia thấy hổ thẹn, vì ít ra họ cũng có hai đảng chính trị đối lập để dân bầu trực tiếp thủ tướng.
Để làm được điều này, Việt Nam phải tốn ít nhất mười năm, tức lạc hậu mười năm so với sự phát triển xã hội của Campuchia.
Chưa kể quốc vương Campuchia là dân Tây học, có trình độ và phong cách sang trọng. So với ông vua ở Việt Nam (ông tổng bí thư Đảng hay ông chủ tịch nước) thì cách quá xa về đức độ, sự kính trọng của dân chúng và thế giới.
Còn nghe dân Miên đã chế tạo được xe hơi riêng có thể thương mại hóa, và giáo dục phổ thông của họ được thế giới xếp hạng trên Việt Nam.
Việt Nam có hơn Campuchia, có lẽ hơn về dân số và cao ốc vốn là tiền đầu tư nước ngoài là chủ yếu, và hơn chân dài đại gia nổ và lừa.
Làm học sinh ở xứ XHCN buồn thật. Chẳng có cái gì học về lịch sử chính quyền hay lịch sử thế giới từ giáo trình của Bộ Giáo Dục là đúng cả.
Tủi thân cho thiên đường mù của Dương Thu Hương.
Trần Du Sinh
Viet cong (sao khong tha^'y anh ca? Putin le^n tie^'ng ben vuc Viet cong?).Tuong lai tui. co^ng sa?n lu'c nao` cu?ng qui'nh nhau (Cambodge-Vietnam-China), cha'c tui. no' co`n qui'nh nhau da`i dai`