Hôm nay,  

Họp Mặt Trường Cũ Trên Du Thuyền

23/07/201900:00:00(Xem: 8780)
Tác giả: Ngọc Hạnh
Bài số: 5744-20-31551-vb3072319

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện  họp mặt trường cũ trên du thuyền.

Cuu Nguyen Trai
Cựu giao chức và hoc sinh trường Nguyễn Trãi.
Playa  San Martin, Cozumel
Tác giả và bạn tại bãi biển ở Cozumel, Mexico

***

Vào cuối tháng 9 tôi lại có dịp đi tàu Harmony of the Seas thăm vùng biển Caribbean. Các bạn tôi hỏi đi Caribbean mãi không chán hay sao.

Xin thưa, lần này tôi lên du thuyền để được gặp lại các bạn giáo chức và học sinh trường cu. Ngoài ra, cùng đi còn có người chị em bạn dâu.

Nhóm chúng tôi 18 người gồm các giao chức, cựu hoc sinh trường Nguyễn Trãi, các nàng dâu và thân hữu.

Về các giáo chức, anh V. dạy Toán, Lý Hóa gần 40 năm tôi mới gặp lại anh. Chi T. dạy Việt văn cũng hơn 10 năm. Các em cựu học sinh có người tóc đã bạc và đã là ông bà, thành đạt cả rồi. Tuy thế ở Florida, các em sẽ tiếp tục bay đến Ottawa, Canada dự Đại Hội trường Trung Học Nguyễn Trãi, gặp gỡ đồng môn và các thầy cô giáo khác. Tôi sẽ trở về nhà sau 7 ngày  trên du thuyền.

Du thuyền xếp  cho chúng  tôi 2 bàn. Em Thành, hội trưởng hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Nguyễn Trãi ngoại giao thế nào mà du thuyền dành cho anh chị em giáo chức, thân hữu chúng tôi bàn ăn đặc biệt, ghế bọc nhung đỏ  trang trọng vốn dành cho thuyền trưởng và khách quý của ông.

Còn nNhớ Đại Hội trường Nguyễn Trãi năm 2012, ban tổ chức đã nhờ em Hoàng T.  cư ngụ Maryland đến đón tôi ở Virginia để cùng  đến phi  trường đi Houston dự Đại Hôi. Con em Th.  phải lái xe xa hơn khoảng từ 30 đến 45 phút. Em Th.  chỉ là học trò cũ của trường. Em không học với tôi ngày nào. Vì lúc đó tôi bị đau chân, ra phi trường chính em đẩy xe lăn cho cô giáo dù có nhân viên phụ trách đẩy.

Các cựu học sinh Trung học Nguyễn Trãi như thế đấy chẳng trách nhà văn, nhà giáo Bùi Bích Hà nhà ở tận Gia Định gắn bó với trường Nguyễn Trãi quận 4, Khánh hôi có lẽ gần đến 20 năm.  Nhớ lại lúc mới đến trường trình sự vụ lệnh, chị Bích Hà có vẻ lo lắng băn khoăn vì nghe tiếng nam sinh trường không mấy… hiền.  Tiếng đồn là thế nhưng các em rất tình nghĩa. Bằng hữu, hoc sinh  Nguyễn Trãi đã lưu lại chúng tôi khoảng thời gian tốt đẹp khi làm viêc bên nhau, ân  tình quý báu  đã 40 năm tôi vẫn chưa quên.

TÀU HARMONY of THE SEAS:

Du thuyền vẫn đẹp đẽ to lớn, bệ vệ như chị cả các tàu khác. Du khách đông đảo, nhân viên  ân cần  chăm sóc mọi người  như xưa nhưng  có thay đổi nho nhỏ. Trước kia đặt chân lên tàu đã có các loai nước trái cây hay champagne giải khát nay thì toàn nước đá lạnh. Buổi tối ngoài các khăn xếp hình các con thú bày trên giường còn có 2 viên chocolat, nay không có chocolat chi cả.

Trong ngăn kéo không có viết, phong bì, giấy viết thơ. Không nước đá, lotion, mũ tắm (shower cap) để sẳn như trước nhưng hỏi thì hầu phòng mang đến.

Xưa có 1 hay 2 buổi diễn hành trên đường Promenade lầu 5. Các nghệ sĩ mặc y phục đặc biệt màu sắc vui mắt đi xe đạp, cà khêu, hóa trang làm hoàng tử, công chúa hay các con thú ong, bươm, cọp, gấu… diễn hành theo con đường Royal Promenade. Du khách đứng xem đông nghẹt hai bên con đường Promenade và trên ban công lầu 6. Chuyến đi này tôi không thấy parade, chẳng lẽ tôi sót vì không xem kỹ chương trình? Người robot pha rượu vẫn bận rộn vào những ngày tàu đi biển.

Chiếc xe mui trần bóng láng đặt giữa lối đi lầu 5, trước màu đỏ nay màu xanh. Tiệm café đường Royal Promenade với các loại bánh ngọt, café, cacao, bánh sandwiches… vẫn còn và mở cửa 24 tiếng. Thường những ngày mặc đẹp (formal), du khách được thưởng thức món ốc (escargo) và tôm hùm. Giờ thì ngày formal 1 thực đơn có ốc nhưng không tôm hùm.  Muốn gọi tôm hùm cũng được nhưng phải trả 29$99. Ngày formal thứ 2 có tôm hùm lại không có escargo…

Nghĩ lại xăng lên giá, tiền vé không tăng lại giảm đi nên du thuyền phải cắt bớt chút it những  món không cần thiết cũng phải thôi.

Các màn trình diễn văn nghệ vẫn đăc sắc như trước: ice skating hay aqua show, Columbus musical thật đặc biệt và đáng tiền. Thiên hạ ngồi xem đến phút chót. Chỗ ngồi có hạn nên các môn giải trí hay được chia ra làm nhiều xuất và du khách phải ghi tên trước. Board Walk lầu 6 vẫn hấp dẫn trẻ em với caroussel và các con thú: ngựa rằn, cá, voi… với những bóng đèn xanh đỏ chớp tắt vui mắt.

Ngoài ra  còn có các tiêm bánh  kẹo, tiêm kem, café  ngon lành, sáng sủa hấp dẫn  người lớn, trẻ em,  nằm hai bên đường. Khúc đường này lộ thiên nên có gió mát.

Central Parl lầu 8 vẫn nhiều cây xanh nhưng bình minh tôi không nghe tiếng chim hót như xưa. (các con cho biết tiếng hót ríu rít buổi sáng do máy phát âm)

Các hồ bơi người lớn và trẻ em vẫn đông người nhất là những ngày tàu ra khơi (at sea). Khi tàu đậu mọi người lên bờ ngoạn cảnh, hồ bơi tương đối vắng hơn. Ngoài ra còn có các lớp dạy khiêu vũ, trượt tuyết, dạy vẽ, hòa nhạc... làm cho du khách bận rộn suốt ngày nếu muốn. Du khách còn có thể đến thư viện đọc sách hoặc trò chuyên  với nhau ở các dãy ghế ngoài  boong tàu hay  thoải mái ngắm mây bay, nhìn chim biển lượn vòng quanh tìm mồi. Lầu 5 và lầu 16 có hành lang cho người đi bộ, nếu tôi không lầm  thì đi 4 vòng đuợc 2 dặm. Tôi chỉ nhớ những ngày trên tàu qua thật nhanh

LABADEE, Haiti

Sau 2 đêm 1 ngày lướt sóng đại dương, nghe sóng vỗ nhìn chim bay tàu câp bến Labadee, Haiti vào 8 giờ sáng nhưng mãi đến 8g30 khách mới được lên bờ. Du khách phải trở về tàu vào 16g30. Đảo này do hãng tàu Royal Caribbean làm chủ nên tiên nghi, sạch sẽ. Con đường xi măng rộng rãi, xe chạy được từ gangway đến bờ. Trước kia, từ tàu du khách phải xuống tàu nhỏ để vào bờ, Ngày  xưa  gần bến tàu có rừng thông mát mẻ chăng những cái võng. Du khách có thể nằm đong đưa trên võng thưởng thức gió biển,  chuyện trò hay đọc sách. Nay rừng thông thay bằng kiến trúc khác , là nhà ăn picnic cho du khách? Tôi không chắc lắm. Chỉ biết Labadee  ngày nay có hai nhà  ăn đều gần bãi biển tiện cho du khách  ăn trưa , tắm biển, xem các vũ điệu và nhạc do người đia phương trình diễn thay vì một nhà ăn như trước kia. Hôm ấy ai lên bờ thì ăn trưa trên đảo  du thuyền mang thức  ăn đến, ai không lên bờ thì ăn trưa trên du thuyền.

Labadee có 22 tua tất cả, giá vé từ 25$ (Labadee Historic Walking Tour- thời gian: 1giờ) đến giá vé mắc nhất 239$ (Labadee Sport Fishing Tour-thời gian: 3 giờ) Nhóm  chúng tôi hình như không ai  tham dự tua  du thuyền nào cả, theo xe con thoi của tàu chạy dọc theo bờ biển xong tắm biển. Cô em dâu  cho biết bãi biển  em tắm không tốt lắm, có đá, cần giày đi  nước (water shoes)? Tôi thấy xa xa có nhiều người tắm hơn nhưng bờ biển nắng không bóng cây. Tuy nhiên  có nhiều cây dù xanh đỏ rất to  bên  cạnh các ghế  xếp, che  nắng cho khách. Có lẽ nơi đó bãi biển cát mịn hơn, không có đá. Theo quảng cáo du thuyền, Labadee có 4 bãi tắm cát mịn không đá. Ngồi trên ghế xếp cạnh bờ biển có thể thấy thiên hạ tắm dưới nước và đi dây cáp trên không (Zip lines). Những sợi dây cáp to vững chắc chăng tư mỏm núi xa xa đến trạm xuống cũng trên núi. Người đi dây cáp lửng lơ trên không trung nhìn bên dưới toàn nước biển. Tuy nhiên cũng gần bờ biển và dây cáp không cao hơn mặt biển nhiều lắm. Họ có thể thấy thiên hạ tắm biển, đùa giỡn với nước phía dưới…

Anh Quang cựu hoc sinh Nguyễn Trãi,  nhanh nhẹn  tìm  được nơi để ghế xếp dưới bóng cây mát mẻ cho cả nhóm, gần bãi biển và nhà ăn. Tắm biển, nghỉ ngơi và ăn trưa xong mọi người trở lại tàu khoảng 15g. Tuy  picnic nhưng thức ăn và các loại nước giải khát ê hề chẳng khác chi trên tàu. Chiếc xe tải to chở đầy thưc phẩm từ tàu ra đảo và được nhân viên  sắp xếp, bày biện thứ tự gọn gàng và nhanh, thật chuyên nghiệp...

Hôm ấy tàu rời Labadee  khi ánh tà dương còn sáng rực nơi chân trời, nhuộm hồng  đám mây xa xa  đi về huớng Falmouth, Jamaica khi du khách  dùng cơm tối vui vẻ nơi phòng ăn chính.

FALMOUTH, JAMAICA:

Trời yên biển lặng tàu chạy suốt đêm đến 10 giờ sáng hôm sau tàu cặp bến cảng Falmouth, Jamaica. Khách được lên bờ lúc 10g30. Khi tàu chưa cập bến trên boong tàu đã có nhiều du khách . Một số chờ xem vầng thái dương xuất hiện, trên biển có lẻ đẹp  hơn trên bờ chăng? Một số chuẩn bị điểm tâm vì phòng ăn mở cửa sớm. Ngoài ra một số đi bộ.

Em Loan em bạn dâu tôi thường đi bộ buổi sáng khi thiên hạ còn an giấc. Cô đi lầu 5 vì lầu 15,lầu 16  sàn gỗ còn ướt do nhân viên rửa sàn nhà. Các ghế xếp ở hành lang trên tàu cũng  được  lau chùi từ sáng sớm khi du khách chưa thức . Ai không theo tua du thuyền  thư thả hơn vì không cần giờ giấc nhất định khi lên bờ.

Jamaica có 53 tua tất cả, rẻ nhất 34 mỹ kim, dài 2 tiếng( Falmouth Heritage Walking Tour); mắc nhất 169 mỹ kim , dài 5 tiếng được ăn trưa ngon (delicious lunch) ở  nhà hàng.  (Jewel Beach, Golf and Water Park)

Du thuyền đậu sát bến cảng thật khéo. Đứng trên boong tàu  thấy  đoàn người trên tàu đi vào nhà kiểm soát an ninh để ra xe bus du ngoạn. Tuy đậu sát  bến cảng nhưng khách muốn lên bờ đều phải trình thẻ căn cước ở trạm kiểm soát rộng rãi sau đó đi đâu tùy ý.  Nhóm chúng tôi,  các em  thuê xe  đi xem rừng núi hay thác nước chi đó tự túc. Một số vị  ở lại trong có cô em bạn dâu và tôi. Các  em đi  mãi  đến gần giờ cơm tối mới trở về. Chúng  tôi ở lại đi loanh quanh bến cảng, nhiều cửa hàng lắm. Họ bán từ những hàng đắt tiền như kim cương đá quý đến cửa hàng tạp hóa, giày đi nước (water shoe), nón , kính mát... Trời nắng chang chang. Phía gần biển   gió mát nhưng trong khu phố vẫn nóng nực. Tôi mua một cái nón rông vành vừa che nắng vừa làm quạt. Giá đề 28 mỹ kim nhưng tôi mua 12 mỹ kim thôi.

Cũng  có ngôi nhà bán hàng thủ công nghệ. Nhiều lắm: những dĩa to, các loại trái cây, các loại thú, tượng nam nữ địa phương già , trẻ… tất đều bằng gỗ chạm khắc khéo léo. Môt chị trong nhóm mua cây đàn bé xíu  đựng trong hộp rất xinh.

Ngoài ra còn bán quần áo, khăn trải bàn... Người ngoại quốc vào xem rất đông. Chúng tôi ngồi nghỉ chân ở các băng gỗ đặt rải rác trước nhà kiểm sóat an ninh . Gió biển thổi lên rất mát . Gần nhà kiểm soát có kiến trúc nho nhỏ nền  cao hơn mặt đất như sân khấu, một số  nghệ sĩ  địa phương  nam nữ mặc y phuc khác lạ xanh đỏ, đàn hát nhún nhảy liên tục. Chẳng biết ai trả thù lao cho họ? Có vài người đến xem nhưng tôi chẳng thấy ai cho tiền. Lúc chúng tôi đinh trở lên tàu thấy trạm bán vé xe tram chở khách đi chung quanh thành phố với giá hạ nhưng đã quá giờ ăn trưa nên mọi người trở về tàu. Đứng ở sân bến cảng nhìn lên thấy tàu Harmony to ơi là to. Nhà lầu 2 tầng nơi bến cảng thấp lè tè so với chiếc tàu

Tàu rời bến đi về hướng Cozumel, Mexico khi đèn trên tàu sáng rực, nhìn qua cửa sổ sóng biển như muôn ngàn con rắn vàng nối tiếp nhau chui dưới mạn tàu…

COZUMEL, MEXICO

Sau 2 đêm 1 ngày vượt trùng dương tàu ghé bến cảng Cozumel, Mexico vào lúc bình minh. Gió biển mát mẻ, trời xanh trong vắt điểm vài khóm mây trắng lửng lơ. Chim từng đàn bay đi tìm mồi. Chúng tôi cho đồng hồ đi sớm hơn 1 tiếng từ nửa đêm sau lúc xem trình diễn văn nghệ. Cozumel có tất cả 58 tua dài ngắn từ 1g 30 đến 8 giờ, giá vé từ 39 mỹ kim (Panoramic tour) đến 215 mỹ kim (XPLOR-All inclusive Adventure). Đi tua này phải mang giày đi nước (Water shoes) không quá 65 tuổi, nặng dưới 300lbs. Tuy có nhiều tua nhưng tàu ghé Cozumel chỉ ghé bến một ngày, xem tua này thì không xem tua khác được, ít có ai ghi tên đi 2 tua trong 1 ngày.

Từ Cozumel du khách có thể viếng Chichen itza Mayan Ruins, di tích xưa cổ xây từ thế kỷ thứ 6, rộng 6,5  cây số vuông, được Unesco công nhận là một trong 7 kỳ quan mới thế giới (New Seven Wonders of the World). Thời gian 8 tiếng, giá vé 145 mỹ kim, phải đi phà mất 45 phút xong đi xe bus gần 2 tiếng đến Chichen Itza. Vì tua dài cả ngày nên du khách được  du thuyền cung cấp bữa ăn trưa và nước uống khi đi đường. Tuy nhiên  Chichen Itza cũng đáng bỏ công đi xa và người Mễ tự hào về kiến trúc này. Cách đây khoảng 10 năm tôi có viết một bài về Chicchen Itza. Nếu đi một tua  riêng để viếng Chichen  Itza sẽ tốn kém hơn. Tôi nghĩ các em cựu HS Nguyễn Trãi như quý vị nam nhi khác, trước khi xuống du  thuyền đã chọn lựa nơi chốn thăm viếng. Các em  có lẽ có lý do riêng nên không  thăm  Chichen Itza.

Cozumel tọa lạc gần bến cảng  phố xá sầm uất, trù phú, nhiều du thuyền đưa khách đến thăm viếng. Nhóm chúng tôi không ai ghé các cửa tiêm xem hàng hóa hay mua sắm chi cả. Các em băng  qua khu thương xá Royal Village shopping Center đi thuê 5 xe  scooters và 1  xe 8 chỗ ngồi cho anh chị em cựu giáo chức, thân hữu.  Xe van nhỏ do anh  Tuế , phu quân chị T. lái.  Xe Scooters  do 10 cô cậu  đội mũ  bảo hiểm, mang kính  mát hâm hở chuẩn bị lên đường. Các em cười nói vui vẻ, trông trẻ trung như các sinh viên. Thật là không gì vui bằng găp lại bạn cũ, tạm quên  việc nhà  việc sở, vui với bạn trong mấy ngày nghỉ kẻo ngày vui qua mau, chẳng biết có cơ hội du ngoạn chung với nhau lần khác hay không.

Nhìn các em  tôi liên tưởng quê nhà  thời  bình, các  sinh viên  thỉnh thoảng  rủ nhau lái scooter đi Vũng tàu tắm biển. Sáng lái xe đi sớm, chiều về  chỉ trong một ngày.

Xe scooters đi trước, 3 chiếc, xe van đi giữa, 2 xe scooters đi sau.  Môt em trong nhóm  nói đùa “Quý thầy cô oai nha. Có xe trước dẫn đường, xe sau hộ tống”  Đường  Cozumel một chiều, tráng nhựa, sạch sẽ. Các em  xem bản đồ lái xe khoảng 1 tiếng đưa chúng tôi đi qua nhiều khách sạn, khu nghỉ mát xinh đẹp dừng lại 5, 3 phút cho mọi người xem bên ngoài hay chụp ảnh xong tiếp tục lên đường. Các em dừng lại 1, 2 bãi biển vào xem giây lát xong lại không vừa ý, lên đường đến bãi tắm  khác. Sau cùng các em dừng lại bãi biển đông người Playa Palancar, nơi có nhà hàng ăn uống, nhiều nhà bán quà lưu niệm, vườn cây rộng rãi…

Hầu hết mọi người tắm biển, hình như chỉ chị T. và tôi ở lại trên bờ dưới bóng cây dù, chụp ảnh các bạn và chuyện trò. Người tắm biển đông lắm. Bãi biển cát min và  có vài trò chơi dưới nước: một cái bè chở được 5, 3 người.Vài cô cậu leo lên, bè nghiêng lại rơi tòm xuống nước.

Sau khi ăn trưa và tắm xong quý bà đi mua sắm trong tiệm hay các quầy hàng ở khuôn viên Playa Palancar, áo tắm, khăn quàng, nón, kính mát, các món quà thủ công nghệ khéo léo, các xâu chuổi bằng vỏ ốc xinh xinh... Các món giải khát ngoài bia rượu, nước ngọt còn có dừa tươi. Cây dừa thấp nhưng rất nhiều trái, chi chít trên cây

Khoảng 15 giờ chúng tôi trở về tàu sau khi xem thêm vài bãi biển khác cho biết nhưng không tắm. Dọc theo đường rải rác những nhà bán nước giải khát và quà lưu niêm, cái to cái bé.  Ai mà thấy  đoàn xe chúng tôi có lẻ nghĩ những người trong xe hơi quan trọng nên có sooters hộ tống, không ngờ chỉ là cựu học sinh đưa thầy cô giáo cũ du ngoạn.

Tóm lại nhóm chúng tôi có một ngày dã ngoại vui vẻ nơi vườn cây, bãi biển. Khi chuyện trò tôi biết có em cưu hoc sinh Nguyễn Trãi vượt biển rất gian nan, 7 lần mới thành công, mấy lần bị tù, có lần đến 2 năm. Tuy nhiên với sự quyết tâm anh và gia đình đã đến xứ tự do, hiện anh đã là bác sĩ của nước Hoa kỳ giàu có, thịnh vương và nhân ái.

Rời  Cozumel tàu ra khơi lướt sóng một đêm sáng hôm sau đã cặp bến cảng Fort Lauderdale.

Tôi chia  tay với các đồng nghiệp và cựu học sinh, các nàng dâu NT, thân hữu từ chiều hôm trước.  Các em Hoa,  Lan, Trang, Hương, Ánh, chị Lan Vinh và phu quân đều ân cần, thân thiện,  dễ mến, lưu lại  tình cảm tốt đẹp cho cô em dâu  và tôi trong 7 ngày ngắn ngủi. Một số  anh chị trở về nhà, một số  đáp phi cơ đi Canada dự Đại Hội trường cũ.

Em Loan và tôi chia tay ở phi trường. Em về St Louis, Missouri, tôi về Virginia hẹn ngày găp lại. Tôi cũng tặng các em cựu học sinh  trường Nguyễn Trãi thân yêu bài thơ:
 
Du thuyền lướt sóng giữa trùng dương,
Biển rộng trời cao mây bốn phương.
Nguyễn Trãi trường xưa nhiều kỷ niệm,
Đất khách thầy trò tóc điểm sương.
 
Ra đi nhưng vẫn nhớ quê hương,
Nam nữ học sinh đều dễ thương
Cầu chúc các em nhiều hạnh phúc,
Sống khỏe sống vui đời thiện lương.
Du thuyền Harmony of the Seas

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
22/06/202104:32:49
Khách
Стабильные <a href=https://proxyspace.seo-hunter.com/mobile-proxies/kazan/> мобильные прокси для работы с социальными сетями </a> динамические
21/06/202120:55:02
Khách
Приватные <a href=https://proxyspace.seo-hunter.com/mobile-proxies/kazan/> мобильные прокси для Instagram </a> ротационные, динамические
15/06/202104:25:59
Khách
Приватные <a href=https://proxyspace.seo-hunter.com/mobile-proxies/kazan/> мобильные прокси для Facebook </a> динамические
14/06/202116:03:29
Khách
Мобильные <a href=https://proxyspace.seo-hunter.com/mobile-proxies/kazan/> ротационные 4g прокси в Казани </a> от PROXYSPACE
25/04/202107:04:02
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Miễn phí hướng dẫn Autocad</a> Ngoài Kuritsina
25/04/202106:45:16
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Các trang web vẽ</a>
24/04/202108:23:55
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Các Autocad chương trình của nó và đào tạo miễn phí</a> từ Evgeny Kuritsin
24/04/202102:55:54
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Autocad chương trình từ Một đến Z</a> từ Evgeny Kuritsin
04/02/202113:17:00
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Các trang web vẽ</a>
16/01/202107:03:27
Khách
<a href=https://drawing-portal.com>Trực tuyến CAD Trường</a> Ngoài Kuritsina
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,072,462
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.