Hôm nay,  

Nỗi Đau Còn Đó

08/05/200800:00:00(Xem: 230023)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2292-16208269-vb5080508

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975: dạy học, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức). Hiện giúp việc cho hãng Sypris Data System, Los Angeles. Với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, ông là một tác giả kỳ cựu góp bài từ năm đầu tiên và liên tục tới nay, với nhiều bài thể hiện những ưu tư chung và tấm lòng tử tế.

Ông Mười Bổn đang ngồi nơi phòng khách, hai chân gác lên cái "coffee table", bên cạnh để ly nước trà nóng Ô Long, nét mặt ông thỏa mái, hài hòa, mắt dán chặt vào tờ Việt Báo. Ông chăm chú lẩm nhẩm đọc tin thời sự, chuyện Viết Về Nước Mỹ... bỗng điện thoại reo. Ông rút chân lại, miễn cưỡng để tờ báo xuống bàn, từ từ đứng dậy, chậm chạp bước lại chỗ để cái điện thoại. Ông vừa tới nơi cũng là lúc điện thoại ngưng reo nhưng tiếng nói oang oang, rổn rảng ghi âm trong máy. Tiếng nói của cô con gái Út:

 "Ba ơi Ba. Ba đâu rồi! Ba ngủ dậy chưa" Con đây. Út đây. Hồi sáng nay, con đưa Má khẩn cấp vào bệnh viện. Bây giờ ở đây (Sàigòn) là tối, bên Mỹ là sáng đó. Chăc Ba ngủ dậy rồi chứ" Chốc nữa con sẽ gọi lại. Hiện con ở trong bệnh viện với Má đây."
 Ông Bổn vội bốc điện thoại lên nhưng tiếng nói ghi âm cũng vừa dứt, chứng tỏ đầu dây điện thoại bên kia đã 'cúp." Ông hoảng hốt liền điện thoại ngay cho người con trai trưởng hiện ở New York; bảo liên lạc khẩn với con Út ở Sài gòn, hầu biết thêm chi tiết về tình trạng sức khỏe của bà Bổn ra sao.

Chỉ mấy giờ sau, người con trai cho biết mẹ anh ta bị "stroke", và đang hôn mê, hiện nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ông bối rối, lúng túng như gà mắc đẻ, đi ra, đi vô không biết định làm gì. Chợt ông nghĩ ra là lấy viên thuốc an thần uống vào cho tnh đã. Xong, ông điện thoại gọi cho người con trai thứ hai hiện ở Sacramento, báo cho nó biết tình trạng sức khỏe của mẹ nó; nhưng điện thoại reo, không ai có ở nhà, chỉ có máy trả lời. Ông gác điện thoại xuống và lẩm bẩm, phàn nàn một mình "Đúng là xứ Mỹ; ở đây vắng ngắt như chùa bà Đanh, điện thoại reo cũng không ai trả lời, chỉ có ghi âm, chả bù ở Sài gòn, người đông như kiến, bước ra khỏi cửa là đụng người ta, bước ra khỏi nhà là đụng xe gắn máy, còi bóp inh ỏi, náo động xóm phường.Thật là khác nhau một Trời, một Vực!"

 Trước năm 1975, ông Bổn là một trong số rất ít người Việt được hãng Shell Mỹ ở nhà Bè tuyển dụng vào làm việc tại trụ sở Trung ương Sàigòn. Tháng Tư năm 1975, Cộng sản Việt nam bất chấp hiệp định Paris, chúng xua quân cưỡng chiếm miền Nam, hãng Shell di tản nhân viên và gia đình rời Việt nam. Ông Bổn và vợ con đến được đảo Guam, rồi vào Hoa Kỳ. Gia đình ông rất may mắm được hãng Shell "sponsor", và hết lòng giúp đỡ. Ông có việc làm ngay trong hãng Shell. Lương tiền khá. Bà Bổn ở nhà phụ trách việc nội trợ, đưa các con đi học và rước về. Ba mươi năm qua như một giấc mộng, các con ông bà đều ra trường và ai ai cũng có gia đình, có việc làm vững chắc. Tới tuổi sáu lăm, ông Bổn xin nghỉ hưu, nay đã được hai năm nay rồi.

Hàng ngày, ở nhà đọc báo, trồng bông, tập thể dục, nuôi chim két, sinh hoạt đồng hương, cộng đồng. Thỉnh thoảng, ông lái xe tới hội kỳ lão thăm bạn bè, chơi đôi ván cờ tướng hay đàm đạo chuyện chính trị, ôn lại dĩ vãng vàng son trước năm 75. Ông thường than phiền với bạn là từ hôm nghỉ hưu đến giờ, ở nhà riết cùn chân. Hàng ngày, đi ra, đi vô gặp bà Bổn, bà nhìn ông, ông nhìn bà, không nói, không rằng, hễ nói ra là chỏi nhau đến khi gây lộn.

Hình như người lớn tuổi thường hay thay đổi tính nết. Bà Bổn thường bẳn gắt vô cớ hoặc có khi cả ngày không nói chuyện với ông một lời; mà nói ra thường là những câu khó nghe, chỏi tai. Một bữa nọ, ông đang ngồi trước nhà; thấy con chó nhỏ cỡ bằng con mèo (loại chó Chi Huan Huan lông dài của Mễ) có bộ lông óng ánh, mướt và đẹp. Đôi mắt nó như hai hòn bi xanh, không rõ của ai đi lạc, đang lảng vảng trước sân nhà. Ông gọi bà Bổn ra xem. Bà Bổn cứ qủa quyết, đó là con mèo. Chỉ có chút vậy mà ông bà cũng cãi qua, cãi lại cả tiếng đồng hồ. Ai cũng cho phần phải về mình. Rồi mang chuyện không vui từ hồi còn trẻ ra trách cứ nhau. Bà Bổn lên giọng, quả quyết:
 -Rõ ràng là con mèo mà ông cho là con chó. Ông già rồi sinh ra lẩm cẩm, lẫn rồi. Con chó gì nó chỉ bằng cái bắp chân của tôi. Mắt ông đã hỏng rồi. Ông phải mang kiếng thường trực vô để nhìn cho rõ. Tôi thấy ông mỗi lần đọc báo; ông mang kiếng, còn thì ông lấy kiếng ra, nên thường nhìn gà ra cuốc.

- Bà phải mang kiếng thì có. Bà còn phải mang cả máy trợ thính nữa để nghe cho rõ kìa. Tai bà có vấn đề rồi! Ngễnh ngãng, nặng lắm rồi ! Nghe tiếng được, tiếng mất ! Bộ bà không nghe tiếng sủa "gâu gâu" của nó sao"
Bà Bổn cong cớn:
- À! À! Ông nói sao" Ý ông muốn nói tôi điếc hả"
 Ông bà Bổn đang cãi qua, cãi lại tới chưa phân thắng bại thì may quá, cô Út đi đâu tạt ngang vào thăm cha mẹ; giải hòa mới êm chuyện.

Cô Út nói: "Có chút xíu vậy mà Ba Má cũng cãi qua, cãi lại. Ba Má thật rảnh quá sinh tật. Chả bù với con làm việc cả ngày, tối tăm mặt mày. Nhiều lúc không kịp thở nữa."
 Hồi còn đi làm, vợ chồng ông còn trẻ, chin bỏ làm mười, và ít thường gặp nhau, ngồi với nhau vì bận rộn chuyện con cái, chuyện trả bill, chuyện không tên, chỉ có cuối tuần là được rãnh chút đỉnh nhưng ngày thứ Bảy lại đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt áo quần. Có khi thứ Bảy lại phải đi dự lễ hỏi, tiệc cưới, sinh nhật, tiếp bè bạn, chủ nhật đi nhà thờ, thăm ông Nội, bà Ngoại lũ trẻ v...v... Giờ thì có tuổi, già rồi, hưu trí, con cái lại ra ở riêng hết.  Nhà đã trả ốp, không còn lo lắng vấn đề tài chánh nữa, chỉ lo sức khoẻ thôi. Ông bà lại ở không, buồn tẻ, sinh ra cắng đắng lẫn nhau, và ai cũng sinh ra tật, đổi tính.

Ông thích đọc báo, nghe tin tức đài VOA, BBC, đài Pháp, đài Á châu tự do, tuổi già, ông thích có người đấm bóp trước khi đi ngủ để giãn gân cốt, dễ ngủ. Trái lại, bà thích nghe cải lương, Paris By Night, hoặc đi đánh bài tứ sắc. Bà cũng thường theo xe bus lên mấy sòng bài người Da Đỏ như Soboba, Penchanga, Rewards, Agua Calente, Spotlight 29 v&v..kéo máy.  Rồi theo mấy bà bạn già đi lang thang tới tối mịt mới về, tay phải xách hai phần cơm mua ở Hương Hương Food To Go. Thế là xong bữa cơm chiều!

Bà rủng rỉnh có "đồng ra, đồng vào" là nhờ lũ con mỗi lần về thăm nhà thường dúi tiền cho mẹ xài. Hễ ngồi với nhau thì ông nói con gà, bà nói con vịt, ông nói con chó, bà nói con mèo. Bà ngủ thường ngáy to, ông lại khó ngủ nên ông đề nghị ngủ riêng phòng; vì nhà còn hai phòng bỏ trống. Do vậy, cãi lộn tối ngày.

Tháng rồi, cô Út về thăm nhà, đề nghị: "nhân ngày nghỉ thường niên của con, con định về thăm Việt nam một chuyến cho biết. Hồi Ba Má rời Việt nam tỵ nạn Cộng sản sang đây, con mới lên một tuổi, chưa biết gì, giờ con muốn về xem thử Việt nam có đúng như quảng cáo của mấy hãng du lịch không" Con mời Ba Má cùng đi."

Được lời như mở tấm lòng. Ông Bổn nghĩ ngay đến đến chuyện dễ mướn người đấm bóp ban đêm trước khi đi ngủ, rẻ tiền, chứ ở Mỹ nầy muốn đươc chuyện ấy thì giàu cỡ Bill Gate, Oprah Winfrey hay các tài tử xi-nê Mỹ nổ tiếng. Bà Bổn nghĩ ngay đến chuyện khỏi lo cơm nước, đi chợ, làm việc lặt vặt trong nhà dù là có mấy tuần lễ; nên đồng ý ngay. Bà còn có ý định nếu thích thì rủ ông Bổn về ở hẳn Việt nam, dưỡng tuổi già, để dễ mướn người hầu hạ, săn sóc.

Nhưng ông Bổn khôn lắm, ông nghĩ lại, ông đổi ý, viện đủ lý do để không đi; ông nghĩ đến câu tục ngữ mà tổ tiên ta đã dạy "Ăn Giỗ Đi Trước Lội Nước Đi Sau". Ông thầm nghĩ rằng "Biết đâu ba mươi mấy năm mình chưa về thăm Việt nam lần nào. Lần nầy mình về, Việt Cọng nó vô cớ bắt nhốt ngang để làm tiền thì sao!

Mấy tháng trước, ông đọc báo có thấy hai vợ chồng ông Việt Kiều Mỹ về vừa tới phi trường Tân Sơn Nhất bị tuị Cộng sản nhét súng đạn vào va-ly, và hô hoán lên là họ đem súng về khủng bố, vi phạm pháp luật trầm trọng, còng tay bắt nhốt họ. May mà lúc đó có mấy nhà chính trị đấu tranh nhân quyền cũng bị chúng bắt trước đó mấy hôm. Báo chí thế giới, báo chí Việt tỵ nạn khắp nơi, các đài phát thanh, các hội ân xá quốc tế phản đối, lên án, và nhất là đồng bào tỵ nạn biểu tình tẩy chay không du lịch Việt nam, chúng phải thả các nhà tranh đấu, thả luôn vợ chồng ông Việt kiều. Còn mình là dân "vô danh tiểu tốt"; lại trước 75 làm cho Mỹ. Chúng vu cáo CIA là không có đường ra.

Tụi Cộng sản Việt nam có tiếng ngang ngược, xài luật rừng, dã man, tàn độc. Mỗi tỉnh là mỗi luật, tỉnh nầy bắt, tỉnh kia tha. Tỉnh khác bắt lại. Trên nói dưới không nghe. Dưới đề nghị lên trên thì "xếp" lờ đi. Tên bí thư xã là hung thần ở xã. Tên bí thư huyện là con cọp ở huyện đó. Còn bọn tỉnh ủy, trung ương, bọn công an còn khiếp đảm hơn nữa!

Vừa rồi, ông đọc báo thấy ông Mc Cain hiện là ứng cử viên Tổng thống Mỹ, ông trung thực thuật lại chuyện ông bị VC bắn rớt máy bay ở Hà nội hồi năm 1967. Ông nguyên là phi-công phản lực của hải quân Hoa Kỳ, lái máy bay tham chiến giúp VNCH chống Cộng sản. Ông bị phòng không Cộng sản Bắc Việt, xài hỏa tiễn Nga xô bắn hạ. Ông nhảy dù ra, bị thương rất trầm trọng, bị chúng bắt, chúng không chữa vết thương mà còn đánh đập tàn nhẫn, dã man, bỏ đói, chết đi, sống lại, đau đớn, nhức nhối khôn cùng! Lúc đó ông mới 31 tuổi. Ông Mc Cain nhiều lần tự tử để thoát khỏi cảnh đau đớn, nhưng Công sản không để ông chết, chúng muốn ông sống, dù là thoi thóp để trao đổi, dụ dỗ; vì chúng biết thân phụ ông là một Đô Đốc Mỹ nổi tiếng, lúc ấy đang là Tư lệnh hạm đội 7 Thái Bình Dương.

Ông Bổn nghĩ đi, nghĩ lại, thấy bọn Cộng sản Viêt nam lừa lọc, gian ác, thâm hiểm quá; nên ông từ chối lời mời của con Út về Việt nam du lịch. Tuy nhiên, ông vẫn để bà Bổn đi; không cản. Nhưng rủi cho vợ ông, vừa đến Việt nam có mấy ngày, bà Bổn lại bị "stroke", mê man, bất tỉnh.

Theo lời cô Út kể, khi đem mẹ khẩn cấp đến bệnh viện, bác sĩ chưa chữa hẳn mà còn điều đình với cô số tiền phải trả, và phải ứng trước hai phần ba. Đó là chưa kể phải hối lộ cho y công, y tá mỗi khi họ thay áo quần hay lấy nhiệt độ cho mẹ cô...

Cô Út đã chịu đựng bao sự vất vả, khó nhọc với mẹ nhưng rồi bà Bổn cũng không qua khỏi. Hai tuần lễ sau, bà trút hơi thở cuối cùng! Những người con trai phải bay về Sài gòn lo đám tang cho mẹ. Tới phần tẩm liệm, chôn cất bà Bổn còn khó khăn, rắc rối hơn chuyện vào bệnh viện. Các con xin mua đất ở nghĩa địa Thủ Đức; nhưng cán bộ Cộng sản địa phương không cho bán đất; viện lẽ bà Bổn là dân Mỹ (Việt Kiều) phải chở thi hài về Mỹ chôn. May mà có người mách lối, chỉ đường là phải có giấy đô-la xanh mới xong chuyện. Ba anh em lại phải góp lại một số tiền đáng kể hối lộ cho bọn Cộng sản địa phương, mọi việc mới suông sẻ được.

Ngồi trên máy bay trở lại Hoa kỳ, cô Út kể lại cho hai anh rõ "những tuần ở bệnh viện với mẹ là cơn ác mộng, mỗi một chút gì cũng phải đưa tiền ra, nhân viên bệnh viện mới làm. Đồ đạc hở ra một tý là mất ngay, biến đi ngay. Thái độ của bác sĩ, y tá, y công thật kỳ lạ. Họ thường nạt nộ, khi dễ những bệnh nhân, người thăm nuôi nào trông vẻ rách rưới, quê mùa, nghèo nàn. Hành lang bệnh viện thì đầy cả rác rưới, khạc nhổ lung tung, mất vệ sinh, có nhiều bệnh nhân, thân nhân người bệnh phải ngồi chờ dưới đất để tới phiên mình.

 Nghe chuyện cô Út và các con trai thuật lại trong những ngày ở Sài gòn săn sóc, chôn cất vợ ông, ông Bổn tỏ ra rất hối hận là sao mình không cản ngăn vợ con một cách quyết liệt khi họ có ý định đi du lịch Sài gòn...

Ông Bổn nhớ chính mình cũng từng mơ có những ngày cuối đời được về sống ở Việt nam; Mơ thì cứ mơ, nhưng ông biết chỉ khi nào không còn cái chế độ độc đảng độc quyền độc địa đó thì mơ mới thành thật. Nghĩ tới nấm mộ của bà vợ ở Việt Nam, ông thở dài, không biết kiếp này ông có  kịp về thắp nén nhang trên mộ bà. Ba mươi ba năm rồi, nỗi đau còn nguyên đó. Biết đến bao giờ...

 Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
24/03/201816:34:00
Khách
tại sao chú kg nói các con đem thiêu mẹ rồi mang cốt về Mỹ , sau đó đem vào chùa hoặc nhà thờ .... nếu chú kg có đạo thì lập bàn thờ ỡ nhà , như vậy chú còn thắp được nén nhang cho cô ..... riêng cháu vì còn cha mẹ già nên mới phãi về VN thăm ... chủ yếu ở nhà chăm sóc thăm hỏi ông bà chứ kg ham đi chơi chổ này hay tĩnh kia , có đẹp cỡ nào cũng kg đi .... chẳng thà cho thiên hạ nói cứ rú rú ở Mỹ , chứ kg thèm về VN chi tiền du lịch cho cái đám chĩ biết đục khoét tiền bạc cũa dân , trên thế giới biết bao nhiêu chỗ đễ du lịch ,nơi nào an toàn , kg có bị chụp mũ , moi tiền , hạch sách thì mới đi .... thà đi du lịch hết 50 tiễu bang cũa Mỹ chứ kg đâm đầu về VN ..... chia buồn với chú và gia đình
14/01/201710:56:47
Khách
Bài viết đã nói lên một sự thật đang xảy ra ở các bệnh viện Việt nam hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh vợ chồng tuổi về già thường đổi tính nhưng sự thương yêu nhau vẫn ẩn dụ trong lòng. Bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,346,420
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa