Hôm nay,  

Giấc Mộng Tuổi Hoa /Kỳ 2

13/09/201900:00:00(Xem: 10340)

Bài số: 5786-20-31592-vb5091219

 

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, cô vừa nhận thêm Giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á Hậu, với sự hiện diện đặc biệt của ông ngoại, 92 tuổi, vừa bay từ Việt Nam sang chung vui cô cháu mà ông đã trực tiếp bao bọc, dạy bảo từ tấm bé. Bài đăng 2 kỳ.

Tiếp theo và hết.

 

3_Tam Ca Dao Hieu
Các em trình diễn tại cuộc thi “Tâm Ca Đạo Hiếu“ và  Tết Trung Thu 2019
4_Hung Su Ca
Các em múa bài VN Hùng Sử Ca tại Thư Viện Việt Nam

***

Khoảng năm 1990s,  khi những đĩa nhạc copy của  “U Sing Along” về đến Việt Nam, khắp hang cùng ngõ hẻm bắt đầu rủ nhau hát karaoke, nửa lén lút nửa công khai. Nghĩa là sẽ công khai cho đến khi nào “trưởng khóm” hay “công an khu vực” đến “nhắc nhở” thì sẽ lui vào “hoạt động bí mật” chờ tình hình lắng dịu. 

Dịp nghỉ hè, tôi hay trốn ngủ trưa theo cô bạn đi hát karaoke ở nhà cô Liên cuối xóm.  Gọi  là phòng karaoke cho sang, chứ  chỉ là căn phòng ngủ của gia đình đã được dọn hết giường tủ ra bên ngoài, có kê mấy cái đầu máy, âm li và microphone. Không hề có đèn màu chớp chớp quay quay,  “ca sĩ” thường ngồi bệt dưới sàn hay trên mấy cái ghế nhựa thấp bé như kiểu “ghế xúp” của các gánh hàng rong. Khi “ca sĩ”  say sưa hát hò trong phòng thì chủ nhà luôn ngồi “canh gác” trước sân.

Vì là băng Karaoke của hải ngoại, nên  toàn là những bài ca trước năm 1975 hay những bài được sáng tác ở Mỹ. Những khúc tình ca diễm tuyệt hoà  cùng âm thanh thánh thót lôi cuốn tôi vạn lần hơn những bản nhạc nhi đồng chán ngắt. Đang ở độ tuổi học nhanh nhớ lẹ nên dù chỉ ca hát lai rai, tôi đã thuộc lòng đủ thể loại nhạc từ mượt mà  trau chuốt đến nhạc lính, nhạc tình như Ai Về Sông Tương, Giọt Mưa Thu, đến Phố Đêm, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Nỗi Buồn Gác Trọ. . . Sau này thêm cả  Trái Tim Ngục Tù, Trái Tim Mùa Đông. . Mới học lớp 7, lớp 8 mà tôi cứ hay gân cổ hát  “Có người con gái buông tóc thề, thu về e ấp chuyện vu quy” và “Đừng xa em đêm nay…ba má em đã ngủ say...” nên không ít lần tôi bị bà ngoại xuống tận tiệm Karaoke kéo về nhà  phạt đòn thật nặng.

Sau những mùa hè “U Sing Along”, tôi cong lưng học thi để vào trường y dược và hát những bài tốp ca đầy máu lửa theo “chỉ đạo”. Cắm cúi với “toán hoá sinh” và những bài hát “đoàn, đội” sáo rỗng, cảm xúc văn nghệ của tôi cũng héo tàn như  hàng cây mận trong khu vườn chốn quê xưa. 

Đậu vào đại học, lên Sài Gòn, tôi được dịp tiếp tục giấc mơ ca hát. Tôi  xén  tiền học tiếng Anh để đi học hát, luyện giọng cùng một ông thầy cũng là  ca sĩ “chìm không chìm nổi không nổi”- tốt nghiệp nhạc viện nhưng không gặp thời.  Nhưng học để cho vui, chứ thật sự tôi chỉ tự tin khi có màn hình karaoke chạy chữ trước mặt, ảnh hưởng của thời “U Sing Along”.

Rồi khi đi làm, tôi dần quen với cuộc sống của một viên chức đi trễ về sớm, tiệc tùng, karaoke liên tu bất tận như bao nhiêu đồng nghiệp lười nhác khác. Cùng với bao bạn trẻ thời ấy, tôi cứ nhắm mắt mà ca, không mảy may bận lòng về  bài hát với từ ngữ giai điệu như thể “đấm vào tai” thính giả “Ở bên người ấy, xin đừng nhớ đến tôi... Người ấy và chính tôi, trong cuộc tình chúng ta, anh phải chọn ra một người thôi. hớ hớ hơ...” Thật lòng mà kể, vẫn có những bài  đầy chất thơ nhưng qua sự “sáng tạo” của một số ca sĩ nổi tiếng ngoài Hà Nội, lại trở thành âm u, ghê rợn mà giờ đây khi bất chợt nghe lại giữa đêm khuya tôi còn phải rùng mình kéo chăn trùm kín mít: “Hu oa Hu Oa Hu oa! Vời vợi đất trời phiêu bạt tình si… ú oa ú oa Giữa chốn huyền không tìm người trong mộng… huơ huơ huơ... ”

Giã từ những ngày chơi nhiều hơn làm ở Sài Gòn, tôi sang Mỹ và bắt đầu làm quen với đời sống của một công dân  lương thiện, nên hầu như không còn thời gian ca hát. Giấc mộng “mần ca sĩ” của tôi xếp lại để chỗ cho những lớp kế toán thuế chi chít số và luật lệ. Dọn nhà, đổi việc, con trẻ lao nhao, “ca sĩ karaoke” ngày xưa  giờ chỉ còn hát mỗi một câu trong bài Biển Tình của nhạc sĩ Lam Phương: “Đời em sẽ đẹp vì có anh.” để cho chàng hăng hái mà lên đường đi... rửa xe hay đi đổ rác.

Tuy không còn thời gian ca hát, tôi vẫn thích theo dõi các tin tức văn nghệ ở hải ngoại. Có lần tôi đọc được bài viết của ông Đào Anh Dũng về Lê Trí & Family Love, tôi đã biết thêm câu chuyện thú vị và cảm động về  “những năm đầu tiên lận đận, lao đao nơi xứ người” của những người ca sĩ, nhạc sĩ tài hoa. Nhờ lòng say mê, tình yêu với âm nhạc Việt, những nghệ sĩ tha hương đã tạo ra được những băng karaoke “hoà âm thật khéo léo, dễ hát, nhạc đệm lúc nào cũng ”đầy“ và ”ôm trọn” lấy người ca với những câu nhạc lót nghe thật dễ chịu”. Khi “lọt” về Việt Nam, dù là băng sao chép lại nhưng âm thanh “Made in USA” vẫn còn rất trong trẻo du dương.

Mỗi  khi tình cờ thấy được vài đĩa nhạc karaoke U Sing Along phủ lớp bụi mờ mờ trên giá sách nhà người quen, tôi lại nghe lòng mênh mang nhớ về những mùa hạ năm nào. U Sing Along karaoke  đã  cho cô bé  A Tố có cơ hội làm quen với giai điệu đẹp từ thuở thiếu thời, cho mấy mươi năm sau trên đất Mỹ, tôi  lại bắt chước như thi sĩ Bùi Giáng, mơ màng về một ngày “Em sẽ về giữa mùa nước phơi trăng...”

Nhờ văn thơ, âm nhạc, tôi thấy cuộc đời sau bão tố phong ba rồi cũng  sẽ như dòng sông quê  êm ả trôi cùng năm tháng. Xưa, tôi hát một mình giữa khu vườn hè xào xạc lá, giờ lại được hát cùng con giữa chiều hạ quê người. Các con của tôi, những hạt giống Việt được ươm mầm, vun bón chăm sóc trên đất Mỹ, như những loài cây nhiệt đới trong những mảnh vườn người Việt Sài Gòn Nhỏ. Khi con đi trường học, “phần Việt” dần dần mai một. May nhờ có những tấm lòng của các cô, bác, anh, chị như anh Cao Minh Hưng, ”phần Việt“ trong các bé con sinh ra nước Mỹ được gìn giữ, nâng niu.

Thật ra, không dễ dàng khi ”bắt ép“ các bé con phải học một ngôn ngữ mà chúng cho là ”khó quá máma ơi” và không được dùng trong trường lớp hàng ngày. Muốn con học hát tiếng Việt, nhiều phụ huynh như tôi phải đứng bên cạnh, dò từng hàng, đọc theo từng câu hát với con. Những giây phút học  cùng các con, tôi như được trở về thời niên thiếu của mình. 

Những bài hát  như bài “Việt Nam Hùng Sử Ca” do anh Cao Minh Hưng sáng tác nhắc tôi nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc, tên những vị anh hùng Bà Trưng, Ngô Quyền... mà tôi tưởng đã quên đi. Đặc biệt, các bé còn được tập bài hát “Bạch Đằng Giang”, một bài hát đã bị “mất tích” ở Viêt Nam sau năm 1975. 

Cuối buổi học hát, thầy Cao Minh Hưng và thầy Ngọc sẽ cho toàn lớp lên hết bên trên  để cùng hoà giọng với nhau. Những lúc ấy, A Vy và A Phi cũng phụng phịu lên cùng, đứng mấp máy môi, trông vẻ mặt hai em  rất căng thẳng vì chưa rành bài hát khó. Tuy vậy, hôm sau lúc ở nhà, bé A Phi reo lên mừng rỡ khi thấy lại bài múa Việt Nam Hùng Sử Ca trên youtube mà tôi mở cho bé xem, rồi bé A Vy hỏi tôi “Mẹ ơi, Bà Trưng là ai vậy?”

Trong khi chờ đợi tài năng của con mình phát tiết, hoặc giả chẳng có tài để mà phát tiết, tôi vẫn  rất vui vì con đã chịu học tiếng Việt, hứng thú với ngôn ngữ của dân tộc mình. Mong sao bé lớn lên và yêu cội nguồn của mình giống như bé yêu nước Mỹ, có thể hát bài Bạch Đằng Giang rành rọt như hát bài Quốc Ca Hoa Kỳ. Tôi sẽ giữ mãi giấc mơ về một ngày được nhìn hai con xúng xính trong bộ áo dài dân tộc, múa ca bằng tiếng Việt dấu yêu.

Giấc mộng được hát ca giữa những tràng vỗ tay của A Tố xưa kia, của  A Vy và các bé con trong câu lạc bộ Tài Năng Trẻ giờ đây  đang được sự ủng hộ hết lòng của các bậc cha mẹ, mạnh thường quân nặng lòng với văn hoá Việt. Các cô, chú, bác ban quản trị Thư Viện Việt Nam đã giúp nơi chỗ cho các cháu học múa hát. Anh Cao Minh Hưng và nhiều anh, chị, em Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã giành thật nhiều thời gian cho những sinh hoạt cộng đồng.

Sự hy sinh của các bậc cha, chú, anh, chị đã được đền bù thật xứng đáng sau ba năm thành lập Câu Lạc Bộ Đào Tạo Tài Năng Trẻ. Các bé mới bập bẹ hát tiếng Việt năm nào giờ đây liên tục mang về nhiều giải thưởng, được nhiều ánh mắt  khâm phục của bạn bè hiệp chủng quốc  cho những màn trình diễn thật chuyên nghiệp của mình.

Karake U Sing Along năm xưa và Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ - Đào Tạo Tài Năng Trẻ hôm nay cho tôi luôn vững tin người Việt hải ngoại sẽ luôn giữ gìn, phát triển văn hoá, nghệ thuật của mình. Những lời ca, điệu hát Việt ngân nga trên đất Mỹ suốt mấy mươi năm qua đã sưởi ấm bao trái tim xa xứ, tô điểm cho bức tranh đầy màu sắc của nền văn hoá Hoa Kỳ.

Như nhiều sắc dân nhập cư khác, các trẻ em gốc Á hay gặp nhiều khó khăn hơn để hoà đồng vào “dòng chính”, không ít trẻ sinh ra trên đất Mỹ đương nhiên rất xa lạ với nguồn gốc của mình, lớn lên thiếu tự tin, dễ dàng sa ngã. Văn thơ, âm nhạc sẽ là  nguồn nước mát lành nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ, cho con trái tim yêu thương cuộc đời, trân quý tha nhân. Học tiếng Việt, lịch sử Việt qua những bài ca điệu múa, khoảng cách giữa con và thế hệ ông bà, cha mẹ sẽ được thu hẹp lại. Không thành công thì cũng thành nhân, khi con trẻ biết yêu thương, trân trọng cội nguồn của mình, con trẻ sẽ thấy tự tin hơn khi hoà nhập vào nền văn hóa hiệp chủng quốc. Những tài năng trẻ gốc Việt sẽ toả sáng trên đất Mỹ, các con sẽ luôn được sống trong tình yêu thương, nâng đỡ của gia đình và cộng đồng.

Tạm quên hết những bộn bề cơm áo, những lo âu về súng đạn nhiễu nhương, chiều thứ bảy, tôi lại đưa các con về Thư Viện Việt Nam.

Dưới  phố Bolsa, lá cờ Mỹ sóng đôi lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới giữa trời Nam Cali mênh mông nắng. Trên một góc Sài Gòn Nhỏ chiều nay lại  trầm bổng tiếng đàn, vang vang câu hát  “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng...”

 

Tố Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
18/09/201901:02:38
Khách
🤣🤣🤣...
Rồi xong luôn!

Cứ không bỏ dấu kiểu Thụy Nhã chắc ru TN thành... TNT quá💥💥🙄🙄‼️...

Lạy Trời cho mọi sự bình yên 🙏🙏‼️
17/09/201922:21:57
Khách
Da doc cho iPhone danh may bo dau thi TanNgo con lam duoc ma.
Nhung TN 0 co Lo Vo, cung 0 co iPhone, oi, ai oan thay.
Hai cau tho chu Tu Huy tang, TN doc mot cai la nho lien. Toi nay se ngam ru ong xa va thang cu ngu.
😁
17/09/201913:00:12
Khách
Nhà thơ. Vụ này tui khoái à nha!
Thụy Nhã nói vậy. Sẵn tặng nè:

“NT TN NT
TN TN Lờ Vờ TN...”
Chú Từhuy
(Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi)

Từ nay cứ vậy ha. Khỏi lùng nhùng lằng nhằng.
Mai mốt khi nào gặp Thụy Nhã nhớ nhắc, chú sẽ đọc cho nghe. Còn nếu đoán được cho chú biết sẽ có thưởng. Vần “Ơ” nghen 🤓🎶🎶
Tái nạm: Thụy Nhã xài íPhởnè đúng không. Có biết cách đọc cho iPhone tự đánh máy, bỏ dấu cho mình không 🤓🤔⁉️
16/09/201921:50:28
Khách
Da thoi. TN viet 0 bo dau ma chu do 0 co dau nghe ky lam.
Xin cam on anh/chu Tu Huy. Bay gio TN moi hieu vi sao vo nha tho 0 can Lo Vo. Vi dip gi cung duoc tang tho, vay la 0 can den Lo Vo nua.
Chu Le Nhu Duc oi, chau mong bai moi cua chu. Lau roi chac chu busy qua nen 0 co bai moi ha chu.
Xin chuc suc khoe moi nguoi va TN khong disturb bai Viet cua To nua nha 💕💕💕
16/09/201914:02:02
Khách
Haha. Thuỵ Nhã hoàn toàn trật rồi. Phải nói là “Xin đừng gọi chú bằng cụ” mới đúng.
15/09/201923:48:58
Khách
Sáng giờ ngát cảnh hoa hồng
Chờ... Lờ Vờ mãi mà lòng không khuây
Mong gì được gặp anh đây...

Thụy Nhã có năng lực đem Hạnh Phúc, Tiếng Cười cho người quanh Thụy Nhã👍🌹
15/09/201921:06:30
Khách
Sang gio TN cu di ra di vo canh LV, Gucci, Channel
O nha TN hay noi luong tam lien voi mang mo (xin loi TN viet bang phone nen ai khong doc duoc hay khong hieu xin bo qua)
Sang som chu Tan noi "co mot lan chu noi doi, khen chau de thuong nen bay gio bi Chua Phat gay tay".
Sang gio ngat canh hoa hong, cho LV mai ma khong thay, TN cu ngo anh/chu Tu Huy cung noi doi roi bi... giong #TanNgo 😁
Sorry To, N doc bai Viet cua To roi vui qua nen noi lung tung. Mong duoc gap anh/chu Tu Huy mot ngay that gan.
15/09/201920:50:25
Khách
Kệ chục 10 hay chục 20, lương tâm Thụy Nhã mách bảo điều gì thì cứ vậy đi.
Thụy Nhã nè, đừng có ai nói gì cũng tin là thật. Phải biết cảm thương người lớn tuổi. Nhiều khi họ tiếc nuối, lòng đau nên nói ngược điều họ nghĩ để đỡ xót xa.
Kiểu gì Thụy Nhã cũng thường bị thiên hạ cho lên bờ xuống ruộng. Rán cầu nguyện cho ngày... (xin điền vào chỗ ba chấm sau khi tàn hủy 1 bóng hồng) Từhuy “sức hiện” đi🤓
Thụy Nhã có hay bị rát mông lưng khi suy nghĩ vậy hông? Thấy tội cho lay chong của Thụy Nhã (Cho chừa tật không bỏ dấu.)

A Tố chắc rầu dữ. Qua nay bị hai người này vô làm loạn🙄🙄‼️
15/09/201914:56:28
Khách
Tn dang suy nghi mong lung qua, khoang 1 giap thi cung giong nhu nguoi mien Nam noi 1 chuc, nhung co khi la 1 chuc 12 hay chuc 15 lan.
To sanh truoc TN mot thang thoi nen TN cung tuoi voi To.
Chac sang nay TN se mua 1 bong hong de bong hong quyet dinh 😁. Gia gi Viet Bao cho cac doc gia/tac gia co profile picture de TN khong phai suy nghi du vay.
Hoi truoc khi lay chong cung co nguoi noi muon co TN lam con dau, nhung sau khi TN lay chong duoc may nam co nguoi lai noi "hen qua con TN khong lay con trai cua tui". (Hastag TanNgo 😁).
Trong luc TN van suy nghi, TN xin cam on anh/chu Tu Huy da doc bai viet va luon gui nhung loi khich le chan thanh den cac tac gia. Co duoc doc gia va duoc doc gia binh luan la niem vui lon cua nhung nguoi viet.
Ps: dan ba con gai nhieu khi suy nghi rat mong lung, nhung khi thay LV, Gucci, Channel thi khong suy nghi gi nua 😁
15/09/201908:16:16
Khách
Thụy Nhã cũng cỡ tuổi với A Tố đúng không?
Thụy Nhã muốn gọi một người hơn Thụy Nhã khoảng một giáp là chú thì cứ thoải mái gọi anh là chú. Bằng không thì cứ nhẹ nhàng gọi chú là anh.
Suy nghĩ cho kỹ và đừng mộng dữ đêm nay🤓🎶🎶

Ừ, có một điều cần xác tín. Thụy Nhã dễ thương thật. Đừng để bất kỳ ai nói khác đi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,935
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa