Hôm nay,  

Jury Duty: Bồi Thẩm Cho Toà Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 213499)
Người viết: Hồng Tâm

Bài tham dự số 95\VBST

Kỹ sư điện toán, 49 tuổi.

Tâm chưa một lần nào đi ra tòa án để làm bồi thẩm đoàn tại xứ sở mà anh nhận là quê hương thứ hai. Nhân dịp bị gọi hàng năm, nên cũng múôn đi thử một lần cho biết.

Tâm không bíêt trong số bạn bè chàng có ai đã được chọn làm bồi thẩm đoàn rồi ở xứ Chủ Nghĩa Xã Hội khi họ còn kẹt lại Việt Nam. Nếu có thì các người này là cán bộ Cộïng sản chính hiệu con nai vàng chứ chẳng lầm đâu được nữa, vì chả có dân ngu khu đen nào được các chú vẹm cho vào làm bồi thẩm đoàn.

Vì vậy được làm bồi thẩm đoàn ở tại Mỹ cũng là một điều đáng hãnh diện, vì chính Tâm là một trong những người có quyền cho bị cáo bị tù nhiều hay ít, có khi Tâm lại có quỳên cho tử hình hay là án chung thân.

Theo như các cô thư ký tòa, vì Tâm có ghi danh đi bầu cử và có bằng lái xe, thì County căn cứ vào dữ kiện của hai nơi này mà bốc thăm gọi Tâm ra làm bồi thẩm, trung bình Tâm nhận giấy mời làm jury duty mỗi 12- 18 tháng. Thường lệ Tâm đã từ chối làm bồi thẩm đoàn trong nhìêu năm qua vì lý do sinh ngữ, Tâm chỉ việc đánh vào ô là không biết đọc và viết Anh văn và gửi đi. Tâm đã bày bạn bè chơi cái mững này từ mấy chục năm nay, tuy nhiên nếu mà từ chối kiểu này mãi, thì cứ vài tháng Tâm và các bạn lại nhận một giấy mời khác. Rồi lại điền đơn từ chối. Nhưng cũng có cái kẹt, Tâm đã tốt nghiệp Trung Học, các bạn Tâm đều ra trường Đại Học tại Mỹ mà nếu nói là không biết Anh Văn thì kỳ kỳ thế nào ấy. Thôi thì liều một lần cho biết, vả lại đi hầu tòa, hãng lại trả tiền lương 8 tiếng cho Tâm thì còn gì hơn.

Đến ngày Tâm phải ra trình diện tòa, Tâm thông báo với hãng Tâm đang làm, là ngày nay tao phải đi làm jury duty. chả thằng Mỹ nào dám cản Tâm, nó còn hãnh diện vì Tâm nữa là đàng khác.

Khi kẻ hèn này (Tâm) ra đến tòa vào 8 giờ sáng, Ventura County court house cũng đã chật ních các ông bà jury duty.

Các bạn Tâm ở Orange county và LA thì số người được mời mỗi ngày để làm bồi thẩm đoàn cũng lên đến cả ngàn người cho một ngày thôi. Riêng county nhỏ hơn nên chỉ chừng 250-300 người thôi. Mới tới, họ bắt Tâm nộp tờ giấy mời mà tòa gửi đến, thư ký dùng cái bút rà (scan) cái computer code mà tên và địa chỉ Tâm đều có từ cái code này. Vịêc này cũng mất đi cả tiếng vì đông người mà. Sau đó, cô thư ký đọc các điều lệ và nhiệm vụ của Tâm trong ngày hôm đó. Kể cả việc tiểu tiết như nếu có động đất hay tòa có bị cháy thì Tâm phải làm gì" Nước Mỹ và ngườMỹ kỹ lưỡng lắm phải không bạn"

Đến gần chín giờ, nếu một ông tòa cần bồi thẩm đoàn cho một vụ án nào đó, họ sẽ dùng lối bốc thăm trong computer để chọn ra 50 người, may mắn hay không may mắn là tùy moi người, ý nghĩ của Tâm là xui xẻo mới bị kêu tên, Tâm bị kêu vào lần đầu tiên, và cùng 50 người này sắp hàng lên tòa, trình dịên quan. Quan tòa sẽ phát cho mỗi người một tấm giấy để biết quan tòa sẽ hỏi gì trong lúc phỏng vấn . Nếu Tâm trả lời yes một trong mười câu hỏi thì Tâm có cơ hội bị reject, từ chối, nhiều hơn người khác. Ví dụ một câu hỏi là bạn có bao giờ phạm pháp, nếu Tâm trả lời có thì Tâm làm sao trở thành bồi thẩm đoàn được. Trong 50 người này, ông tòa chỉ chọn có 8-10 người, số còn lại được trả về cho đám đông. Và đám người được trả về lại gia nhập vào đại gia đình jury để "bị hay được" bốc thăm lại nếu một ông tòa khác cần jury duty.

Theo kẻ hèn này nhận xét, thì cơ may (hay rủi") người Việt Nam mình được chỉ định vô bồi thẩm đoàn rất là nhỏ nhoi. Khi quan tòa nhìn thấy mình da vàng mũi tẹt, tiếng Anh nói như gió nhưng không ai hiểu thì cũng đành cho về vườn thôi. Nếu tội phạm là người Việt thì mình càng không dủ điều kiện vì quan tòa sợ gà binh gà, ngỗng binh ngỗng.

Trong khi chờ đợi để computer bốc thăm, Tâm có quyền đi lang thang đây đó trong khuôn viên của tòa, bất cứ chỗ nào nếu có thể nghe được maý phóng thanh, nếu họ cần Tâm và gọi Tâm trên máy Tâm phải nghe và trình diện. Thời gian này rất là chán.

Sau đây là lời Tâm khuyên các bạn phải qua cảnh này:

* Nếu bạn đang đi học cần ôn bài, thì đây là một dịp rất tốt để học. Bạn có thể nằm phơi nắng, vô câu lạc bộ ăn uống dĩ nhiên là bạn phải trả tiền. Bạn cũng có thể coi TV, nhưng đừng có tự dộng chọn đài theo bạn thích, đài đã được chọn sẵn theo đám đông, đa số là các show opera. Bạn vặn qua tennis là có người phàn nàn ngay đó. Nếu bạn có lap top computer bạn có thể dem theo để viết bài dự thi cho Việt Báo, hay là làm bất cứ vịêc công tư nào.

*Nếu bạn cần nghỉ ngơi, bạn có thể lựa một chỗ kín đáo để làm một giấc, với điều kiện là tai bạn vẫn có thể nghe, nếu tên bạn đươc gọi. Chắc ăn hơn hết là nhờ ai gọi mình dậy nếu bạn ngủ. Tất cả đều rảnh rang vì chờ đợi, trong dịp này bạn có thể kết bạn, coi ai hợp nhãn thì gợi chuyện. Trong cả ngàn người bạn có thể chọn đối tượng bạn thích, họ đủ mọi thành phần trong xã hội, từ chủ tịch hãng cho đến công nhân, thư ký, bác sĩ, kỹ sư, sinh viên học sinh, retired, tròn đôi mươi, mập ốm, da vàng, da trắng, da đen, da nâu, da đỏ. Tàu, Tây, Âu, Á. Bạn tha hồ mà chọn. Ai ai cũng rảnh rổi, cũng boring, họ cần người nói chuyện cho qua thời giờ. Đó là địa bàn tốt để kết bạn, rất nhiều cặp đã thành vợ thành chồng trong môi trường tốt đẹp như vậy. Cũng có người tìm được công việc làm ăn, hùn hạp mới. Tòa cũng dễ dãi cho đi ăn trưa đến một tiếng rưởi, đủ thời giờ để bạn có thể mời người bạn mới đi ăn trưa, cơm Tàu, đồ Ý, đồ Nhật, càng sang trọng càng gây ấn tượng tốt cho người mới quen. Tuy nhiên phải nhớ về đúng giờ mà tòa đã ấn định, nếu không thì bạn sẽ gặp phiền toái.

*Chỉ chừng mười phần trăm là phải trở lại ngày thứ hai, thư ba nếu bạn được chọn làm jury chính thức, tỉ lệ này có lẽ cũng nhỏ đối với nhười Việt. Mỗi ngày ngoài tiền lương bạn được trả do hãng xưởng, bạn còn được tòa trả cho mười lăm đồng một ngày kể từ ngày thứ hai, cộng với tiền xăng tùy theo bạn phải lái xe gần hay xa, và bạn có phải trả tiền babysit hay không" Có người phục vụ đến cả vài tháng, và bạn có cơ hoiä trở thành triệu phú, như nếu bạn được chọn làm bồi thẩm cho vụ án nổi tiếng như vụ án O. J. Simpson, nhưng cũng là trường hợp hiếm hoi thôi.

*Trong một ngày không làm gì cả, được ngồi dưỡng sức mà có trả lương thì cũng đáng cho những ai làm ca nhì, ca ba. Làm giây chuyền, khuân vác, lái xe trucks, forklift v.v. Ngồi nói dóc mà được trả tiền. Xa hãng xưởng một ngày, hít bầu không khí mới, làm đời sống có sự thay đổi, không còn "một ngày như mọi ngày" thì cũng là một điều nên làm. Phải không bạn"

Nói một cách pháp lý hơn, đã chấp nhận nơi này làm quê hương thứ hai, bạn và Tâm phải làm tròn cái bổn phận công dân như đi bầu cử, tham dự kiểm tra dân số, làm nghĩa vụ cộng đồng, tuân hành pháp luật...

HỒNG TÂM


Ý kiến bạn đọc
25/09/202222:42:05
Khách
<a href=https://tamoxifenolvadex.com/>nolvadex half life</a> Kingsmore 4 , R.
25/06/202203:47:24
Khách
where to buy cialis https://newfasttadalafil.com/ - Cialis The Antibiotic Cephalexin Barotrauma secondary to highpressure mechanical ventilation possibly caus ing a pneumothorax or pneumomediastinum b. Sxuoog <a href=https://newfasttadalafil.com/>where to buy cialis cheap</a> Cephalexin Sensitivities Pvwklj https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Xqvmaf
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến